SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11

ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày 28-3-2014
Môn: Ngữ văn
Họ và tên:………… LỚP 11 THPT- VÒNG 2
Số báo danh:…….. Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề gồm có 01 trang

Câu 1 :
Ngạn ngữ Pháp có câu:
“Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”
Suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ trên.
Câu 2 :
Bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng:
“Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời”.
Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

…………………………………….Hết.………………………………………………..

Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo những cách khác nhau, miễn là đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
Cau 1
Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”
A Giải thích câu ngạn ngữ
-“Người chủ” là người có quyền uy, điều khiển, sai khiến; “người đầy tớ”: người bị điều khiển, bị sai khiến phải tuân phục mệnh lệnh của chủ nhân.
– Câu ngạn ngữ khuyên con người phải tỉnh táo trước sức mạnh của tiền bạc, đừng bị nó mê hoặc, biến thành nô lệ.

B Luận bàn về câu ngạn ngữ
– Coi tiền bạc là một đầy tớ trung thành, con người sẽ biến nó thành phương tiện phục vụ đắc lực cho cuộc sống. Trong tay người tốt, tiền sẽ phát huy giá trị to lớn của nó, mang lại cuộc sống hòa bình, hạnh phúc đầy ý nghĩa cho cá nhân, gia đình và xã hội.
– Coi tiền bạc là mục đích của cuộc sống, con người sẽ tự biến nó thành ông chủ xấu, bị nó sai khiến làm những điều xấu xa, tội lỗi, thậm chí là tội ác. Ma lực của tiền bạc khiến con người tha hóa thành kẻ tham lam, ích kỉ, giẫm đạp lên những giá trị chân chính của cuộc sống.

C Bài học nhận thức và hành động
– Tiền có vai trò lớn trong cuộc sống, con người cần nó để sống, nhưng cũng dễ bị nó hủy hoại nhân cách. Vì thế cần tỉnh táo trong việc kiếm tiền và tiêu tiền. Hãy là ông chủ tốt để tiền bạc- kẻ đầy tớ trung thành, phát huy hết giá trị, sức mạnh của nó.
Câu2 “Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời”.
A Giải thích vấn đề
– Chứng tích của một thời: Phản ánh được hiện thực của thời đại với những vấn đề đời sống nổi cộm, bức thiết của nó.
– Hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: Thể hiện được những vấn đề bản chất, cốt lõi của nhân sinh, những chân lí muôn đời, vượt qua giới hạn của thời đại.
– Ý kiến của Nguyễn Kiên không chỉ chia sẻ kinh nghiệm sáng tác của nhà văn mà còn nêu lên một yêu cầu cốt tử đối với nội dung truyện ngắn.


Khẳng định vấn đề
* Vận dụng kiến thức lí luận văn học để khẳng định vấn đề:
– Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống, hiện thực là một thuộc tính tất yếu của văn học. Vì thế tác phẩm luôn in dấu những đặc điểm lịch sử xã hội của thời đại mà nó ra đời, là chứng tích của một thời. Nhà văn sâu sắc sẽ nhìn thấy trong chứng tích của một thời những “tính tình bất diệt của loài người”, những hằng số giá trị của cuộc sống muôn thuở, ấy là chân lí giản dị của mọi thời.
– Truyện ngắn bị giới hạn về dung lượng, nó thường phản ánh đời sống trong một lát cắt ngang, một khoảnh khắc. Nhà văn phải chộp được cái khoảnh khắc đắc địa, dồn nén, kết tinh những vấn đề cốt lõi, bản chất nhất. Vì thế truyện ngắn không chỉ phản ánh hiện thực của thời đại nhà văn sống mà còn thể hiện được những chân lí muôn đời.
* Thẩm bình một số truyện ngắn để khẳng định vấn đề, cần chỉ ra được “chứng tích của một thời”, “chân lí giản dị của mọi thời” chứa đựng trong tác phẩm.

B Mở rộng và nâng cao vấn đề
– “Vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời” không chỉ là yêu cầu nội dung của một truyện ngắn hay, mà còn là phẩm chất của mọi tác phẩm văn học đích thực. Vì thế văn học luôn giàu giá trị nhận thức.
– “Chứng tích của một thời” “chân lí giản dị của mọi thời” cần được gửi gắm trong nghệ thuật truyện ngắn độc đáo, ấn tượng: tình huống truyện bất ngờ, chi tiết đắt, kết cấu đặc sắc…Nhà văn phải có vốn sống phong phú, phải đào sâu tìm tòi mới có được một truyện ngắn hay như thế.
…………………………………….HẾT………………………………………………….

Bài viết gợi ý: