Không gian nghệ thuật
(Được phân tích trong tác phẩm Đây thôn Vĩ Đạ, Tây Tiến, Tràng giang)
Nếu như không gian địa lý là đặc tính của sự tồn tại vật chất thì không gian nghệ thuật là không gian được tái hiện trong tác phẩm, có tính giới hạn và phản ánh quan niệm của tác giả, tương quan của các sự vật. Đây là mô hình hóa về đời sống của con người.
Cụ thể giai đoạn 1930 – 1945, các nhà thơ lãng mạn với tâm trạng buồn bã và thái độ siêu thoát lại tìm đến không gian siêu thoát thực tại: chiều tàn, chốn thiên thai, thế giới vầng trăng huyền ảo... Siêu thoát thực tại như là cứu cánh của tâm hồn.
Văn học hiện thực phê phán thiên về việc miêu tả mặt tối của hiện thực, miêu tả những kiếp người nghèo khổ, bế tắc, tái hiện những không gian nhỏ hẹp, quẩn quanh, đầy những giới hạn ngăn chặn, vây bủa. Từ cái lò gạch cũ bỏ không mở ra, khép lại một kiếp sống Chí Phèo, từ không gian tiêu điều tù đọng của làng Đông Xá, và bóng đêm vây bủa chị Dậu, tất cả những không gian chật hẹp tăm tối, quẩn quanh ấy góp phần phản ánh bản chất cuộc sống xã hội.
Nhà văn nhiều khi miêu tả không gian vận động cùng sự vận động của hiện thực, phản ánh hiện thực cuộc sống và thể hiện cách cảm thụ riêng mang phong cách cá nhân: Huy Cận đã từng miêu tả cảnh buổi chiều buông với lớp lớp mây cao đùn núi bạc và hình ảnh cánh chim nghiêng đi vì ráng chiều trong Tràng giang. Qua cách miêu tả không gian hùng vĩ tráng lệ tác giả thể hiện cảm quan vũ trụ, nhìn cuộc đời trong mối quan hệ với vũ trụ.
Hàn Mặc Tử cảm nhận không gian nhuốm màu chia ly bởi mặc cảm về bệnh tật và sự rời xa cuộc sống vì thế cái nhìn tâm trạng có thể tách rời và chia xa mọi thứ vốn gắn bó như gió và mây: gió theo lối gió mây đường mây; giữa chủ thể và khách thể: mơ khách đường xa, khách đường xa...
Hồ Chí Minh cảm nhận không gian trong sự chuyển biến về màu sắc và nhất là ánh sáng. Tư duy hiện thực của nhà cách mạng thường chú ý đến sự biến đổi, thay thế (cách mạng) và thường theo sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng:
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn, quét sạch không
(Giải đi sớm)
Còn Thạch Lam lại miêu tả rất sinh động không gian buổi hoàng hôn ở phố huyện trong quá trình vận động của nó. Ban đầu phương Tây đỏ rực như lửa cháy sau đó là dãy tre làng trước mặt đen lại, cuối cùng các nhà đã lên đèn (Hai đứa trẻ). Trong tác phẩm văn học, nếu nhà văn dừng lại quá lâu ở những bức tranh tĩnh tại sẽ dễ rơi vào tình trạng đơn điệu, thiếu sức sống. Với chất liệu ngôn từ, nhà văn có thể dễ dàng chuyển từ không gian này sang một không gian khác mà không gây sự hụt hẫng, giãn cách trong tâm trí người đọc. Nhờ bám sát vào đường dây sự kiện và các tuyến nhân vật mà nhà văn có thể kết dính nhiều mảng không gian khác nhau từ mặt đất đến bầu trời, từ biển cả đến núi rừng, từ miền đất này đến miền đất khác.
Trong bài Việt Bắc, Tố Hữu đã tái hiện một không gian rộng lớn của núi rừng Tây Bắc và khi nói về chiến thắng của cuộc kháng chiến trường kỳ, Tố Hữu đã tái hiện không gian của mọi miền đất nước hướng về Việt Bắc như một bức tranh vui của ngày toàn thắng:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng...
Có thể nói không gian trong tác phẩm văn học không bị hạn chế nào. Chính đặc điểm này làm cho văn học có thể phản ánh đời sống trong tính đầy đủ và toàn vẹn của nó. Mọi nội dung vật chất in dấu lên không gian, thời gian trong quá trình vận động, phát triển, khi thời gian, không gian đi vào tác phẩm văn học qua lăng kính chủ quan của nhà văn nó trở nên biến ảo, sinh động và giàu sắc thái thẩm mỹ. Không gian trong văn học vừa là hình ảnh của không gian vật lí vừa là sự hiện diện của không gian tâm tưởng, không gian trong quan niệm và cảm thụ của nhà văn. Đó là một không gian nối liền bằng những sự vật, liên quan đến tiêu điểm trung tâm là con người trong quá trình vận động của thời gian. Qua không gian ấy, con người có được một hình thức biểu hiện tư tưởng – thẩm mĩ, tình cảm, cảm xúc, một phương thức chiếm lĩnh hiện thực đời sống một cách đặc thù.
Bức tranh sông nước trong khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử được biết đến là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh nhất trong phong trào thơ mới. Thế nhưng thơ của ông lại phản phất một chút gì đó mơ hồ và đầy bí ẩn đến mức Hoài Thanh hết lời ngợi khen thơ ông như một nguồn thơ dào dạt và lạ lùng. Không những thế, Hoài Thanh đã phải bỏ ra một tháng trời để nghiên cứu toàn bộ thơ Hàn Mặc Tử và công nhận Vườn thơ Hàn rộng rinh không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh. Phải chăng vì cuộc đời ông mang nhiều bi thương và số phận vô cùng bất hạnh mà thơ của ông luôn thể hiện một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế đến vậy? Và trong số các tác phẩm ấy, nổi bật nhất và đậm chất Hàn Mặc Tử nhất có lẽ là Đây thôn Vĩ Dạ.
Mở đầu khổ 2 của bài Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử đã đề cập ngay đến hình ảnh thiên nhiên sinh động: Gió theo lối gió, mây đường mây Hình ảnh gió và mây từ bao đời nay đã gắn liền với nhau như đôi bạn tri kỉ, không thể tách rời – gió thổi mây bay. Thế nhưng, qua biện pháp sử dụng nghệ thuật nhân hóa đầy sáng tạo của mình, Hàn Mặc Tử đã tạo nên một nghịch lí chưa từng có từ trước đến nay.
Ông vẽ lên một bức tranh thiên nhiên bao la rộng lớn: có gió - nhưng gió theo lối gió; cũng có mây, nhưng lại mây đường mây. Mây gió đôi đường, đôi ngả. Đồng thời, Hàn Mặc Tử còn sử dụng nhịp thơ một cách vô cùng tinh tế - nhịp 4/3. Cách ngắt nhịp này đã giúp cho câu văn của ông tách thành 2 vế đối nghịch nhau, một bên là gió, bên còn lại là mây khiến sự chia lìa, cách xa này lại càng thêm xa cách. Từ đó, hai người bạn tri kỉ ấy, tưởng chừng như không thể nào xa rời, lại ngoảnh mặt quay lưng, đôi ngả chia ly. Quả thật, có lẽ Chế Lan Viên đã đúng khi nói Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường mực thước kia sẽ tan biến đi, và còn lại của cái thời này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử. Chỉ có ông mới có thể biến cái tưởng chừng như phi lý trong hiện thực lại trở nên vô cùng hợp lí trong thơ văn.
Nhưng mọi vật Hàn Mặc Tử nhân hóa chỉ đơn thuần để diễn tả cảnh gió, cảnh mây. Nguyễn Du đã từng viết trong tác phẩm nổi tiếng của ông Truyện Kiều rằng: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Hàn Mặc Tử buồn vì biết mình mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, quái ác; buồn vì vẫn còn luyến lưu những cảnh vật thơ mộng và buồn vì mối tình đơn phương với người con gái xứ Huế chỉ còn lại trong giấc chiêm bao! Nhưng trên tất cả, có lẽ ông sợ nhiều hơn là buồn. ông sợ một ngày nào đó mình chẳng còn tồn tại trên cõi đời này nữa.
Có phải chăng vì buồn, vì sợ mà cảnh Huế vốn dĩ rất thơ mộng, trữ tình đã dần nhuốm một màu bi ai đến não lòng: Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay. Từ trước đến nay, sông Hương được biết đến như một vẻ đẹp tinh khôi, dịu dàng và được xem là một trong những biểu tượng lớn của xứ Huế. Vì thế sẽ chẳng lấy làm lạ nếu Sông Hương luôn trở thành đề tài chính trong các tác phẩm thơ ca nước ta.
Thế mà giờ đây, hình ảnh vầng trăng trong Đây thôn Vĩ Dạ lại đậm chất trữ tình hơn, đằm thắm hơn: Có chở trăng về kịp tối nay? Câu hỏi tu từ được thốt lên chứa đầy nỗi niềm âu lo, day dứt của người thi sĩ. Nhƣng vì điều gì mà nhà thơ phải đợi trăng về chính xác trong tối nay, chứ chẳng phải là tối mai hay bất kì tối hôm nào khác? Hơn ai hết, có lẽ ông là người hiểu rõ căn bệnh mình mắc phải và khoảng thời gian ngắn ngủi mà mình còn có thể tồn tại trên cõi đời này. Chính vì vậy, trong lòng nhà thơ trỗi dậy trong lòng một nỗi niềm, một khát khao nhỏ bé – được gặp trăng, được tận mắt nhìn thấy người bạn tri kỉ của mình trong đêm nay để cùng được san sẻ nỗi buồn, san sẻ nỗi cô đơn, tuyệt vọng cùng với vầng trăng ấy! Vầng trăng với ông lúc này như một tia hi vọng nhỏ nhoi, mong manh chỉ còn le lói chút ít ánh sáng cuối cùng trong màn đêm u tối. Nó cũng chính là lí do khiến Hàn Mặc Tử không ngừng bồn chồn, lo lắng rằng: liệu chiếc thuyền ấy, con đò ấy có kịp đưa trăng về cùng ông trong tối nay?
Qua bốn câu thơ tuy ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn giàu tính tượng trưng, giàu sức gợi hình, gợi cảm, cùng với các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, sử dụng câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình... được sử dụng một cách vô cùng điêu luyện và tuyệt diệu. Đoạn thơ không chỉ giúp bạn đọc hiểu thêm về tâm tư, tình cảm từ sâu bên trong đáy lòng của một nhà thơ khi sắp phải xa rời chốn trần thế, mà nó còn phần nào khẳng định tài năng và tâm hồn yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước sâu nặng.
Bức tranh sông nước trong khổ 4 bài thơ Tràng giang – Huy Cận
Thơ của Huy Cận lại vô cùng hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lý. Trước Cách mạng, thơ của ông nhuốm đầy nỗi buồn mênh mang, da diết. Nỗi buồn đó dường như vô cớ nhưng xét cho cùng, đấy lại là nỗi buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Sau Cách mạng, các tác phẩm của ông đã có sự hòa điệu giữa con người và thiên nhiên. Khi viết về ông, các tác giả trong cuốn Thi nhân Việt Nam có viết: Cóngười muốn làm thơ phải tìm những cảnh nên thơ. Huy Cận không thế. Nguồn thơ đã sẵn trong lòng thời thi nhân không cần có nhiều chuyện. Thật vậy, các tác phẩm của
Huy cận dường như đã đƣợc ông giấu hết tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của mình vào thiên nhiên, hòa quyện nỗi lòng của mình với trời mây sông nước, tiêu biểu là thi phẩm Tràng giang - đặc biệt là ở khổ 4. Nếu như trong ba khổ đầu, Huy Cận đã sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình để đưa những kiếp người bất hạnh, thấp cổ bé họng vào bài thơ qua cảnh vật nơi bến bờ con sông. Thì giờ đây, ở khổ cuối, ông đã "đặt" một phần của sự cô độc cùng với nỗi nhớ quê nhà da diết của mình lên một tầng thiên nhiên cao hơn, rộng lớn hơn - trời mây: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc.
Một câu thơ chỉ với bảy chữ thôi mà đã mở ra trước mắt người đọc một cảnh tượng vô cùng hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng có phần khiến ta bất giác phải choáng ngợp bởi hình ảnh núi mây. Thật ra, núi mây ở đây không có nghĩa là núi và mây mà nó chính là một ngọn núi to lớn, sừng sững do thiên nhiên tạo ra bằng cách gom những đám mây lại với nhau. Từ láy lớp lớp đã góp phần tạo cảm giác mây nhƣ dày đặc hơn, nhiều tầng lớp hơn khiến cho núi mây có màu bàng bạc, huyền oặc như mộng. Không những thế, trong câu thơ còn xuất hiện động từ đùn có tính gợi tả vô cùng cao, Sự kết hợp khéo léo giữa hai cụm từ đùn và lớp lớp không chỉ làm không gian như được mở rộng hơn, cao hơn, rộng hơn và thậm chí là sâu hơn. Mà nó còn khiến nhân vật trữ tình đã nhỏ bé, cô độc lại càng bé nhỏ hơn biết nhường nào! Ngoài ra, hình ảnh núi mây của Huy Cận còn gợi ra cho đọc giả một sự liên tưởng: liệu có phải tác giả đã mượn hình ảnh những đám mây dày đặc, xếp chồng xếp lớp lên nhau để rồi nói lên, bộc tâm trạng sầu thảm cùng nỗi buồn vạn kỉ của mình.
Giữa không gian bao la, rộng lớn và tưởng chừng như yên ắng ấy lại đột nhiên xuất hiện một cánh chim nhỏ bé. Thoạt đầu, cánh chim nhỏ này xuất hiện như chỉ để tô điểm thêm cho sự hùng vĩ, kì ảo của cảnh sắc thiên nhiên. Đối lập với sự kì vĩ là cánh chim ấy lại nhỏ nhoi và cô độc đến độ: Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Cánh chim trong thơ của huy cận không hoàn toàn tĩnh lặng, dường như ta cảm thấy được cánh chim ấy đang đập cánh chao nghiêng giữa một không gian bao la rộng lớn. Nhưng sự chao nghiêng này lại không toát lên được nét phóng túng của một cánh chim tự do. Chú chim nhỏ nghiêng đôi cánh kéo bóng chiều cùng chú sa xuống bao phủ, chiếm đóng cả một bầu trời rộng lớn hay lại là chiếc bóng chiều đang đè nặng, dồn ép lên đôi cánh nhỏ bé, yếu ớt kia? Tâm trạng của Huy Cận lúc bấy giờ cũng vậy. Có lẽ ông sẽ cảm thấy hoang mang lắm, bơ vơ lắm, lẻ loi và đơn độc lắm. Vào những giây phút quyết định đó, Huy Cận đã tìm được câu trả lời cho riêng mình:
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Hoài Thanh, Hoài Chân có viết trong cuốn Thi nhân Việt Nam: Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rác rồi để sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi bình thường thi nhân lại có thể đúc thành bao nhiêu châu ngọc. Thật vậy, chỉ với hình tượng đối lập giữa sự nhỏ bé, đơn độc của một cánh chim và sự bao la, rộng lớn của không gian, cũng đủ để tâm hồn Huy Cận đồng cảm với cánh chim ấy và trào dâng một nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương vô cùng mãnh liệt.
Cảm xúc ấy cứ cồn cào và day dứt trong lòng thi sĩ từng đợt từng đợt như gợn song trong lòng ông. Dợn dợn – cách sử dụng từ ngữ vô cùng khéo léo và linh hoạt đến lạ thường! Thay vì dùng dờn dợn, ông lại sáng tạo ra một từ láy mới cho riêng mình: dợn dợn. Liệu có phải với hai thanh nặng đã kéo nổi buồn của ông rơi vào hố sâu tuyệt vọng– nỗi tuyệt vọng trước cảnh nước mất nhà tan. Từ dợn dợn ấy vừa tả những con song dợn trên mặt nước lại còn vừa ám chỉ những con sóng dợn trong lòng nhà thơ. Bởi lẽ đó có người nói về Tràng giang quả thật không sai. Là Tràng giang, khổ nào cũng dập dềnh sóng nước. Là tâm trạng, khổ nào cũng lặng lẽ u buồn. Câu thơ cuối cùng trong khổ bốn của Tràng giang được Huy Cận dựa trên nền thơ của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu: Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Mặc dù lấy ý từ thơ của Thôi Hiệu nhưng Huy Cận lại có sự phát triển hơn trước: người xưa chỉ đến khi nhìn thấy khói trắng mới nhớ đến nhà; còn Huy Cận với tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng, tình cảm ấy trong ông cứ dạt dào, trào dâng ngày một nhiều thêm mà chẳng cần đến bất kì chất xúc tác nào!
Khổ thơ cuối của bài Tràng giang không chỉ là nỗi buồn, nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ mà nó còn chất chứa một sự khát khao, hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội hạnh phúc hơn. Xuân Diệu đã từng nhận xét về thơ Huy Cận: Thơ Huy Cận dường như ngầm chất chứa cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế.
Bức tranh sông nước trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng
Nhắc đến Tây Bắc, văn chương không chỉ một lần đưa ta đến với mảnh đất này: ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp bộ tranh tứ bình của rừng núi Tây Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, qua trang thơ Quang Dũng, một lần nữa, bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc Tổ quốc lại hiện ra trước mắt độc giả rõ nhất qua bài thơ Tây Tiến. Quang Dũng đã kết hợp hoàn hảo bút pháp hiện thực và lãng mạn để vẽ lên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ lại vừa gần gũi ấm áp. Nhờ thế Quang Dũng đã không lặp mình đồng thời khắc họa được những khía cạnh tưởng như đối lập nhưng thống nhất trong tâm hồn người lính Tây Tiến. Đoạn thơ khép lại bức tranh đêm hội miền Tây là dòng hoài niệm đầy lưu luyến về một buổi chiều sông nƣớc gắn với cuộc chia tay đầy nhung nhớ:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Giọng thơ không còn cái náo nức, rộn ràng, thay thế vào đó là một giai điệu trữ tình sâu lắng, bồi hồi, xốn xang, được gửi vào những dòng thơ đầy tài hoa, mở ra trước mắt người đọc là một không gian Miền Tây trong chiều sương gắn với một sự kiện thành kỷ niệm: một cuộc chia tay tiễn biệt người đi. Sự kiện này bản thân nó chứa đựng nỗi buồn bởi lẽ cuộc chia tay nào cũng là sự xa cách, có thể là tạm thời, có thể là vĩnh viễn.
Cuộc chia tay ấy lại diễn ra vào buổi chiều, hơn thế lại là một buổi chiều sương. Nỗi buồn càng chất chứa, đong đầy. Những cuộc chia tay đƣợc ghi lại trong thơ ca trung đại thường diễn ra ở một điểm cao bởi ở điểm nhìn ấy, cả người tiễn và người đi đều có thể nhìn thấy nhau trong thời gian lâu nhất. Điều đó giúp mỗi người bớt đi cảm giác chống chếnh, cô đơn khi phải rời xa những người thân yêu hoặc những người thân thiết của mình. Vậy mà cuộc chia tay, trong ký ức của Quang Dũng lại diễn ra trong một không gian che khuất tầm nhìn bởi những làn sương chiều giăng mắc. Câu chữ không có từ nào trực tiếp diễn tả nỗi buồn vậy mà nỗi buồn nơi lòng người như chứa chan trong câu chữ mà còn thấm đẫm tâm hồn người đọc. Đây là dấu ấn lối tả cảnh ngụ tình vừa tinh tế, tài hoa, vừa chân
thực, xúc động. Người, nhân vật trữ tình phiếm chỉ, vừa là đồng đội, vừa nhà nhà thơ. Nỗi nhớ vơi đầy, nhớ Mộc Châu một chiều sương. Hình ảnh chiều sương rất gợi, như dẫn hồn người nhập và một thế giới hoang sơ, lặng tờ mang màu sắc cổ tích, đó là một chiều thu chiến khunđã phủ mờ sương khói hoài niệm. Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La, nơi có dãy núi Pha Luông cao 1.880m Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống như mái nhà chọc trời. Là nơi có bản Pha Luông sầm uất của đồng bào Thái (Tây Bắc), nhà sàn lớp lớp nhấp nhô hiện lên trong màn mưa rừng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.
Nẻo là lối đi, đường đi, là nơi chốn. Truyện Kiều có câu: Nẻo xa mới tỏ mặt người, hay Bụi hồng dứt nẻo đi về chiêm bao, v.v... Nẻo bến bờ là nơi bến bờ sông suối hoang sơ, heo hút. Thi liệu - hình ảnh hồn lau đầy thơ mộng là một nét đẹp của chiều sương Mộc Châu. Mùa xuân, hoa lau nở tím rừng. Sang thu, hoa lau trắng rừng. Hoa lau, cờ lau phất phơ, lá lau kêu xào xạc trong gió thu. Các thi sĩ gọi hồn lau cũng là hồn của mùa thu.
Tản Đà cảm nhận đƣợc hồn lau chạy trong gió thu:
Một dãy lau cao làn gió chạy,
Mấy cây thưa lá sắc vàng pha.
(Thăm mả cũ bên đường)
Trong bài Lau mùa thu, thi sĩ Chế Lan Viên viết:
Ngàn lau cười trong nắng
Hồn của mùa thu về
Hồn mùa thu sắp đi
Ngàn lau xao xác trắng.
Câu thơ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ đúng là câu thơ mang đậm tâm hồn một thi nhân. Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, chiến trường miền Tây vô cùng dữ dội, ác liệt và gian khổ. Núi rừng hùng vĩ, hoang dại nhưng rất thơ mộng đối với những chàng lính trẻ Tây Tiến. Các từ ngữ, hình ảnh: chiều sương, hồn lau nẻo bến bờ đã thể hiện một cách nhìn, cách cảm thiên nhiên rất lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên của một hồn thơ chiến sĩ hào hoa, tài hoa.
Điệp ngữ có thấy và có nhớ trong câu hỏi tu từ như hai nốt nhấn vào cõi tâm linh, khẽ nhắc và khẽ hỏi. Hoài niệm về miền đất lạ bỗng trào lên, ùa về:
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc.
Ở đây, nhạc của thơ cũng là nhạc của lòng. Phải sống hết mình với núi rừng miền Tây, chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh mới có nỗi nhớ ấy. Con thuyền độc mộc là một nét đẹp độc đáo của sông suối miền Tây. Chế Lan Viên đã so sánh vầng trăng khuyết giữa núi rừng miền Tây như con thuyền độc mộc:
Những vầng trăng như con thuyền độc mộc
Xuôi ta trên Thời Gian - ngọn thác vô-cùng.
(Sông Lào)
Dáng người trên độc mộc là một nét vẽ rất gợi, tả ít mà gợi nhiều, đã làm hiện lên dángđứng đẹp, thanh nhẹ, trẻ tráng của những chàng trai, những cô gái đang điều khiển con thuyền độc mộc lướt nhẹ như bay trên dòng suối, dòng nước:
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Chữ trôi rất tinh tế, gợi tả sự nhẹ nhàng, thanh thản; Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. Phải có tay lái ra hoa (chữ Nguyễn Tuân) thì mới đong đưa đẹp như thế. Hình ảnh "hoa đong đưa" có 2 cách hiểu. Giáo sư Phan Cự Đệ đã nhận xét: Như hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng "đong đưa" làm duyên trên dòng nước lũ. Lại có người cho rằng hoa đong đưa là một ẩn dụ nghệ thuật thể hiện bút pháp lãng mạn, tài hoa của Quang Dũng. Cô gái Thái miền Châu Mộc xinh đẹp, duyên dáng như một đóa hoa rừng đang lái con thuyền độc mộc trôi nhanh, lướt nhanh trên dòng suối. Dòng nước lũ đã trở thành suối mơ (nhạc của Văn Cao). Cảnh sắc cao nguyên Mộc Châu càng trở nên thơ mộng đáng yêu.
Thơ Quang Dũng không chỉ đẹp ở thi liệu, hình sắc mà còn hấp dẫn về sự phong phú nhạc điệu, vần điệu. Vừa có vần chân (bờ - đưa) vừa có vần lƣng (ấy - thấy), vừa có điệp ngữ (có thấy... có nhớ...) vừa có điệp âm, điệp thanh (Châu Mộc - độc mộc; dòng – đong đưa), tất cả đã phối hợp một cách hài hoà làm cho khổ thơ tươi nhạc, tươi vần (chữ của Tố Hữu).
Bức tranh thiên nhiên và con ngƣời nơi Châu Mộc hơn nửa thế kỉ trước, trong máu lửa chiến tranh đã được cảm nhận một cách thơ mộng qua bút pháp nghệ thuật tài hoa, qua hồn thơ lãng mạn của khách chinh phu trong thời đại Hồ Chí Minh. Đoạn thơ như một bức tranh thuỷ mặc với vài nét vẽ mềm mại, tinh tế, biểu cảm, vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tính thời đại, hiện đại.
Người xưa có nói: Thi phú dục lệ (Thơ phú phải đẹp - Tào Phi). Đoạn thơ Quang Dũng mở ra một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp: cảnh đẹp, người đẹp, hồn thơ đẹp. Nhà thơ -chiến sĩ thuở ấy với Tây Tiến, bài thơ kiệt tác sống mãi trong lòng chúng ta.