Dạng đề so sánh văn học. So sánh hai đoạn thơ trong bài Sóng -Xuân Quỳnh và Việt Bắc -Tố Hữu

Mục Lục

  • 1 Đề bài :
  • 2 Định hướng cách làm :
  • Đề bài :

    Anh (chị) hãy phát biểu cảm nhận của mình về hai đoạn thơ sau:

    “Nhớ gì như nhớ người yêu
    Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
    Nhớ từng bản khói cùng sương
    Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
    Nhớ từng rừng nứa bờ tre
    Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

    (Việt Bắc – Tố Hữu)

    “Con sóng dưới lòng sâu
    Con sóng trên mặt nước
    Ôi con sóng nhớ bờ
    Ngày đêm không ngủ được
    Lòng em nhớ đến anh
    Cả trong mơ còn thức.”

    (Sóng – Xuân Quỳnh)

    Định hướng cách làm :

    I. MỞ BÀI
    Giới thiệu về hai tác giả và hai bài thơ, hai đoạn thơ:
    II. THÂN BÀI
    2. Cảm nhận hai đoạn thơ
    2.1. Đoạn thơ trong bài thơ Sóng
    – Nỗi nhớ tràn ngập khắp không gian: dưới lòng sâu, trên mặt nước
    – Nỗi nhớ tràn ngập khắp thời gian: ngày đêm không ngủ được
    – Nỗi nhớ tràn cả vào ý thức, vô thức, tiềm thức “cả trong mơ còn thức”
    * Nghệ thuật: thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu; phép ẩn dụ, nhân hóa, điệp cấu trúc, tươgn phản..
    2.2. Đoạn thơ trong Việt Bắc
    – Nỗi nhớ tràn ngập không gian thời gian, thấm vào cảnh vật thiên nhiên:
    + Thiên nhiên bình dị tươi đẹp: nắng chiều, trăng lên đầu núi, bản khói cùng sương, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…
    + Con người Việt Bắc cần cù chăm chỉ, chịu thương chịu khó: sớm khuya bếp lửa người thương đi về
    * Nghệ thuật:
    – Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào sâu lắng; sử dụng phép điệp từ, ngôn ngữ bình dị
    3. So sánh:
    – Giống nhau: Cả hai đoạn thơ đều tập trung thể hiện nỗi nhớ của một tình yêu tha thiết sâu đậm đối với con người, cuộc sống, quê hương, đất nước của hai thi sĩ.
    Nội dung cảm xúc: Cả hai đoạn thơ đều viết về nỗi nhớ, một trạng thái cảm xúc nảy sinh trong cuộc chia ly với những con người đã từng gắn bó sâu nặng, thắm thiết, những mảnh đất để lại dấu chân đi qua.
    – Nghệ thuật thể hiện: Hai đoạn thơ, các tác giả đều tập trung khắc họa những cung bậc trạng thái phong phú, đa chiều của nỗi nhớ. Nỗi nhớ mênh mang được đặt trong quan hệ với không gian thiên nhiên vô tận. Nỗi nhớ triền miên da diết được đặt trong thời gian của đêm – ngày, sớm – chiều. Nỗi nhớ còn được so sánh, thể hiện trong những điều sâu thẳm, mãnh liệt nhất (nhớ người yêu, cả trong mơ còn thức). (Hai đoạn thơ đều sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, điệp từ để khéo léo diễn tả nỗi nhớ sâu đậm, giọng điệu da diết, khắc khoải của con người khi phải chia ly.
    – Điểm khác biệt:
    Việt Bắc (Tố Hữu) – Nội dung cảm xúc: nỗi nhớ trong thơ Tố Hữu thuộc về tình cảm lớn lao, tình cảm chính trị, tình cảm cách mạng. Nỗi nhớ ấy gắn liền với cuộc chia ly của người cán bộ cách mạng rời căn cứ địa kháng chiến để trở về thủ đô. Chủ thể của nỗi nhớ là những con người kháng chiến nhớ những kỉ niệm với quê hương Việt Bắc, đồng bào Việt bắc ân tình đùm bọc, cưu mang họ trong suốt những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến.
    Đoạn thơ sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc. Giọng điệu ngọt ngào như một khúc trữ tình sâu lắng, da diết. Các điệp từ: nhớ gì, nhớ từng, nhớ những cùng với nghệ thuật so sánh (như nhớ người yêu), ẩn dụ (ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê) và tiểu đối đã góp phần thể hiện thành công những cung bậc cảm xúc phong phú của nỗi nhớ quê hương cách mạng.
    Sóng (Xuân Quỳnh) – Cảm xúc của chủ thể trữ tình được thể hiện vừa gián tiếp, vừa trực tiếp. “Sóng” là hóa thân mà cũng là phân thân của chủ thể trữ tình. “Sóng” là ẩn dụ để diễn tả nỗi nhớ. Sắc thái của nỗi nhớ trong đoạn thơ (có nỗi nhớ cồn cào, cháy bỏng, có nỗi nhớ triền miên, da diết, có nỗi thao thức, bồi hồi trăn trở, nỗi nhớ còn lặn cả vào trong tiềm thức, trong giấc mơ).
    Sóng – Đoạn thơ sử dụng thể thơ năm chữ và ẩn dụ nghệ thuật sóng. Thể thơ và nhịp điệu thơ đã gợi hình hài và nhịp điệu bất tận vào ra của những con sóng nỗi nhớ tình yêu. Nhờ nghệ thuật ẩn dụ, nỗi lòng của người phụ nữ khi yêu được thể hiện chân thành, nữ tính, duyên dáng mà không kém phần mãnh liệt sâu sắc. Đoạn thơ có hình ảnh sáng tạo diễn tả nỗi nhớ trong mơ (Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức).
    Kết luận chung:
    – Từ hai nỗi nhớ được thể hiện trong đoạn thơ, người đọc không chỉ cảm nhận được nét đặc sắc của hai giọng điệu thơ mà còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam yêu thương đằm thắm, dịu dàng mà mãnh liệt, tình nghĩa thủy chung.
    III. KẾT BÀI
    Đánh giá chung
    Đây là đề thi của Thầy PHAN DANH HIẾU
    Xem thêmTuyển tập đề thi về bài Sóng :Tuyển tập đề thi về bài Việt Bắc :Dạng đề so sánh văn học :

    Bài viết gợi ý: