ĐỀ LUYỆN THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Con tàu Titanic chìm vào đáy đại dương để lại sau lưng nó cả một di sản to lớn và những bài học đáng quý.
Đó là bài học về sự tự mãn khi con người bồng bột nghĩ rằng có thể chiến thắng tự nhiên và tuyên bố Titanic “không bao giờ chìm”. Trên thực tế con tàu đã bị chìm một cách không ngờ nhất từ trước tới nay, là con tàu duy nhất đâm vào núi bang trôi và đắm chìm dưới biển.
Khi phát hiện con tàu đang bị đắm, người ta đã vội vã thả phao cứu sinh xuống biển. Tromg tình cảnh hỗn loạn chỉ một câu nói “Để phụ nữ và trẻ em lên trước” cũng đã thể hiện một cách ứng xử vượt lên trên những bài học về tiền bạc và sự tự mãn, vượt lên trên tất cả những nỗi đau.
Khi hiệu lệnh đã vang lên, nhiều người đã rời xa thuyền cứu hộ, đứng lặng lẽ, chậm rãi dựa lên tay vịn. Họ bắt đầu châm điếu thuốc và hút. Nhiều hành khách đã lặng đi, không muốn chứng kiến sự chia ly của các gia đình. Dù là người nổi tiếng hay kẻ vô danh, những hành khách dung cảm đã để lại cho nhân loại một di sản to lớn.
John Jacob Astor IV, là một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng, một trong những người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ. Ông đã đưa người vợ mang thai năm tháng của mình lên thuyền cứu hộ, rồi lịch sự nhường chỗ của mình bằng cách dịu dàng nói với hai người phụ nữ đứng cạnh: “Các quý cô, mời lên thuyền”. Doanh nhân nổi tiếng Isidor Straus cùng vợ mình đã ở lại trên tàu. Ông nói: “Tôi sẽ không lên thuyền khi những người đàn ông khác còn ở lại. Còn vợ ông, quý bà Ida thì khẳng định: “Tôi sẽ không rời khỏi chồng mình. Chúng tôi đã chết như chúng tôi đã sống cùng nhau”. Họ đã nắm tay nhau cho đến phút cuối cùng.
Một nhân chứng người Thụy Sĩ kể lại việc cô bồng hai đứa con lê thuyền cứu hộ, nhưng không còn đủ chỗ cho bản thân. Một người phụ nữ đã đứng lên nhường chỗ cho cô và nói: “Ngồi đi, những đứa trẻ không thể thiếu mẹ!”. Cô hối tiếc vì đã không hỏi tên ân nhân khi phần đuôi con tàu bắt đầu chìm xuống nước. Vào thời khắc con tàu bắt đầu chìm, người ta đã không thấy tiếng gào thét nữa, thay vào đó là những lời yêu thương, những lời chúc phúc và nghĩa cử cao đẹp của con người với con người.
“Để phụ nữ và trẻ em lên trước!” – đó là lệnh của thuyền trưởng. Nhưng tại sao mọi người lại phải tuân theo? Không có bất cứ điều lệ nào bắt buộc người ta phải làm thế. Không ai có quyền yêu cầu người khác phải từ bỏ sinh mạng của mình. Thế nhưng nhiều người đã làm như thế, đã hy sinh mạng sống của mình cho những người không quen biết, đó là vì lòng hào hiệp và cả lương tri…
(Trích Những di sản đồ sộ sau vụ chìm tàu Titanic – Phunutuday, 09/01/2016)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Tìm câu văn lặp lại góp phần tạo ra mối liên kết thống nhất cho toàn bộ văn bản.
Câu 3. Hiệu lệnh của thuyền trưởng “Để phụ nữ và trẻ em xuống trước” đồng nghĩa với việc yêu cầu một bộ phận hành khách phải từ bỏ sinh mạng của mình. Anh/chị có đồng tình với hiệu lệnh đó của thuyền trưởng không? Vì sao?
Câu 4. Những bài học nào mà anh/chị có thể nhận được từ vụ chìm tàu Titanic.
II. LÀM VĂN
Câu 1. Những cách ứng xử của mọi người được kể lại trong đoạn trích phần Đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về việc cần thiết phải chế ngự bản năng của con người trong cuộc sống? Hãy trình bày ý kiến của mình bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ).
Câu 2. Bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) đã thể hiện vẻ đẹp của một tình yêu vừa mới mẻ, hiện đại, vừa mang màu sắc truyền thống. Anh/chị hãy làm rõ điều đó qua đoạn thơ sau:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió đâu
Gió bắt đầu từ đâ
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI :
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương thức biểu đạt là : Nghị luận, tự sự.
Câu 2:
Câu văn liên kết nội dung bài là : “Để phụ nữ và trẻ em lên trước”.
Câu 3:
-Tôi đồng ý với ý kiến của thuyền trưởng.
- Vì:
+ Hiệu lệnh này hoàn toàn chính xác .
+ Giúp tránh cho hành khách một cuộc chen lấn giành giật cơ hội được sống luôn là quý giá với bất kỳì ai trên đời.
+ Hiệu lệnh đúng , nhưng có thể thực hiện được hay không còn phụ thuộc lớn vào lương tri sự nhìn nhận của mỗi con người . Chính vậy, hiệu lệnh không chỉ thể hiện cách ứng xử nhân ái, văn minh mà còn như một phép thử nhân cách, góp phần tạo lên 1 xã hội sống tích cực và lành mạnh .
Câu 4:
Bài học được rút ra là
_ Bài học về sự tự mãn khi con người bồng bột nghĩ rằng có thể chiến thắng tự nhiên và tuyên bố Titanic “không bao giờ chìm”.
_ Bài học về tình yêu, tình yêu có thể gắn kết con người với nhau.
_ Bài học về cách ững xử trong xã hội , 1 cách văn minh và giúp cuộc sống trở lên tươi đẹp hơn
_ Bài học về tấm lòng yêu thương chia sẻ của con người trong cộng đồng . Còn là bài học về lương tri và tấm lòng hảo hiệp
II. LÀM VĂN
Câu 1:
+ Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.
_Trình bày sạch đẹp ,mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
+ Yêu cầu về nội dung:
+Giới thiệu vấn đề được nêu ra trong đề bài .
+Giải thích vấn đề.
Bản năng là khuynh hướng vốn có của một sinh vật đáp lại một tác động hay điều kiện cụ thể. Bản năng thường là những mẫu thừa hưởng của những phản ứng đáp lại một sự kích thích. Đối với loài người, bản năng dễ thấy nhất khi quan sát những hành vi về thân thể, xúc cảm hoặc giới tính, bởi chúng đã được xác định rõ ràng về mặt sinh học.
Bản năng tạo ra phản ứng tới một kích thích ngoài, làm khuynh hướng đó chuyển thành hành động, trừ khi chịu tác động của trí tuệ - sáng tạo và linh hoạt hơn. Bởi phải trải qua nhiều thế hệ mới có thể dần thay đổi bản năng, một vị trí (nền tảng) trung gian của hành động được lưu lại trong trí nhớ. Nền tảng này cung cấp những phản ứng đơn lẻ đã thành công dựa trên kinh nghiệm. Những hành động cụ thể đó có thể chịu ảnh hưởng của học tập, môi trường và những nguyên tắc tự nhiên. Nói chung, khái niệm bản năng không dùng để mô tả một trạng thái đã được thiết lập sẵn
=> Chế ngự phần con, phần bản năng trong mỗi chúng ta là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
* Bàn luận vấn đề
+ Khái quát nội dung chính, cách ứng xử của những con người trong vụ chìm tàu Titanic.
_ Những hành động trên đã có ta những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong xã hội hiện đại, khi mà con người vội vã chạy theo những lợi ích vật chất mà quên mất cần phải trau dồi cả phần tinh thần cho mình.
+ Vì sao phải chế ngự bản năng:
Con người là tổng hòa của hai yếu tố “con” và “người”, con là phần của bản năng, phần tự nhiên, bẩm sinh vốn có của mỗi người khi sinh ra; phần người là phần văn hóa, phần được bồi đắp bằng truyền thống, bằng những điều tốt.
+ Con người ngày càng hướng tới một cuộc sống có văn hóa, bởi vậy phần con, phần bản năng càng cần thiết phải chế ngự hơn.
+ Chế ngự bản năng sẽ giúp con người cư xử có văn hóa, biết quan tâm tới mọi người, sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân khi cần thiết.
+ Chế ngự bản năng còn giúp chúng ta sống thư thái, thanh thản với chính mình.
+ Chế ngự bản năng chính là cách giúp con người hướng thiện, hướng đến vẻ đẹp chân – thiện – mĩ.
_Cần làm gì để chế ngự bản năng:
+ Bản thân cần có sẵn ý chí sự dũng cảm.
+ Cử xử đúng mực, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa của dân tộc, cộng đồng.
+Cần giữ sự khiêm nhường đúng mực
_ Chứng minh: Lấy ví dụ chứng minh xác thực
* Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để không sống một cách bản năng?
Câu 2:
+ Yêu cầu hình thức:
_Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
+ Yêu cầu nội dung:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận xét:
_ “Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.. Bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp của một tình yêu vừa mới mẻ, hiện đại, vừa mang màu sắc truyền thống. Đoạn thơ trên là tiêu biểu cho nhận định trên.
+ Giải thích ý kiến:
_Quan niệm mới mẻ, hiện đại là quan niệm ngày nay, quan niệm của những người có đời sống văn hóa, tinh thần không bị ràng buộc bởi ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Về tình yêu, sự mới mẻ, hiện đại thể hiện ở: sự chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt, khát vọng mạnh mẽ, táo bạo về những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu.
_Quan niệm truyền thống là quan niệm có từ xa xưa, được bảo tồn trong đời sống hiện đại. Trong tình yêu, nó được thể hiện ở những nét đẹp truyền thống: đằm thắm, dịu dàng, thủy chung,…
+ Chứng minh ý kiến qua đoạn thơ trên:
-Vẻ đẹp của tình yêu mới mẻ, hiện đại:
+Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ - các trạng thái đối cực.
+Đó là sự chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”. Người phụ nữ không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt.
+Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.
_Tình yêu như những con sóng, đập những nhịp đập trên lồng ngực của tuổi trẻ. Tình yêu cũng trường tồn vĩnh cửu và bất diệt “Ôi con sóng ngày xưa/ Và ngày sau vẫn thế…”
_Bản chất của tình yêu là sự bí ẩn không thể lí giải được. Chúng ta có thể lí giải được cội nguồn của sóng, của gió nhưng không thể nào cắt nghĩa, lí giải được nguồn cội của tình yêu. Nó lạ lùng bí ẩn nhưng cũng rất tự nhiên. Sức hấp dẫn của tình yêu chính là ở chỗ đó.
+Tình yêu mang màu sắc truyền thống:
_Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ:
+Nỗi nhớ trong tình yêu là nỗi nhớ da diết, cháy bỏng và cồn cào. Nỗi nhớ ấy bao trùm cả không gian chiều sâu, chiều rộng, choán ngợp cả vũ trụ bao la: “Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam”.
+ Nỗi nhớ mãnh liệt, khắc khoải, triền miên, giày vò thao thức theo thời gian từ ngày sang đêm, mọi lúc mọi nơi như những con sóng triền miên, dào dạt, không bao giờ ngưng lặng, nỗi nhớ tồn tại trong ý thức và cả tiềm thức: “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”.
+ Cảm xúc vô cùng phong phú: có khi được bộc lộ trực tiếp, có khi bộc lộ gián tiếp để diễn tả nỗi nhớ vô biên tuyệt đích củ một tình yêu chân thành, mãnh liệt.
_Tình yêu còn gắn với sự thủy chung:
+ Dẫu có vất vả, nhọc nhằn, dẫu phải xuôi ngược mọi không gian; dù xa xôi cách trở nhưng “Em” chỉ hướng về phương trời có anh.
+Khát vọng về một tình yêu sắt son, không thay lòng đổi dạ dù bất cứ điều gì xảy ra. Đó là nét đẹp tình yêu giàu tính nhân bản.
+ Tổng kết vấn đề. : Khẳng định lại vấn đề được nêu 1 lần nữa