ĐỀ ÔN TẬP TÁC PHẨM VĂN HỌC

 

TÁC PHẨM : CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - NGUYỄN MINH CHÂU 

ĐỀ BÀI : Cảm nhận về hình ảnh người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu .

Nhà văn Nga Pautopki từng viết : “Nhà văn chân chính là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. Xứ sở của cái đẹp trong những tác phẩm văn học chính là con người và cuộc sống của họ . Có thể là cuộc sống của nhiều bất hạnh ; khổ đau nhưng các nhà văn lại khám phá ra bao hạt ngọc ẩn sâu bên trong những phận người ấy . . . Và cứ thể văn học trường tồn cùng thời gian cùng hành trình sống của nhân loại . Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm như thế . Với vốn giàu tâm huyết với văn chương, luôn trăn trở về một nền văn học xứng đáng với sự kì vọng của nhân dân, nhà văn sớm ý thức được yêu câu phải đổi mới tư duy văn học, nên ông đã từ cảm hứng sử thi lãng mạn từng làm nên vẻ đẹp rực rỡ những hình tượng chiến tranh nay ông chuyển sang cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường. Những thành công của ông  xứng đáng với vị trí “người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Và người đàn bà hang chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là kết quả của hành trình khám phá nghệ thuật đó.Tác phẩm được viết vào 8/ 1983,  được in trong tập Bến quê, sau tác giả tách ra và lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn khác ( bắt đầu từ truyện Bức tranh trở đi )

Để xuất bản một bộ lịch nghệ thuật ưng ý về thuyền và biển, theo đề nghị của trưởng phòng nhiếp ảnh, Phùng đến vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ …Tại đây, anh đã được chứng kiến cảnh đẹp trời cho và cảm thấy tâm hồn mình như được gột rửa. Nhưng cũng từ cảnh đẹp trời cho này anh lại nhìn thấy cảnh tượng phũ phàng : một người đàn ông vũ phu hành hạ thô bạo một người đàn bà…Khiến Phùng từ sung sướng đến ngạc nhiên sững sờ sửng sốt, ngộ ra nhiều điều.

Trong toàn bộ câu chuyên, người đọc không biết đến tên của người đàn bà tội nghiệp này. Bởi Nguyễn Minh Châu chỉ gọi chị bằng các từ phiếm định: người đàn bà hàng chài, mụ, chị ta…Không phải nhà văn nghèo chữ đến mức không thể đặt cho chị một cái tên. Mà dường như đằng sau cách gọi ấy, tác giả đã hé mở cho ta thấy một cuộc đời ngang trái giữa cuộc sống bộn bề lo toan.

Chị xuất hiện trong tác phẩm với một ngoại hình thật xấu xí: trạc ngoài 40 tuôi, dáng người thô kệch, mặt rỗ, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm hức trắng kéo lưới tái ngắt…Và dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều dồn vào chị. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh với một đàn con nhỏ trên thuyền trật trội. Theo cảm nhận thông thường của dân gian “trông mặt mà bắt hình dong” thì ắt hẳn chị chẳng phải là người tốt đẹp gì ! Nhưng đừng sau hình hài xấu xí, đằng sau số phận bất hạnh đó là một tấm lòng nhân hậu, bao dung vị tha và đức hi sinh

Sau những đêm thức trắng kéo lưới, chờ sẵn chị ở trên bờ là những trận đòn hùng hổ như lửa cháy “ba ngày một trận nhẹ năm ngày một trận nặng”. Bị chồng hành hạ đến khốn khổ, nhưng kì lạ thay người đàn bà vẫn không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy. Thậm chí cả khi nhận được sự cảm thông của toà án, người đàn bà vẫn kiên quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy.

Vì sao vậy ? Phải chăng chị ta bị đòn nhiều đến mức quen rồi, không còn biết đau đớn ! Hay chị ta tăm tối dốt nát đến mức không còn chút ý thức về quyền sống của mình ! Không ! Khi Kiều bị đánh đập tàn nhẫn, Nguyễn Du đã từng thốt lên :

 “Thịt da ai cũng là người

Lòng nào chẳng rụng thắm nào chẳng rơi”

Đến con giun con dế xéo mãi cũng phải quằn huống chi con người. Người đàn bà hàng chài cũng chỉ là một con người bình thường bằng xương thị, cũng biết đau, cũng có cảm giác, cũng có ý thức tự vệ. Nhưng đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con …Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như trên đất được”. “Cá chuối đắm đuối vì con”. Con vật còn như vậy huống chi là con người ! Trong hoàn cảnh đông con mà cuộc sống trên mặt nước đầy nhọc nhằn bất trắc, nỗi lo cơm áo không lúc nào buông tha, liệu người mẹ của một đàn con kia có thể có cách lựa chọn nào tốt hơn  là cam chịu nhẫn nhục hi sinh.

Hơn nữa chị ta cũng hiểu căn nguyên những cơn giận dữ của chồng. Hắn “vốn là người cục tính nhưng hiền lành lắm”“Không bao giờ đánh đập tôi” .Nhưng bây giờ thì sao ? “Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như nhìn suốt cả cuộc đời  mình : Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”, “cũng túng quẫn đi vì trốn lính. Nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá mà thuyền lại chật”. Đẻ nhiều, làm ăn lại khó khăn “Ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn xương rồng luộc chấm muối. Đói khổ đâm ra trái tính “bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh”. mặt đỏ gay…lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa băng cái giọng rên rỉ đau đớn…” giãi bàytất cả những điều này với ông chánh án là chị đã rất hiểu, rất cảm thông cho sự bế tắc túng quẫn của chồng. Và chị cũng biết lão ta đánh vợ thật nhưng chắc chắn trong lòng lão cũng đau đớn lắm !

Yêu con, cam chịu nhẫn nhục cũng vì con nhưng chị còn lo hơn cho nhân cách của các con trong cảnh bạo hành gia đình. ”sau này các con lớn lên, tôi xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh”. Và thế  khi thằng Phác con bà phải chứng kiến cảnh bà bị hành hạ, người mẹ cảm thấy”vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã Bà “ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để” , “rồi lại ôm chầm lấy nó”, để rồi cuối cùng “bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ …đuổi theo lão đàn ông”

Bà đau đớn vì rốt cuộc bà đã không sao tránh được cho con cái khỏi bị tổn thương vì bạo lực gia đình,. Bà lo sợ không biết “thằng bé có thể làm điều gì dại dột đối với bố nó”. Bà thấy xấu hổ nhục nhã vì phải giấu giếm tình trạng khốn khổ của mình, hay vì bất lực không dạy được con. Bà vái con là để ta tội với con vì không cho con một gia đình hạnh phúc ) hay cầu xin nó đừng căm giận bố, đừng độc ác như bố ! Có lé là tất cả. Mà trên hết đó chính là tình thương con vô bờ bến. Vì thương con, người mẹ sẵn sàng chịu đựng, sẵn sàng chấp nhận những đau đớn nhục nhã . Và vì thế người mẹ cũng không thể có cách nào khác là lại “đuổi theo lão đàn ông”, “lại trở về chiếc thuyền”. Bởi đó là sinh kế duy nhất của các con mẹ.

Bài viết gợi ý: