Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn văn lớp 12. Bộ đề luyện thi học sinh giỏi có đáp án.
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Văn lớp 12,đề số 4
Câu 1- 8đ: Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) có nhan đề Con lật đật.
Câu 2-12đ: Nhà thơ Trung Quốc đời Tống, Lục Du đã viết:
Công phu của thơ là ở ngoài thơ (công phu tại thi ngoại).
Suy nghĩ của anh (chị) về lao động thơ ca từ ý kiến trên.
-> Đáp án:
Câu 1:
Giải thích: con lật đật – đồ chơi quen thuộc
– Lật đật có nguồn gốc từ Nhật Bản, về sau du nhập vào Nga , tại đây nó được cải tiến và truyền bá rộng rãi trở thành nét văn hóa đặc sắc của đất nước bạch dương. Với trẻ em ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, lật đật là thứ đồ chơi quen thuộc và hấp dẫn.
– Con lật đật có nhiều đặc điểm rất đáng chú ý: vẻ mặt vui vẻ, tươi tắn, vì có bộ phận giữ thăng bằng rất tốt nên dù có bị tác động thế nào cũng luôn trở lại tư thế thẳng đứng.
Suy nghĩ của bản thân
Dù chỉ đơn giản là một món đồ chơi nhưng con lật đật lại gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ:
– Con lật đật luôn mang vẻ mặt tươi tắn, vui vẻ, đó chính là biểu hiện của sự lạc quan yêu đời. Điều này rất có ý nghĩa. Bởi, trong cuộc sống chúng ta cần phải lạc quan, vững vàng vượt qua thử thách và hơn thế chúng ta còn phải biết mỉm cười chấp nhận những thất bại để có thể tiếp tục làm lại.
– Con lật đật luôn luôn đứng thẳng dù có bị lật qua lật lại. Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách, điều quan trọng là không được cúi đầu gục ngã trước bất kì hoàn cảnh nào, phải biết đứng dậy sau mỗi thất bại để luôn hướng về phiá trước.
– Vì có một trọng tâm vững chắc nên nó có thể đứng vững dù có bị tác động thế nào. Điều này giúp mỗi chúng ta hiểu rằng mỗi người cần phải có bản lĩnh sống để có thể vững vàng dù trong mọi tình huống của cuộc sống.
Bài học cho mọi người
– Trong cuộc sống luôn lạc quan, sẵn sàng đối diện với những thử thách và biết chấp nhận thất bại để đi đến thành công.
– Mỗi người cần tự rèn luyện cho mình một bản lĩnh vững vàng để có thể tự tin, chủ động trong cuộc sống vốn rất nhiều những khó khăn, bất trắc.
Câu 2:
Giải thích
– Ở ngoài thơ : Vai trò vốn sống khả năng hiểu biết cuộc đời, sự từng trải là nhân sinh của người cầm bút.
– Lục Du muốn khẳng định sức mạnh của thơ nằm ở đời sống chứ không phải ở ngôn từ.
Bàn luận vấn đề
– Nói đến thơ là nói đến cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ, cảm hứng ấy chỉ xuất hiện trong việc tiếp xúc với hiện thực đời sống, cho nên cảm hứng thơ ca không tự nhiên mà có, nó đến trong sự va đập của nhà thơ với cuộc đời.(Nguyễn Du để có cảm hứng đau đớn lòng phải bắt đầu từ “những “điều trông thấy”…}.
– Nói đến thơ là nói đến cái Đẹp, đó là cái Đẹp bất ngờ, đa dạng, tiềm ẩn trong hiện thực đời sống và chỉ khi đi vào hiện thực người cầm bút mới có cơ duyên bắt gặp được những cái Đẹp ấy.
{Những hình ảnh thi vị trong thơ không phải lúc nào cũng là sự hư cấu mà nó
bắt nguồn từ hiện thực cuộc đời: Đầu súng trăng treo – là hình ảnh đẹp bắt nguồn từ hiện thực chiến đấu…}.
– Chính hiện thực là chất liệu nhào nặn lên bản lĩnh của nhà thơ. Cuộc sống với sự tương tác của nó đem lại cho anh ta cái nhìn riêng, và đó là yếu tố quyết định tài năng của người nghệ sĩ. {Chính cuộc đời đã tạo nên cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du (sống trong thời đại nhiều biến cố, đã đưa đến cảm thức về thân
phận bé bỏng của con người)…}.
Mở rộng, nâng cao
– Nếu chỉ có thi ngoại (chỉ có hiểu biết cuộc sống) thơ sẽ không còn thuyết phục (làm người quý thẳng, làm thơ quý cong). Vì thế bên cạnh sự hiểu biết cuộc sống, thơ còn phải là thế giới nghệ thuật của ngôn từ (cách tổ chức lời thơ, nhịp thơ…).
– Tác phẩm nghệ thuật đích thực phải là sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố “thi
ngoại” và “chuốt lời” mới tạo nên sự xuất thần.
– Chính sự cao quý của thơ nên người nghệ sĩ phải sống, phải không ngừng trải
nghiệm, phải vật lộn với ngôn từ mới có thể đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.
Xem thêm Bộ đề luyện thi học sinh giỏi môn văn có đáp án :
Dạng đề nghị luận ý kiến bàn về văn học :