Soạn bài luyện tập viết đoạn văn tự sự
I. Đoạn văn trong văn bản tự sự
- Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn thường có câu nêu ý khái quát gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý cụ thể.
- Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau:
+ Đoạn phần mở bài: giới thiệu câu chuyện
+ Đoạn ở phần thân bài: kể diễn biến sự việc chi tiết.
+ Đoạn kết bài: tạo ấn tượng mạnh mẽ tới suy nghĩ, cảm xúc người đọc.
- Nội dung mỗi đoạn văn tuy khác nhau (cách tả người, kể sự việc) nhưng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa văn bản.
II. Cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự
Câu 1.
a. Các đoạn văn trên nói chung thể hiện đúng dự kiến của nhà văn. Nội dung và giọng điệu của các đoạn mở đầu và kết thúc của chuyện đều có thiên hướng ngợi ca, ca ngợi vẻ đẹp của rừng xà nu, một hình tượng biểu trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên.
Tuy nhiên, mỗi đoạn lại có những nét riêng: Đoạn mở đầu miêu tả rừng xà nu với sức sống dẻo dai trước những làn bom đạn của quân thù; đoạn kết miêu tả sức vươn lên của các lớp xà nu con và sức mạnh tổng thể của rừng xà nu „nối tiếp đến chân trời“
b. Rút kinh nghiệm từ cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.
- Cần có ý tưởng, dự kiến từ trước cho nội dung và nghệ thuật của các đoạn văn.
- Mỗi đoạn văn trong văn bản tự sự cần phải tập trung biểu hiện chủ đề chung, tuy nhiên vẫn phải có những đặc điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật.
Câu 2.
a. Chưa thể coi đây là một đoạn văn trong văn bản tự sự, vì thực chất đây là ba đoạn đều đang được viết dở dang.
Đoạn văn trên gồm phần đầu (từ „Vậy là...“ đến „... ửng lên“) là đoạn mở của truyện: phần giữa (từ „Một đoàn người“ đến „ứa nước mắt“) là các đoạn trung tâm của truyện, viết chưa rõ ý, phần cuối thuộc đoạn kết.
b. Viết đoạn này, bạn học sinh mới thành côn trong việc giới thiệu chuyện chị Dậu được phân công về làng Đông Xá, lãnh đạo nhân dân phá kho thóc và cướp chính quyền ở huyện. Nhưng chỗ còn lại viết chưa thành công và còn để trống.
- Gợi ý viết tiếp các phần để trông trong văn bản:
+ Ở chỗ trống thứ nhất: HS nên kể một đoạn về việc chị Dậu về làng vận động nhân dân tham gia cách mạng như thế nào? Nhân dân trong làng được chị thuyết phục và nghe theo chị ra sao? Trong quá trình đó, những ai (nhân vật do học sinh tưởng tưởng ra) hưởng ứng và ủng hộ chị tích cực nhất? Những công việc cụ thể của họ như thế nào? Anh Dậu và các con chị lúc ấy ra sao? Bọn mật thám Pháp phối hợp với ông Lý ứng xử như thế nào?... Cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cấp trên, chị Dậu đã tập hợp được nhân dân làng Đông Xá gương cao cờ đỏ sao vàng, xuống đường ủng hộ cách mạng.
+ Ở chỗ trống thứ hai: HS nên kể tiếp một đoạn văn ngắn về việc chị Dậu tuyên truyền, cổ động nhân dân như thế nào? Có thể đưa ra lời diễn thuyết phải ăn nhập với lời cuối. Chẳng hạn nhân dân làng Đông Xá vùng lên đánh Pháp, đuổi Nhật.
Câu 3. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự:
- Hình dung câu chuyện diễn biến như thế nào?
- Xây dựng kết cấu cho câu chuyện trong đoạn văn định kể.
- Sử dụng các từ ngữ liên kết câu để đoạn văn mạch lạc, chặt chẽ.
III. Luyện tập
Câu 1.
a. Đoạn trích kể lại sự việc của cô thanh niên xung phong thời chống Mỹ Phươn Định – đang phá bom để mở đường.
b. Trong đoạn trích đã có sự nhầm lẫn về ngôi kể. Trong truyện ngắn nhà văn dùng ngôi thứ nhất (nhân vật Phươn Định xưng tôi, kể chuyện về bản thân mình và tổ thanh niên xung phong). Đoạn trích được bạn HS chép lại đã thay đại từ xưng tôi bằng đại từ có, hoặc danh từ riêng Phương Định ở một số câu. Cần sửa lại để văn bản được nhất quán về ngôi kể (ngôi thứ nhất).
c. Từ những điều trên, có thể rút ra bài học: Trong văn bản tự sự, người viết cần nhất quán về ngôi kể. Nếu văn bản dùng ngôi kể nào ở đoạn mở đầu thì ở các đoạn tiếp theo cần duy trì ngôi kể ấy. Có như vậy đoạn văn bản tự sự mới chặt chẽ, logic, hấp dẫn và thuyết phục người đọc.
Câu 2: HS tự làm.