KỲ THI KẾT THÚC HỌC KÌ I

NĂM HỌC 201… – 201…

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời

gian phát đề

MỤC TIÊU:

  1. Về kiến thức:

– Đánh giá chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 (cơ bản).

– Khảo sát bao quát nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì 1 theo nội dung Đọc – hiểu, Làm văn với mục đích thông qua hình thức kiểm tra tự luận để:

+ Đánh giá ý thức rèn luyện tư tưởng đạo đức, kĩ năng đời sống xã hội và năng lực làm văn của HS học kì 1.

+ Đánh giá khả năng tạo lập văn bản của học sinh.

Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo chuẩn sau:

Vận dụng các đơn vị kiến thức:

+ Đọc – hiểu về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, các biện pháp tu từ, …

+ NLXH về hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lí.

+ Nghị luận văn học về các tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao).

  1. Về kĩ năng: Kĩ năng đọc hiểu và tạo lập văn bản.
  2. Về thái độ: Có ý thức nâng cao năng lực làm văn của bản thân trong nhà trường.
  3. Về năng lực: Giúp HS phát triển các năng lực sau:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực giao tiếp.

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học, và giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản.

– Năng lực sáng tạo và cảm thụ thẩm mĩ… và thể hiện cảm xúc

  1. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA:
  2. Hình thức kiểm tra: Tự luận.
  3. Thời gian làm bài: 120 phút.

III. KHUNG MA TRẬN ĐỀ BÀI KIỂM TRA:

Mức độ

Chủ đề

Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoTổng
I. Đọc -hiểu

– Văn bản nhật dụng/văn bản nghệ thuật. Độ dài khoảng 200 chữ.

– Phong cách ngôn ngữ của văn bản.

– Phương thức biểu đạt của văn bản.

– Xác định biện pháp tu từ và nêu được hiệu quả của biện pháp tu từ đó .– Hiểu được nội dung văn bản, rút ra bài học liên hệ thực tế cuộc sống.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

0,5×2=1,0

10%

1

1,0

10%

1

1,0

10 %

4

3,0

30%

II.Tạo lập văn bản:

Câu 1

NLXH

-Khoảng 200 chữ

Trình bày suy nghĩ về vấn đề

xã hội đặt ra trong văn bản đọc hiểu ở phần 1.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

2

20%

1

2

20%

Câu 2

NLVH

Nghị luận về một tác phẩm tự sự giai đoạn 1930 -1945

Vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết một bài văn NLVH đạt yêu cầu.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

5

50%

1

5

50%

Tổng chung:

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

1,0

10%

1

1,0

10,%

2

3,0

30%

1

5,0

50%

6

10

100%

BIÊN SOẠN ĐỀ BÀI KIỂM TRA:

Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. […] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố…

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đạnh bại nhất…”.

(Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy).

  1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5đ)
  2. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. (0,5đ)
  3. Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố… (1,0đ)
  4. Từ câu nói: Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn, Anh /chị rút ra được bài học gì?(1,0đ)

Phần II: Làm Văn(7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trong phần đọc hiểu:“…những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đạnh bại nhất…”.

Câu 2 (5 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:

“ Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tý. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cườu nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.

Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!

– Vải hôm nay bán mấy?

– Kém ba xu dì ạ.

– Thế thì còn ăn thua gì!

– Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi.

Chí Phèo đoán một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Ðịnh về. Hắn nôn nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm

Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. (Trích “Chí Phèo” của Nam Cao , sgk Ngữ văn 11, tập 1).

KỲ THI KẾT THÚC HỌC KÌ I

NĂM HỌC 201… – 201…

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời

gian phát đề

HƯỚNG DẪN CHẤM.

Phần I: Đọc –hiểu (3,0điểm):

  1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (0,5 đ).
  2. Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm (0,5 đ).
  3. Biện pháp nghệ thuật: So sánh một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố… giúp chúng ta biết quý trọng công sức lao động mình bỏ ra và biết tự trọng trong cuộc sống. (1,0 đ).
  4. Câu nói : Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Cho ta thấy được cuộc sống rất đa dạng, phong phú, phức tạp có tốt – xấu, bạn- thù … và hãy sống lạc quan, có niềm tin.(1,0đ)

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

–Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập một đoạn văn nghị luận. Diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp….

– Giải thích được ý kiến của câu nói “bắt nạt người khác”,” dễ bị đạnh bại nhất…”.

(0,5 điểm)

– Thể hiện được suy nghĩ của bản thân về vấn đề : Đồng ý hoặc không đồng ý, đồng một phần..

(1,0 điểm)

+ Luận cứ đầy đủ, tiêu biểu…

+ Lập luận chặt chẽ, sắc sảo, toàn diện.

– Rút ra bài học liên hệ.

(0,5 điểm)

Câu 2. (5,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

  1. a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

– Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

  1. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

* Thí sinh cần làm rõ các ý cơ bản sau:

Nội dungThang điểm

NLVH

A. MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, khái quát vấn đề nghị luận.

B. TB:

Sự thức tỉnh của Chí phèo.

+Nghe thấy những thanh âm của cuộc sống tiếng chim hót ngoài kia, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng người đi chợ về…,”

+ Nhớ lại quá khứ với ước mơ nhỏ bé, ấm áp “ có một gia đình nho nhỏ chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…”

+ Nhận thức được thực tại đớn đau của bản thân “hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời …đói rét, ốm đau và cô độc…”

– Nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật: Nghệ thuật phân tích và miêu tả tâm lí,lời văn nửa trực tiếp,đối thoại và độc thoại nội tâm;kết hợp giữa tự sự và biểu cảm; giọng văn linh hoạt nhà văn như nhập vào dòng nội tâm của nhân vật để làm sống dậy những bi kịch đau đớn của Chí phèo…Chí Phèo chính là nhân vật điển hình cho số phận đau khổ người nông dân trước cách mạng tháng tám.

– Ý nghĩa của đoạn trích .

C. KB: Khẳng định thành công nghệ thuật của đoạn trích, tác phẩm và dóng góp của tác giả.

0,5

4,0

1,5

1,25

0,75

0,5

Bài viết gợi ý: