Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Từ đó liên hệ với nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao để thấy được sự thống nhất và khác biệt về hình ảnh người phụ nữ Viêt Nam qua văn học?
Yêu cầu về hình thức:
+ Viết đúng hình thức bài văn
+ Đảm bảo cách làm bài văn nghị luận văn học.
+Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả
– Yêu cầu về nội dung
1, Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác pẩm
– Giới thiệu phong cách nghệ thuận
– Khái quát về vẻ đẹp khuất lấp
2, Thân bài
a) Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật xuất hiện
-Tên gọi: mụ, người đàn bà
– Ngoại hình: xấu xí, ngoài 40 tuổi, mặt rỗ, cao lớn thô kệch, khuôn mặt mệt mỏi
 Một con người lam lũ nhọc nhằn, đối diện với bao hiểm nguy của cuộc sống
– Cảnh ngộ:
+ Bất hạnh về thể xác: đông con, đói nghèo, thường xuyên bị chồng đánh
+ Về tinh thần: xấu hổ, nhục nhã vì con phát hiện mình bị chồng đánh.
 Cuộc đời người đàn bà đối diện với hai cơn bão táp: bão táp lạnh lùng của biển khơi và bão táp tàn nhẫn của người chồng.
b)Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài.
– Sự chịu đựng: Bị chồng đánh thường xuyên “ba ngày một trận nhẹ năm ngày một trận nặng”, nhưng người đàn bà ấy không một lời kêu than, không chống trả cũng không bỏ trốn. Bởi người đàn bà ấy hiểu nỗi cơ cực của công việc mưu sinh khi không có người đàn ông
– Bao dung, vị tha, thấu hiểu lẽ đời
+ Bị chồng đánh đập nhưng trước tòa án người đàn bà ấy còn bào chữa cho chồng, hiểu và thông cảm với chồng bởi người vốn hiền lành nhưng vì gánh nặng cuộc sống trở thành vũ phu
+ Theo người đàn bà, Phùng và Đẩu tốt nhưng chưa thực sự hiểu hết cuộc sống con người.
-Tình yêu thương con:
+Chấp nhận tất cả vì tình yêu thương các con, hi sinh tất cả vì con
+ Niềm vui lớn nhất của người đàn bà khốn khổ ấy là “được nhìn đàn con được ăn no”
+ Gửi thằng Phác lên ở với ông ngoại cũng vì muốn bảo về tâm hồn của con, mong con lớn lên trong một môi trường tốt đẹp hơn.
-Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống độc đáo để nhân vật xuất hiênj
+Ngôn ngữ kể linh động, lúc là Phùng kể nhưng lúc lại là người đàn bà kể
+Thành công trong xây dựng nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình và nội tâm
c)Liên hệ với Thị Nở trong “Chí Phèo” Nam Cao
-Giống nhau: Đều là những con người có vẻ ngoài xấu xí, có một số phận bất hạnh nhưng lại luôn luôn ngời sáng phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
– Khác nhau:
 Thị Nở được miêu tả chủ yếu qua những hành động, suy
nghĩ của một người phụ nữ chứa đựng tình yêu thương đối với đồng loại của mình trước sự khó khăn cô độc. Còn người đàn bà hàng chài lại được miêu tả chủ yếu qua hành động suy nghĩ của một người mẹ từng trải và hết lòng yêu thương con
 Nếu Thị Nở là nạn nhân của giai cấp thống trị, của những hủ tục trong xã hội thực dân nửa phong kiến, bị mọi người xa lánh, khinh rẻ, bị cô độc ngay giữa đồng loại của mình thì người đàn bà hàng chài cuộc đời đau khổ lại đến từ bạo lực gia đình, đến từ đói nghèo, lạc hậu.
 Nếu Thị Nở trước sức ép của giai cấp thống trị của định
kiến xã hội đã đầu hàng, bỏ mặc cái hạnh phúc, cái tình người nhỏ bé trong mình thì người đàn bà hàng chài lại khác, chị đang chống lại tất cả để bảo toàn hạnh phúc gia đình mình trước sóng gió của cuộc đời
 Nếu Thị Nở chỉ có tình yêu thương thì người đàn bà hàng
chài còn có sự từng chải, thấu hiểu lẽ đời qua câu chuyện ở tòa án
– Lý giải sự khác nhau
+Phong cách nghệ thuật: Nam Cao là bậc thầy của phong cách hiện thực phê phán thì Nguyễn Minh Châu lại là nhà văn của những chiết lý, suy tưởng về cuộc sống con người.
+ Sự ảnh hưởng của Đảng cộng sản tới văn học: Trong Chí Phèo của Nam Cao cuộc sống người dân vô cùng khổ cực bởi chưa có ánh sáng của Đảng còn trong “Chiếc thuyền ngoài xa” đã có sự lãnh đạo của Đảng nhưng tuy nhiên lúc này Đảng, cách mạng còn non trẻ nên chưa hiểu hết cuộc sống của người dân
3. Kết bài: Khái quát giá trị tác phẩm, vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong văn học
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11, CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CHÍ PHÈO

Bài viết gợi ý: