Đề thi học sinh giỏi về bài Chí Phèo- Nam Cao
Đề bài :
“Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”
(Nguyễn Đăng Mạnh – Trong cuộc toạ đàm về cuốn Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa,Báo Văn nghệ, số 14, 4/1999)
Anh/chị hãy giải thích ý kiến trên. Phân tích chi tiết cái bóng Chí Phèo trong đoạn truyện sau của Nam Cao để làm sáng tỏ:
… “Nhưng mà trăng lên, mặt trăng rằm vành vạnh. Và ánh trăng chảy trên đường trắng tinh.
Và ánh trăng chảy trên đường trắng tinh. Ồ, cái gì đây, đen và méo mó trên đường trăng nhễ nhại? Nó xệch xạc về bên trái, thu gọn vào rồi lại dài loang ra, xé rách vài chỗ.
Nó cứ quần quật dưới chân Chí Phèo. Chí Phèo đứng lại và nhìn nó và hắn bỗng nghiêng ngả cười. Hắn cười ngặt nghẽo, cười rũ rượi. Giá hắn cứ chửi lại còn dễ nghe! Cái vật xệch xạc trên đường chính là bóng hắn. Thế là hắn cười, và hắn quên báo thù: hắn đi qua cái ngõ đầu tiên kia rồi”
(Truyện chí Phèo- Nam Cao)
Thực chất đề bài yêu cầu học sinh phải biết nội dung lí luận văn học và những kiến thức về tác phẩm để giải thích chứng minh luận đề. Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng làm nổi bật những nội dung sau:
Mở bài :
+ Giớithiệu và trích dẫn nhận định của GS Nguyễn Đăng Mạnh:”Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”
+ Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Thân bài :
Luận điểm 1 : Giải thích nhận định
Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Tác phẩm nghệ thuật lôi cuốn người đọc là nhờ nhiều yếu tố trong đó chi tiết đóng vai trò quan trọng,
Truyện ngắn cô đọng hàm súc về dung lượng nên mọi chi tiết đều phải có sự lựa chọn kĩ lưỡng của nhà văn.
Chi tiết trong tác phẩm có một vị trí đặc biệt quan trọng như “nhãn tự” trong thơ tứ tuyệt. Chi tiết góp phần hình thành tính cách nhân vật, chủ đề tác phẩm. khẳng định sự tinh té, độc đáo tài hoa của nhà văn.
Cách đánh giá của Giáo sư NĐM không chỉ đặt ra yêu cầu sáng tạo các chi tiết độc đáo mà còn mở ra một hướng mới trong tiếp nhận truyện ngắn thông qua các chi tiết độc đáo,
Luận điểm 2 : Phân tích, chứng minh giá trị của chi tiết cái bóng trong đoạn trích trên.
a. Giới thiệu sơ lược về cảnh ngộ của Chí Phèo và Vị trí chi tiết cái bóng.
+ HS tóm lược cuộc đời tha hoá của Chí phèo trong vài dòng: mồ côi, bị đấy vào tù, tha hoá , thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính, hắn ra tù và uống rượu say, đến nhà Bá Kiến chửi,…
+ Vị trí của chi tiết :Sau khi chửi xong hắn lào đảo ra về, định đập phá, đốt nhà ai đó, trăng lên và soi cái bóng của Chí Phèo, hắn nhìn thấy cái bóng mình. Tiếp sau đó, Chí Phèo ghé vào nhà Tự Lãng
b. Ý nghĩa của chi tiết
-Quần quật dưới chân Chí Phèo: quẩn quanh, bó buộc, không lối thoát.
-Méo mó, xệch xạc, dài loang, rách.phản ánh hình hài của Chí Phèo, cuộc đời Chí, nó thảm hại, không lành lặn, thiếu nguyên vẹn, rách rưới, xệch xạc.
-Chí nhìn nó cười nghiêng ngả, cười rũ rượi:
+ Khi không biết đó là cái gì: thể hiện trạng thái của kẻ say.
+ Khi biết đó là cái bóng của mình: tiếng cười đầy phẫn chí của kẻ đau đớn, bế tắc.
—► “Cái bóng’ phản ánh cái hình, không chỉ thân phận, con người Chí mà ngay cả cái bóng cũng được nhà văn miêu tả hết sức thảm thương, tội nghiệp.
c. Vai trò chi tiết “cái bóng” trong tác phẩm
->>Nhận xét tài năng miêu tả của Nam Cao
Kết bài : Đánh giá
+Chi tiết nhỏ làm nên tác phẩm lớn…
+ Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến :”Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”
Xem thêm :