Bài soạn theo định hướng phát triển năng lực

Tiết 89

TỪ ẤY

(Tố Hữu)

MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Về kiến thức:

– Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.

– Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh ngôn ngữ, nhịp điệu…

– Nghệ thuật diễn tả tâm trạng.

– Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

-Tích hợp với bài: Khi con tu hú (đã học ở THCS).

– Tích hợp phần Tiếng Việt (Biện pháp tu từ, Nghĩa của từ, Luật thơ), Làm văn (thao tác lập luận so sánh, phân tích…)

2.Về kĩ năng:

Đọc – hiểu một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại.

– Giúp các em rèn thành thạo khả năng tư duy, nhận nhiệm vụ, thu thập thông tin, phân tích kênh hình, xử lí thông tin, liên hệ thực tế.

– Xử lí tình huống trong tác phẩm gắn với thực tế đời sống bản thân và địa phương. Từ đó rút ra được cách xử lí tình huống theo chiều hướng tích cực nhất.

3.Thái độ:

– Nhận thức vai trò của Đảng.

– Sống có lí tưởng hoài bão phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước;

– Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

– HS có năng lực tự học, tự nghiên cứu những vấn đề có tính liên môn chưa được biên soạn thành bài học trong sách giáo khoa.

– Có năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

– Có năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

– Có năng lực tìm hiểu các hình ảnh tiêu biểu.

– Có năng lực ngôn ngữ; năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo

– Có năng lực đọc- hiểu tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan.

– Có năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.

– Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận.

– Có năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

  1. Phương tiện

* Giáo viên

– Giáo án

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

– Đèn chiếu; Đồ dùng dạy học: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo. Sưu tầm tranh, ảnh về tác giả, ngâm bài thơ Từ ấy…

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

* Học sinh

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước).

– Ngâm thơ (một HS có giọng ngâm tốt)

-Đồ dùng học tập.

  1. Phương pháp

Dạy học theo hình thức lớp đảo ngược, dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, tự học…

  1. Hình thức: Theo lớp, theo nhóm…

TRƯỚC LỚP HỌC

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TRONG LỚP HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

– Mục đích: thu hút sự tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế, huy động kiến thức cũ, kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.

– Phương pháp: trực quan, trải nghiệm.

– GV giao nhiệm vụ:

+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT).

+Chuẩn bị bảng lắp ghép.

HS:

+ Nhìn hình đoán tác giả Tố Hữu.

+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả.

+ Ngâm thơ (giáo viên/ học sinh).

– HS thực hiện nhiệm vụ:

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài:Trong văn học Việt Nam, Tố Hữu được xem là lá cờ đù của thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu trở thành một chiến sĩ cộng sản. Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu tay đánh dấu thời điểm bừng sáng của tâm hồn và lí tưởng cách mạng. Bài thơ “Từ ấy” có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và tuyên ngôn của một nhà thơ.Để hiểu hơn bài thơ này, ta tìm hiểu bài thơ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI(20 phút)30

– Mục đích: hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản tiếp cận tác giả, tác phẩm.

– Phương pháp: truyền đạt trực tiếp, nêu và giải quyết vấn đề. Dạy học theo nhóm,…

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cơ bản

TRƯỚC LỚP HỌC

Học sinh tìm hiểu: Tác giả, tác phẩm

GV: Yêu cầu HS tóm tắt những nét chính về tác giả.

HS: phát biểu suy nghĩ dựa trên cơ sở đọc tài liệu, soạn bài.

GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Từ ấy”?

– HS xem sách giáo khoa trả lời .

*GV Tích hợp kiến thức Lịch sử Việt Nam 1930-1945, kiến thức Địa lý địa phương (Huế) hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời bài thơ.

GV: Yêu cầu HS đọc tác phẩm với giọng phấn khởi, vui tươi, hồ hởi, chú ý các từ bừng, chói, đậm hương, rộn, buộc, trang trải, để, với, đã là, là.

GV: Bài thơ có thể được chia mấy phần? Ý chính từng phần?

GV: nhận xét, bổ sung

TRONG LỚP HỌC

Tổ chức cho HS tìm hiểu khổ thơ 1:

– GV: “Từ ấy” là thời điểm nào trong cuộc đời nhà thơ Tố Hữu? Tại sao không dùng từ đó,từ khi mà dùng từ ấy?

(GV tích hợp kiến thức tiếng Việt –bài Ngữ cảnh; nghĩa của từ trong sử dụng để cắt nghĩa cho HS thấy ý nghĩa nhan đề)

– GV yêu cầu HS xác định những biện pháp tu từ trong khổ thơ 1 .

– HS trình bày cá nhân.

+ Động từ : bừng

+ Các hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ , mặt trời chân lí

++ Nắng hạ mạnh mẽ, chói rực, khác hẳn với nắng ba mùa còn lại trong năm; phù hợp với động từ bừng (phát ra đột ngột) từ vầng mặt trời chân lí.

++Mặt trời chân lí: hình ảnh ẩn dụ mới lạ, hấp dẫn. Chân lí của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác − Lênin sáng rực, chói lọi, ấm áp, vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.

++ Chói: chiếu sáng mạnh mẽ, hấp dẫn không thể cưỡng nổi.

– HS trình bày

+Hai câu dưới tiếp tục tả tâm trạng, tâm hồn sau khi đã tiếp nhận lí tưởng ấy.

++ Nghệ thuật tả: tiếp tục sử dụng ẩn dụ và so sánh trực tiếp: hồn tôi − vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim.

++ Tất cả các hình ảnh trong khổ thơ rất sống, mới, tươi trẻ, nhưng đều là hình ảnh ẩn dụ − so sánh, nghĩa là hình ảnh tưởng tượng, khái quát.

Tổ chức cho HS thảo luận nhóm khổ thơ 2 và 3: (Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận)

+ Nhóm 1:Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào? Quan niệm sống đó có gì khác với quan niệm của tầng lớp trí thức tiểu tư sản đương thời?

– Nhóm 1 trình bày

+ Tiếp tục tự ghi nhận những chuyển biến nhận thức và hành động của nhà thơ về lẽ sống thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng nhân dân lao động.

+Nếu tầng lớp tư sản, tiểu tư sản co mình trong ốc đảo cá nhân thì người cộng sản Tố Hữu lại đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ. Ở đấy, nhà thơ đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới, bằng nhận thức, bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim.

(GV tích hợp kiến thức Làm văn –bài Vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh để chốt vấn đề)

+Nhóm 2:Tìm và phân tích những từ ngữ trong khổ 2 để thấy sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhâncái ta chung của mọi người.

– Nhóm 2 trình bày

+Lẽ sống mới ở đây là nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân, bản thân cái “tôi” của nhà thơ với mọi người, với nhân dân, quần chúng, đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ. Đó là quan hệ đoàn kết gắn bó thân thiết, chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng.

+ Từ buộc không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà tự ràng buộc, gắn bó tự giác.

+Từ ấy, cái “tôi” cá nhân của nhà thơ hoà với cái ta chung của đời sống nhân dân, xã hội, với mọi người, với những tâm hồn nghèo khổ, khốn khổ trong cuộc đấu tranh vì tự do.

+ Từ khối đời: hình ảnh ẩn dụ trừu tượng hoá sức mạnh của tập thể nhân dân đoàn kết chặt chẽ .

+Nhóm 3:Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ được biểu hiện ra sao trong khổ thơ thứ 3?

– Nhóm 3 trình bày

+Cách xưng hô ruột thịt + số từ ước lệ vạn nhấn mạnh, khẳng định tình cảm gia đình nồng ấm, thân thiết. Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc mối quan hệ giữa bản thân với quần chúng lao khổ. ->Khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả.

+ Đó là vạn nhà (tập thể lớn lao, rộng rãi), vạn kiếp phôi pha (nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, phai tàn), vạn em nhỏ cù bất cù bơ (vận dụng thành ngữ: gợi sự lang thang, bơ vơ, không chốn nương thân, bụi đời)

+Nhóm 4:Mức độ chuyển biến tình cảm ở khổ thơ 3 so với khổ thơ 2. Sự chuyển biến ấy nói lên điều gì?

– Nhóm 4 trình bày

+Nếu ở khổ 2 quần chúng cách mạng còn đang là mọi người, là bao hồn khổ thì sang khổ 3 là quan hệ ruột thịt: là con, là em, là anh của hàng vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn em nhỏ lang thang đói khát.

về chủ thể, ở trên là một cố gắng có tính chất chủ động (buộc) thì đến đây đã trở thành máu thịt, tự nhiên (đã là)

+ Sự chuyển biến ấy thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức, trong tình cảm và trong hành động của nhân vật trữ tình tác giả.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Vị trí:Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, luôn được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng.

– Sáng tác: Những chặng đường thơ Tố Hữu song hành với những chặng đường cách mạng.

– Thơ Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khó, hi sinh nhưng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

2. Tác phẩm Từ ấy

– Hoàn cảnh sáng tác:

+ Được viết vào tháng 7 – 1938 khi Tố Hữu được kết nạp vào Đảng.

+ Bài thơ mở đầu cho phần thơ “Máu lửa” trong tập thơ “Từ ấy” .

Bố cục: 3 phần

+ Khổ 1: Niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ khi gặp ánh sáng lí tưởng

+ Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống

+ Khổ 3: Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

II. Đọc – hiểu văn bản

1.Khổ 1: Niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ khi gặp ánh sáng lí tưởng

– 2 câu đầu là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời tác giả: Được kết nạp vào Đảng Cộng Sản.

+ Động từ : bừng

+ Các hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí

àÁnh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm.

– 2 câu sau: Cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng, lí tưởng (so sánh).

à Vẻ đẹp, sức sống mới của tâm hồn và của hồn thơ Tố Hữu.

2.Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống

– Nhà thơ đã thể hiện “cái tôi” cá nhân gắn bó với “cái ta” chung của mọi người, chan hòa với mọi người.

+ “Buộc”: quyết tâm cao độ vượt qua giới hạn của cái tôi.

+ “Trang trải”: tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời.

– “Để hồn tôi …. mạnh khối đời”

à Tình cảm giai cấp, sự quan tâm đặc biệt đến quần chúng lao khổ.

3. Khổ 3 : Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Điệp từ “ là” cùng với các từ: con, anh, emà tình cảm gia đình đằm ấm mà tác giả là 1 thành viên.

– Tác giả đặc biệt quan tâm tới những “kiếp phôi pha”, những em nhỏ không áo cơm.

à Lòng căm giận trước bao bất công, ngang trái của xã hội cũ, Tố Hữu sẽ hăng say hoạt động Cách mạng.

III. Tổng kết

1. Ý nghĩa văn bản

– Bài thơ là lời tuyên ngôn cho tập “Từ ấy” , là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng Cộng Sản.

– Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.

2. Nghệ thuật

– Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.

– Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu.

– Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.

– Thơ gần gũi với hình thức thơ mới, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng…

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(15 phút)

– Mục đích: Rèn luyện kĩ năng lựa chọn và xây dựng kết cấu của văn bản thuyết minh.

– Phương pháp: Thực hành, dạy học bằng tình huống.

– Năng lực giải quyết vấn đề.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cơ bản
GV giao nhiệm vụ

Bài 1

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,

Mặt trời chân lí chói qua tim.

Hồn tôi là một vườn hoa lá,

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

(Trích Từ ấy, Tố Hữu, Tr 44, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)

1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

2. Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?

3.Xác định biện pháp tu từ về từ trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

– HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, nhận xét, rút ra kết luận…

– GV: đảo sản phẩm cho các nhóm đánh giá, bổ sung.

– HS rút ra kết luận

Bài 2

Vì sao bài thơ Từ ấy có thể xem là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của tác giả?

Bài 3

Mạch vận động của tâm trạng cái “tôi” trữ tình trong bài thơ diễn ra như thế nào?

HS: Trao đổi trong bàn, đánh giá, nhận xét, bổ sung

GV: định hướng, bổ sung

Bài 1

1. Nội dung chính của đoạn thơ: nhà thơ trẻ thể hiện niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng.

2. Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm.

3.Biện pháp tu từ về từ trong đoạn thơ:

– Hai câu đầu : Ẩn dụ : nắng hạ ; mặt trời chân lí

– Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm ; nhà thơ có niềm xúc động thành kính, thiêng liêng.

– Hai câu tiếp : so sánh: hồn tôi- vườn hoa lá…đậm hương…tiếng chim

– Hiệu quả nghệ thuật: Tác giả đón nhận lí tưởng bằng cả tình cảm rạo rực, say mê, sôi nổi. Niềm vui hoá thành âm thanh rộn ràng như chim hót, thành sắc lá, sắc hoa tươi xanh, rực rỡ, hương thơm lan toả ngọt ngào.

Bài 2

Tuyên bố trang trọng và chân thành về niềm vui giác ngộ lí tưởng, về lẽ sống, về tương lai…

Bài 3

Niềm vui giác ngộ lí tưởng- nhận thức mới về lẽ sống- biến chuyển tình cảm.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

– Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học.

– Phương pháp: Tự học, thuyết minh

– Năng lực giải quyết vấn đề.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cơ bản
GV giao nhiệm vụ: (HS tạo lập trước ở nhà và trình bày trước lớp)

Qua đoạn thơ 1 của bài thơ Từ ấy, viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận giới trẻ sống xa rời lí tưởng, thực dụng trong cuộc sống hôm nay.

Yêu cầu:

-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.

-Nội dung: học sinh bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng xấu : một bộ phận giới trẻ sống xa rời lí tưởng, thực dụng trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể : Thế nào là sống xa rời lí tưởng, thực dụng ? Hậu quả, nguyên nhân của lối sống đó ? Nêu biện pháp khắc phục ?

– HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

– GV: nhận xét, bổ sung

Đoạn văn

SAU LỚP HỌC

  1. HOẠT ĐỘNGTÌM TÒI, MỞ RỘNG, NÂNG CAO

– Mục đích: giúp HS tìm tòi, mở rộng kiến thức trong thực tiễn giao tiếp.

– Phương pháp: tự học, thực hành.

– Thời gian: làm bài ở nhà

Nội dung yêu cầu:

– Vẽ bản đồ tư duy bài học.

– Sưu tầm thêm một số bài thơ của Tố Hữu trong tập Từ ấy.

– Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lí tưởng của thanh niên trong thời hiện đại.

– Theo Đặng Thai mai, tập thơ từ ấy là “bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn”. Hãy tìm vẻ đẹp trong bài thơ Từ ấy.

Họ và tên giáo viên: TRỊNH THỊ HẢI LÂN

Bài viết gợi ý: