Nhà phê bình văn học Nga Bielinxki định nghĩa : “Điển hình văn học như một người lạ mặt quen biết”.

Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm rõ điều đó thông qua điển hình Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

Về kĩ năng

Học sinh biết cách nghị luận một ý kiến bàn về văn học. Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận. Bố cục hợp lý chặt chẽ, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi về diễn đạt.

Về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm rõ những nội dung cơ bản sau:

ÝNội dungĐiểm
1.Giới thiệu được vấn đề nghị luận0,50
2.Giải thích ý kiến1,00
+ “Người lạ mặt”: là nét riêng , nét cá biệt, nét độc đáo mà nhìn vào đó ta có thể phân biệt được với nhân vật khác

+ “Người lạ mặt” nhưng “quen biết” là do những nét chung, nét phổ quát của điển hình nghệ thuật. Điểm chung đó giúp ta nhận ra một loại người, một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc với những đặc điểm, phẩm chất đặc trưng.

=> Ý nghĩa câu nói

Đây là một định nghĩa về nhân vật điển hình: là nhân vật có tính chung (phổ biến, khái quát và thống nhất) mang ý nghĩa thẩm mỹ, quy định nhân vật thuộc tầng lớp nào, giai cấp nào, lối sống nào, thậm chí tiêu biểu cho dân tộc nào trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và tính riêng là nét độc đáo, cá biệt chỉ nhân vật đó có. Nó biểu hiện qua hình dáng, lời nói, tính cách, số phận, qua mối quan hệ với nhân vật khác.

0,50

0,25

0,25

3Bàn luận về ý kiến1,75
– Điển hình nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan. Bước vào tác phẩm, hiện thực ấy mang đậm dấu ấn sáng tạo, qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Như vậy, do yêu cầu của tính riêng về phong cách cá nhân, mỗi điển hình nghệ thuật phải thể hiện được nét độc đáo, mới mẻ,từ nội dung đến hình thức, để phân biệt với hình tượng khác.

– Sự sáng tạo của người nghệ sĩ vô cùng quan trọng, song hình tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo không phải chỉ để cho riêng mình, mà còn là để nói hộ người khác. Do đó, điển hình nghệ thuật bao giờ cũng phải mang tính khái quát cao, nó phải phản ánh được đặc điểm, tâm lí, tính cách, tư tưởng và nguyện vọng của một tầng lớp xã hội, một giai cấp hay một loại người nào đó. Điển hình nghệ thuật là người “quen biết”, khi mỗi người đều có thể thấy hình bóng mình trong đó.

– Điển hình nghệ thuật phải hài hoà giữa tính chung và tính riêng, cụ thể và khái quát, cá biệt và phổ quát. Nếu chỉ chú ý tính chung thì hình tượng mất đi tính sinh động, cụ thể, thủ tiêu cá tính sáng tạo của nhà văn, xoá nhoà phong cách riêng độc đáo của nhà văn. Ngược lại, nếu chỉ chú ý tính riêng thì hình tượng sẽ trở nên xa lạ, tính phổ quát sẽ mất, hình tượng sẽ thiếu sức truyền cảm, không tạo được sự đồng điệu, đồng cảm với bạn đọc.

0,50

0,50

0,75

3.Chọn và phân tích chi tiết trong tác phẩm3,00
a. Chí Phèo là một hiện tượng xã hội lặp đi lặp lại trong đời sống nông thôn trước cách mạng tháng tám- 1945

+ Hiện tượng Chí Phèo mang tính quy luật. Đó là việc người nông dân bị dồn đẩy, bị tha hóa: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo. Khi Chí Phèo chết Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng … như dự báo một Chí Phèo con ra đời để kế nghiệp bố.

+ Bọn cường hào, ác bá đã sinh ra những “lũ lưu manh” và biến thành công cụ có lợi cho chúng. Nhưng “có áp bức sẽ có đấu tranh”, sự phản kháng của Chí Phèo không nằm ngoài qui luật ấy.

+Chỉ có điều khi chưa có cách mạng thì mọi vấn đề không thể giải quyết triệt để “tre già măng mọc”

b. Chí Phèo hiện ra như một con người độc đáo, cụ thể không giống ai

– Cuộc đời Chí Phèo không giống bất cứ nhân vật nông dân nào trong giai đoạn 1930-1945.

– Độc đáo ở lai lịch: Hắn vừa sinh ra đã bị từ chối quyền làm người…

– Sự tha hoá của Chí Phèo cũng không giống những nhân vật khác (Binh Chức, Năm Thọ). Sự tha hoá của Chí Phèo bị đẩy đến mức cùng cực, đỉnh điểm

+ Ngoại hình độc đáo

+ Tiếng chửi độc đáo

+ Nhân tính tha hóa

– Sự hồi sinh độc đáo: Mối tình của một kẻ lưu manh và một người đàn bà dở hơi mà khiến Chí Phèo trở nên “rất người”(biết khóc, cười, ăn năn, lo lắng, hồi hộp, hi vọng, muốn hạnh phúc, muốn làm người lương thiện.

– Bị từ chối Chí lại rơi vào bi kịch tuyệt vọng. Chí uống rượu, ôm mặt khóc với tâm trạng đau đớn uất ức…

– Cái chết của Chí cũng khác: Chí giết chết kẻ thù đích thực là Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Hành động này là một phản ứng tiêu cực nhưng rất phù hợp với cảnh ngộ của Chí, đồng thời bộc lộ chất người còn loé sáng trong con quỷ dữ “Chí Phèo”…

c. Những đặc sắc nghệ thuật

– Khắc hoạ thành công nội tâm nhân vật

– Xây dựng nhân vật sống động, chân thực như bước ra từ trang sách đi vào cuộc sống đời thường.

– Ngôn ngữ tự nhiên sinh động; giọng điệu linh hoạt…

0,50

2,00

0,50

4.Đánh giá, mở rộng0,75
– Đó là nhận định đúng đắn bởi đã nêu lên những nét đặc trưng, độc đáo của nhân vật điển hình

– Đây cũng là một gợi ý cho bạn đọc về cách đánh giá, nhận diện những nhân vật điển hình trong một tác phẩm. Từ đó thấy được tài năng, tâm huyết, tấm lòng nhân đạo của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật .

Bài viết gợi ý: