SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TPHCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS – THPT ĐỨC TRÍ NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I- Phần Đọc- hiểu ( 3,0 điểm ) Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

“Đây là những lời khuyên quan trọng nhất mà tôi để lại cho các con”, nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ ABC vào năm 2010. “Một, hãy nhớ nhìn lên những vì sao và đừng nhìn xuống dưới chân mình. Hai, đừng bao giờ từ bỏ công việc, công việc cho con ý nghĩa và mục đích sống, cuộc đời sẽ trống vắng nếu thiếu chúng. Ba, nếu con may mắn tìm được tình yêu, hãy nhớ tình yêu là thứ hiếm có và đừng vứt bỏ nó”.

Vào sáng sớm ngày 14/3, Stephen Hawking trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Cambridge, Anh ở tuổi 76. Sinh ra ở Oxford vào ngày 8/1/1942, chàng trai Hawking 21 tuổi bị chẩn đoán mắc một loại bệnh thần kinh vận động. Đa số những người mắc căn bệnh này chỉ có thể sống 2-3 năm kể từ ngày bị chẩn đoán. Nhưng trái với mọi tiên lượng của bác sĩ, giáo sư Hawking đã sống thêm tới 50 năm.

Không chỉ sống sót, Stephen Hawking còn tiếp tục nghiên cứu khoa học và đạt đến đỉnh cao sự nghiệp khi ngồi trên xe lăn và giao tiếp thông qua một thiết bị phát giọng nói nhân tạo. Ông nổi tiếng với các cuốn sách như “Lược sử thời gian” hay “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ”, miêu tả súc tích những khám phá khoa học vượt bậc của ông về vũ trụ bí ẩn và kỳ vĩ.

An Hồng ( vnexpress.net, 16/3/2018)

Câu 1 (1,0 điểm) : Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2 (1,0 điểm) : Xác định nội dung chính của văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm) : Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng.

Phần Làm văn ( 7,0 điểm )

Câu 1 ( 2,0 điểm ) :

Thông điệp nào của văn bản đọc-hiểu trên có ý nghĩa đối với anh/chị? Hãy trình bày suy nghĩ trong một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) .

Câu 2 ( 5,0 điểm ): Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau :

“…Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ, vật này của chung.”

( Trích Trao duyên-Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai, Nxb GD, 2013)

— HẾT —
ĐÁP ÁN ĐỀ KT HỌC KỲ II -NGỮ VĂN 10 – NĂM HỌC 2017 – 2018

PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1(1,0 đ)

Phong cách ngôn ngữ : Báo chí

Câu 2(1,0 đ)

Cuộc đời phi thường vượt qua bệnh tật của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking và lời khuyên dạy giàu ý nghĩa của ông với các con.

*HS có thể diễn đạt nhiều cách, GV linh hoạt chấm

Câu 3(1,0 đ): Phép liên kết ( 0,5): Phép thế (Stephen Hawking / Chàng trai/ Ông )…hoặc phép nối (Một, Hai, Ba)…..Nêu tác dụng của phép liên kết trên (0,5)

*GV linh hoạt chấm

LÀM VĂN (7.0đ)

Câu 1 (2,0đ): Từ nội dung văn bản đọc-hiểu trên, anh/chị rút ra được thông điệp gì cho bản thân?

Lưu ý :Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking đã khuyên các con phải biết nuôi dưỡng ước mơ, chăm chỉ làm việc và trân trọng tình yêu. Đồng thời bài báo cũng cho ta thấy một cuộc đời phi thường vượt qua bệnh tật của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking.

Trên cơ sở đó HS trình bày suy nghĩ và nêu hướng phấn đấu của bản thân.

* Học sinh có thể chọn bất cứ thông điệp nào có trong đoạn trích. Quan trọng là phần lý giải có sức thuyết phục. Gíam khảo xem xét, cân nhắc và cho điểm cho phù hợp.

Câu 2( 5,0đ): Cảm nhận đoạn thơ trong trích đoạn “Trao duyên” ( 14 câu đầu)

Mức tối đa (5.0điểm):

Học sinh biết cách làm bài nghị luận cảm nhận đoạn thơ trung đại( trích đoạn Trao duyên- Truyện Kiều). Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau:

1. Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn đoạn thơ. ( 0,5 đ)

2. Cảm nhận đoạn thơ 14 câu ( 4,0đ) :

a- Về nội dung: Thúy Kiều giãi bày lý do, trao duyên cho Thúy Vân; ta thấy được lời thỉnh cầu chân thực, thiết tha, lắm ràng buộc, đầy sức thuyết phục qua cách nói thể hiên sự thông minh, khôn khéo của Kiều ; đồng thời cũng thấy được bi kịch tình yêu tan vỡ và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều .

b- Về nghệ thuật : Thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy và miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế của Nguyễn Du .

3-Đánh giá chung về giá trị của đoạn thơ, thành công của thi hào Nguyễn Du, liên hệ nhận thức bản thân( 0,5đ)

* GV linh hoạt chấm

Mức tối đa: (4– 5 điểm): Đáp ứng yêu cầu của đề ở mức tốt; có thể mắc vài lỗi chính tả, ngữ pháp.
Mức chưa tối đa: (2.5 -3.75 điểm): Đáp ứng yêu cầu của đề ở mức tương đối khá ; có thể mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp.
Mức chưa tối đa: (1 – 2 điểm): Không nắm chắc yêu cầu của đề, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
Mức chưa tối đa: (0,5 – 0,75 điểm): Không nắm được yêu cầu của đề, bài viết lan man.
Mức chưa tối đa: (0 điểm): Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không rõ ý.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II /2017-2018- MÔN NGỮ VĂN- KHỐI 10

– Xác định khung ma trận :

Mứcđộ

Chủ đề

Nhận biếtThông hiểuVận dụng Cộng
Thấp Cao
I. Đọc hiểu văn bản

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản

Phép liên kết và tác dụngNêu nội dung chính của văn bản

Số câu: 3 câu

Số điểm : 3.0 đ

Tỉ lệ : 30%

1 câu

1.0 đ

10 %

1 câu

1.0 đ

10 %

1 câu

1.0 đ

10 %

3 câu

3 đ = 30%

II. Làm văn

1- Viết đoạn văn

2- Viết bài văn

Học sinh vận dụng kiến thức về văn NLXH để viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về thông điệp của văn bản1 câu

2 đ =

20%

Học sinh vận dụng kiến thức về tác phẩm thơ trung đại để viết bài NLVH cảm nhận về 1 đoạn thơ Truyện Kiều1 câu

5 đ =

50%

Số câu : 2 câu

Số điểm :7.0 đ

Tỉ lệ : 70 %

2 câu

7 đ

70%

2 câu

7 đ

70%

Tổng cộng

Số điểm

Tỉ lệ

1 câu

1.0 đ

10 %

1 câu

1.0 đ

10 %

1 câu

1.0 đ

10 %

2 câu

7 đ

70%

10 điểm = 100%

Bài viết gợi ý: