Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả.
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ? Hãy phân tích bài thơ Tây Tiến để làm sáng tỏ ý kiến đó.
Gợi ý:
- Giải thích nhận định:
– Riêng: nét mới, cái độc đáo.
– Vì sao văn chương phải có cái riêng: văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo. Mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng, nét mới ở ý tưởng nghệ thuật cũng như ở hình thức biểu hiện. Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ thuật riêng, một “chân trời” riêng, một “biên cương” riêng. Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn.
– Vì sao văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả: mới mẻ, độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương. Tác phẩm chương không có gì mới sẽ không được người đọc tiếp nhận. Nhà văn có phong cách nghệ thuật mờ nhạt sẽ bị người đọc quên lãng ; lặp lại mình hoặc lặp lại người khác đều là điều tối kị trong hoạt động sáng tác của nhà văn. Cái bình thường là cõi chết của nghệ thuật (M.Gorki).
=> Nhận định nhấn mạnh tầm quan trọng của phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cái độc đáo cho tác phẩm.
- Phân tích bài thơ để làm rõ vấn đề nghị luận:
a/ Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
b/ Phân tích
– Nét riêng trong lựa chọn, xử lí đề tài, xác định chủ đề: Người lính Tây Tiến xuất thân là những trí thức Hà Thành. Họ vừa có dáng dấp của những tráng sĩ thuở trước vừa mang đậm vẻ đẹp của người lính chống Pháp, vừa mang vẻ đẹp lãng mạn vừa có chất bi tráng.
– Cách nhìn, cách cảm thụ giàu khám phá nghệ thuật (cách nhìn, cách cảm mới mẻ về người lính): trong số những bài thơ viết về người lính năm 1948 như Nhớ của Hồng Nguyên, Cá nước của Tố Hữu, Đồng chí của Chính Hữu…..thì Tây Tiến của Quang Dũng nói nhiều đến sự hi sinh. Tác giả không ngần ngại nói đến cái chết của người lính ở chiến trường, ở rừng sâu nước độc, ở biên giới Tây Bắc, cái chết vì súng đạn, cái chết vì bệnh tật, thiếu thốn….nhưng đoạn thơ và cả bài thơ vẫn không hề gây cảm giac bi lụy.
– Giọng điệu riêng của bài thơ: Cả bài thơ được bao trùm trong nỗi nhớ. Nỗi nhớ ấy gợi về những kỉ niệm, những hình ảnh với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, được diễn tả bằng những giọng điệu phù hợp với mỗi trạng thái cảm xúc.
+ Đọan 1: gịong tha thiết, bồi hồi, được cất lên thành những tiếng gọi những từ cảm thán.
+ Đọan 2: tái hiện kỉ niện về những đêm liên hoan thắm tình quân dân, giọng điệu chuyển sang hồn nhiên , tươi vui; sau đó bâng khuâng, man mác khi gợi lại một cảnh chia tay trong một chiều sương mờ bao phủ Châu Mộc.
+ Đọan 3: giọng thơ trang trọng bi tráng, tái hiện hình ảnh người lính Tây Tiến và sự hi sinh cao cả của họ.
+ Đọan 4: tha thiết, bồi hồi….
=> Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là bi tráng.
– Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mang đậm dấu ấn riêng:
+ Hình ảnh trong bài thơ được sáng tạo bằng nhiều bút pháp khác nhau, tạo nên những sắc thái thẩm mỹ phong phú. Trong bài thơ có hai hình ảnh chính: thiên nhiên miền Tây và người lính Tây Tiến. Ở mỗi loại hình ảnh có hai dạng chính, tạo nên sắc thái thẩm mỹ phối hợp, bổ sung cho nhau.
Thiên nhiên có cái dữ dội, khắc nghiệt, hoang sơ, hùng vĩ: thanh trắc, nét vẽ khoẻ khoắn, dữ dằn. Bên cạnh đó, có những hình ảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, ẩn hiện trong sương khói, trong màn mưa, hoa đong đưa : thanh bằng, nét vẽ nhoè mờ kiểu tranh lụa. Tác giả đã sử dụng nhiều bút pháp để miêu tả, dựng hình ảnh, có khi tả cận cảnh, dừng lại ở những chi tiết khá cụ thể, có khi lại lùi xa để bao quát khung cảnh rộng, mở ra bức tranh phóng khoáng và hùng vĩ của miền Tây.
Hình ảnh người lính Tây Tiến cũng hiện ra với nhiều sắc thái, chủ yếu là hào hùng và hào hoa. Hào hùng ở ý chí, tư thế hiên ngang, coi thường gian khổ. Hào hoa ở tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên, đằm thắm tình người và cả những khát khao, mơ mộng.
=> Trong thơ có nhạc, có hoạ, có chạm khắc theo một cách riêng.
+ Đặc sắc ngôn ngữ của Tây Tiến là sự phối hợp, hòa trộn của nhiều sắc thái phong cách với ngôn ngữ những lớp từ vựng đặc trưng. Có thứ ngôn ngữ trang trọng, mang màu sắc cổ kính, chủ yếu miêu tả hình ảnh Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ. Có lớp từ ngữ sinh động của tiếng nói hàng ngày, in đậm phong cách người lính.
Một nét sáng tạo trong ngôn ngữ là có những kết hợp từ độc đáo mới lạ tạo nghĩa mới hoặc sắc thái mới : nhớ chơi vơi, đêm hơi, súng ngửi trời, mưa xa khơi, mùa em thơm nếp xôi…
Sử dụng địa danh : tạo ấn tượng về tính cụ thể, xác thực của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người; gợi được vẻ heo hút nhưng cũng rất hấp dẫn của xứ lạ phương xa.
+ Thể thơ 7 chữ với các biện pháp tu từ: nhân hoá, sử dụng từ láy, liệt kê, nghệ thuật đối…
Đánh giá chung:
– Nội dung: Tây Tiến của Quang Dũng đã dựng lên đươc một bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến hào hoa, dũng cảm. Nhà thơ đã tái hiện được hiện thực bi hùng của cuộc kháng chống Pháp trong niềm cảm hứng lãng mạn dạt dào.
Xem thêm:
- Bộ đề thi học sinh giỏi môn văn
- Tuyển tập đề thi, soạn bài Tây Tiến Quang Dũng, Ngữ văn 12