Đề Nghị luận xã hội hay
Học sinh chọn một trong hai câu
Câu 1:
(NLĐO)- Trong giây phút khẩn cấp để cứu tàu HQ-957 đang làm nhiệm vụ trực bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa, trung úy Đinh Văn Nam (31 tuổi, Lữ đoàn 125 Hải quân) đã quên mình hành động. Anh hy sinh trong sự cảm phục, đau thương của gia đình và đồng đội.

(theo internet. )

(Dân trí) – Sáng ngày 23/1, Trung úy Phan Văn Hạnh (SN 1981, Lữ đoàn 146) – chiến sĩ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ tại đảo Tóc Tan C thuộc quần đảo Trường Sa – đã được an táng tại quê nhà xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).
(theo báo Dân trí; Thứ Năm, 23/01/2014 – 14:54)
“Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh cho biết chi tiết: Vào hồi 4 giờ 20 sáng ngày 18/4/2014, một nhóm 16 người Trung Quốc gồm 10 nam, 4 nữ và 2 trẻ em đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), trên đường thâm nhập sâu vào nội địa đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện, bắt giữ và dẫn giải ra cửa khẩu để tiến hành làm các thủ tục trao trả lại phía Trung Quốc theo quy định và thông lệ quốc tế.
Khoảng 12 giờ cùng ngày, trong khi đang làm thủ tục, bất ngờ một vài người đàn ông của nhóm người trên lợi dụng sơ hở của các lực lượng chức năng đã manh động cướp súng và bẻ gẫy chân bàn làm việc, xả súng tấn công, khống chế lực lượng biên phòng Việt Nam, khiến 01 chiến sỹ biên phòng Việt Nam hy sinh ngay tại chỗ, buộc lực lượng biên phòng Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tự vệ chính đáng.”
(Báo Tiền phong ; 16:17 ngày 18/04/2014)
Từ những thông tin trên, hãy nêu suy nghĩ của anh chị về hòa bình và sự hi sinh của những người lính.
Câu 2: Từ hiểu biết về “ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy chỉ ra những cơ sở để tác giả có thể kết luận: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”
……………………………… Hết …………………………………….
Đáp án
a. Yêu cầu kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể trình bày nhiều cách nhưng cần bám sát yêu cầu của đề bài, đảm bảo những ý sau
Giới thiệu vấn đề: Hòa bình và sự hi sinh của người lính
– Đánh giá về hiện tượng: Những thông tin trên đều viết về sự hi sinh cao cả của người lính trong thời bình. Đây là những tấm gương hi sinh anh dũng, đáng được học tập và ngợi ca0,5 điểm
– Để có được hòa bình, độc lập, tự do, biết bao nhiêu máu xương của người Việt Nam đã đổ xuống (Dẫn chứng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc)1 điểm
– Để gìn giữ hòa bình, ngày nay, vẫn còn không ít máu xương của chiến sĩ đổ xuống như những tấm gương đã được nêu, cùng biết bao sự hi sinh thầm lặng của người lính mà đôi khi vô tình ta không nhận ra (Dẫn chứng)

– Phê phán lối sống vô cảm, buông thả, không ý nghĩa, sống ích kỉ, thực dụng, tham nhũng … của một bộ phận không nhỏ con người trong xã hội ngày nay.
– Mỗi người cần phải có thái độ trân trọng, biết ơn quá khứ và những con người hi sinh, cống hiến cho tổ quốc trong hiện tại. Xã hội cần ghi nhận, biểu dương kịp thời với những hi sinh, cống hiến ấy.
– Liên hệ bản thân: phải có ý thức không ngừng cố gắng để góp sức mình làm cho đất nước giàu đẹp, hòa bình mãi mãi.1 điểm
Lưu ý:– Nếu học sinh có những kiến giải riêng, hợp lí vẫn được chấp nhận– Không cho điểm những bài viết có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.
Câu 2 :
a. Yêu cầu kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về “Tuyên ngôn độc lập” và tác giả Hồ Chí Minh, học sinh có thể trình bày nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý sau:
– Nêu vấn đề nghị luận
– Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ nhằm đề cao tư tưởng nhân đạo và văn minh của nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. Cách suy rộng ra là một đóng góp riêng của Hồ Chí Minh vào lịch sử tư tưởng nhân loại1 điểm
– Bản tuyên ngôn chỉ rõ thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí tổ tiên họ xây dựng0,5 điểm- Bằng những chứng cứ đanh thép từ sự thật lịch sử, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, Hồ Chí Minh đã tố cáo tội ác man rợ của thực dân Pháp và đập tan những luận điệu xảo trá của chúng về công khai hóa, quyền bảo hộ, nhân danh đồng minh chống phát xít. Từ đó khẳng định thực dân Pháp không có quyền quay trở lại Việt Nam.1,5 điểm
– Bản tuyên ngôn khẳng định một sự thật lịch sử: nhân dân ta có lập trường nhân đạo, chính nghĩa, đã kiên cường đấu tranh chống phong kiến, thực dân, phát xít, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa1 điểm
– Tuyên bố độc lập: tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập tự do ấy.0,5 điểm-
Từ những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn, bản tuyên ngôn đi đến kết luận thuyết phục: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”0,5 điểm
– Đánh giá giá trị tác phẩm, phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh 0,5 điểm
Lưu ý: Nếu học sinh có kĩ năng làm bài tốt, cơ bản đạt được các yêu cầu về kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa.
(đề sưu tầm )
Xem thêm : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12

Bài viết gợi ý: