ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM – LỚP 12 Năm học: 2013– 2014
MÔN: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Đây là đề soạn theo cấu trúc cũ, các em vào link này để cập nhật những đề thi mới nhất nhé :
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12
Anh/ chị hãy đọc đoạn trích dưới đây:Câu 1: (4 điểm)
“ Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy.Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.
( rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)
a.Nêu chủ đề đoạn văn trên.
Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả bằng bút pháp nghệ thuật gì? Anh/ chị hãy phân tích một cách ngắn gọn nghệ thuật miêu tả cây xà nu trong đoạn trích trên.
Câu 2: (6 điểm)
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li la li la li la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha
hát ngêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
(Trích Đàn Ghi ta của Lor- ca Thanh Thảo)
Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ trên. Qua thân phận của người nghệ sĩ tài hoa mà bất hạnh Lor ca, anh/ chị suy nghĩ gì về sự tôn vinh của Đảng và nhà nước ta ngày nay đối với các nghệ sĩ.
Họ và tên thí sinh……………………………. Số báo danh…………………………………….



HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI NĂM – LỚP 12 Năm học: 2013– 2014
MÔN: Ngữ văn
CâuĐáp ánĐiểm
1.aChủ đề đoạn văn: Miêu tả đặc tính, vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt và những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do bom đạn của kẻ thù. Qua đây tác giả cũng thể hiện những đau thương, mất mát và sự bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.1.0
1.bHình tượng rừng xà nu được tác giả Nguyễn Trung Thành dùng đặt tên cho tác phẩm. Đây là hình ảnh khơi nguồn cảm xúc để nhà văn sáng tạo suy ngẫm, là đối tượng thẩm mĩ để nhà văn miêu tả, kể chuyện. Hình tượng cây xà nu được tác gả miêu tả bằng bút pháp tả thực và tượng trưng.0.5
  • Ý nghĩa tả thực của hình tượng cây xà nu:
  • -Xà nu là loại cây đặc trưng cho mảnh đất Tây Nguyên, gắn bó sâu sắc với người dân Tây Nguyên.
    – Xà nu là loại cây có sức sống kiên cường, bất khuất, đó là sức sống tiềm tàng kì diệu mà bom đạn kẻ thù không thể tiêu diệt.
    -Xà nu là loại cây ham ánh sáng mặt trời. Mỗi cây xà nu, cả rừng xà nu, cả cánh rừng xà nu được gia tăng sức sống, phô ra tất cả vẻ đẹp của tầm vóc, của sắc màu và hương thơm.
    – Những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời gợi sự đông đảo, rộng lớn, hùng vĩ của rừng xà nu.





    1.0
  • Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cây xà nu:
  • -Những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu tượng trưng cho những mất mát đau thương vô bờ mà đồng bào ta phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố ác liệt.
    -Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt thể hiện sự bất khuất, kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù.
    -Đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lí tưởng cách mạng của người dân Tây Nguyên.
    – Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu, các thế hệ cây xà nu, số lượng đông đảo, hùng vĩ của rừng xà nu gợi nghĩ đến sự nối tiếp của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau kháng chiến.




    1.0
    Nguyễn Trung Thành đã khắc họa khá thành công hình tượng cây xà nu. Nhà văn luôn miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu thường xuyên với con người. Các hình thức nhân hóa, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện vẻ hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên đồng thời gợi liên tưởng sâu xa về con người và đời sống. Trong nghệ thuật miêu tả cây xà nu, chất thơ và chất sử thi hòa quyện thể hiện rõ một phong cách văn xuôi vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình vừa giàu sức khái quát.
    0.5
    2.Thanh Thảo là một trong những cây bút tiêu biểu của lớp thơ trẻ thời chống Mĩ. Ông cũng là người có đóng góp lớn cho sự cách tân thơ Việt. “Đàn ghi ta của Lor ca” rút trong tập “Khối vuông ru-bic thể hiện rõ đặc trưng tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực…0.5
    Giới thiệu về hình tượng Lor ca: Lor ca là một tài năng chói sáng của văn học hiện đại Tây Ban Nha thế kỉ XX; là người cổ vũ nồng nhiệt nhân dân Tây Ban Nha đấu tranh với mọi thế lực áp chế đòi quyền sống chính đáng cho con người và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân nghệ thuật…Lor ca đã bị bọn phát xít Phrăng cô sát hại khi mới 38 tuổi. “Đàn ghi ta của Lor ca” được khơi nguồn cảm hứng từ cuộc đời và những giây phút bi tráng của nhà thơ Lor ca. Ở bài thơ này tác giả tập trung xây dựng hai hình tượng nghệ thuật: hình tượng Lor ca và hình tượng tiếng đàn.0.5
    Trong đoạn thơ trên, Lor ca xuất hiện trong một không gian văn hóa đậm chất Tây Ban Nha với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: Tiếng đàn, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng, yên ngựa.+ “Tiếng đàn bọt nước” gợi liên tưởng tới cây đàn ghi ta- niềm tự hào của xứ sở Tây Ban cầm. Hình ảnh này vừa biểu tượng cho nền nghệ thuật, nền văn hóa của đất nước Tây Ban Nha vừa gợi tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ Lor ca cùng với khát vọng cách tân nghệ thuật đồng thời gợi sự mong manh, dễ vỡ của nghệ thuật trong thời kì cái ác ngự trị.
    + Hình ảnh “Áo choàng đỏ gắt” gợi đến các đấu sĩ bò tót-một biểu tượng của Tây Ban Nha, gợi bản sắc văn hóa Tây Ban Nha. Hình ảnh này còn biểu tượng cho khung cảnh chính trị Tây Ban Nha dưới chế độ độc tài( màu đỏ gắt là màu máu, cả Tây Ban Nha là một đấu trường…)




    1.5
    Giữa khung cảnh chính trị Tây Ban Nha, Lor ca xuất hiện là một nghệ sĩ tự do và cô đơn: Đi lang thang về miền đơn độc.=> Lor ca hoàn toàn cô đơn khi đi tìm cái đẹp trong thế giới bạo tàn.1.0
    Khắc họa hình tượng Lor ca, Thanh Thảo tập trung tái hiện lại cái chết oan khuất của Lor ca: Tây Ban NhaHát ngêu ngao
    Bỗng kinh hoàng
    Áo choàng bê bết đỏ
    Lorca bị điệu về bãi bắn
    Chàng đi như người mộng du
    Áo choàng bê bết đỏ -> gợi cái chết của Lor ca
    – > Biểu tượng cho Tây Ban Nha bị khủng bố.



    1.0

    =>Lor ca là một chiến sĩ, một nghệ sĩ có lí tưởng cao đẹp. Tên tuổi của Lor ca đã trở thành biểu tượng cho cái đẹp, cái cao cả.0.5
    Thái độ của nhà thơ: Bộc lộ niềm xót thương sâu sắc đối với một thiên tài, sự nuối tiếc những cách tân nghệ thuật dang dở của Lor ca, sự tôn vinh, lòng thành kính của nhà thơ dành cho Lor ca( Phân tích chuỗi âm li la li la li la)0.5
    Số phận Lor ca là số phận của người nghệ sĩ tài hoa mà bất hạnh dưới chế độ độc tài Tây Ban Nha. Qua đây ta càng trân trọng sự tôn vinh của Đảng và nhà nước ta đối với các văn nghệ sĩ. Đó là sự tôn vinh cái tài, cái đẹp, khẳng định vai trò to lớn của người nghệ sĩ trong một xã hội mới.1.0

    (Tài liệu sưu tầm )

    Bài viết gợi ý: