Đề đọc hiểu Trăng nở nụ cười, Nghệ thuật đối lập trong Hai đứa trẻ- Thạch Lam

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 11– Năm học 2016 – 2017

Thời gian làm bài 90 phút

  1. Kiến thức

– Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để tự đọc hiểu văn bản.
– Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận biết, thông hiểu và vận dụng các kiến thức.

  1. Kĩ năng

– Biết vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học.

  1. Thái độ

– Có thái độ nghiêm túc trong học tập, kiểm tra để có thể tự đánh giá năng lực của bản thân.

  1. Năng lực

– Năng lực nhận thức.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài kiểm tra.
HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ

Nhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
Vận dụng thấpVận dụng cao
1. Đọc hiểu– Trình bày thông tin về văn bản : các biện pháp tu từ, các hiện tượng ngôn ngữ– Lí giải sự phát hiện ý nghĩa các hình ảnh, biện pháp tu từ
Liên hệ với các tác phẩm cùng đề tàiTrình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 30%
(5% x 10 điểm = 0,5 điểm)5% x 10 điểm = 0,5 điểm)(20 % x 10 điểm = 2 điểm)
30% x 10 = 3,0 điểm
2. Làm văn
Nghị luận văn học
Nhận diện được kiểu bài nghị luận văn học
Hiểu được nội dung vấn đề cần trình bày.
Nắm vững kĩ năng làm văn nghị luận văn học, biết cách thiết lập các luận điểm, phối hợp các thao tác lập luận, sử dụng thành thạo các dẫn chứng.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%
10 % x 10 điểm = 1,0 điểm)20 % x 20 điểm = 2,0 điểm)(40% x10 điểm = 4,0 điểm)(70% x10 điểm = 7,0 điểm)
T. cộng1,5 điểm2,5 điểm6,0điểm10 điểm

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN
Năm học 2016 – 2017, Khối: 11.
Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1 (3điểm)

TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI

Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ???
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền…

Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Vườn xuông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.

Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!

(Lê Đình Cánh )

  1. Bài thơ giúp anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông? Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
  2. Nội dung chính của bài thơ?
  3. Câu thơ:“Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên quan các nhân vật nào trong tác phẩm ?
  4. Hai câu thơ cuối nhắc đến chi tiết nghệ thuật nào trong tác phẩm? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu bình luận chi tiết nghệ thuật này?

Câu 2: Đối lập là một thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của văn học lãng mạn. Thủ pháp đó đã được thể hiện như thế nào qua đoạn văn miêu tả cảnh hai chị em Liên đêm đêm thức đợi chuyến tàu đi qua phố huyện? (Hai đứa trẻ – Thạch Lam)

…………………….Hết……………………………

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học : 2016 – 2017,Môn : Ngữ văn – Khối 11
Thời gian làm bài : 90 phút

NỘI DUNGĐIỂM
1. – Bài thơ giúp ta liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
– Thể thơ lục bát; gieo vần chân và vần lưng.
0.5
2. – Bài thơ được gợi cảm xúc từ mối tình của Chí Phèo và thị Nở. Tình cảm mộc mạc của một người dàn bà xấu xí đã giúp Chí thức tỉnh.0.5
3. Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” thể hiện sức mạnh, sức cảm hóa lớn lao mà tình yêu mang đến. Liên quan các nhân vật: Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo”.
1.0
4. * Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.
* Ý nghĩa:
– Về nội dung:
+ Thể hiện sự chăm sóc ân cần, tình thương vô tư, không vụ lợi của thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.
+ Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
+ Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí, gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.
– Về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.
1.0

Câu 1 (3,0 điểm)
Câu 2 (7,0 điểm)

1. Yêu cầu về kỹ năng:
– Biết cách làm bài văn tự sự . Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức.
* Giới thiệu : Tác giả Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ; vấn đề cần nghị luận
* Thủ pháp đối lập
– Là một trong những đặc trưng cơ bản của văn học lãng mạn
– Tác dụng : làm nổi bật đối tượng được miêu tả, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc.
* Thủ pháp đối lập thể hiện trong đoạn văn
Đoạn văn miêu tả cảnh chị em Liên đêm đêm thức đợi chuyến tàu
a. Xây dựng những tương quan đối lập
*) Đối lập giữa hoạt động, âm thanh của đoàn tàu và sự yên tĩnh nơi phố huyện
+ Hoạt động, âm thanh của đoàn tàu :
– Tiếng còi xe lửa từ xa vang lại trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi ; Tiếng còi đã rít lên, tàu rầm rộ đi tới
– Tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi
– Tiếng hành khách ồn ào khe khẽ
Đó là những hoạt động, âm thanh vang động, mạnh mẽ, riết róng, hối hả. Đây là đoàn tàu của âm thanh và của niềm vui.
+ Sự yên tĩnh nơi phố huyện :
– Người vắng mãi
– Hàng cơm đóng cửa im lặng như ngoài phố
– Ngoài kia đồng ruộng mênh mang và yên lặng
– Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch.
– Có miêu tả âm thanh : Trống cầm canh đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối ; tiếng chó cắn ; hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ thỉnh thoảng từng loạt một… nhưng tất cả đều rất ngắn, nhỏ, càng tô đậm sự yên tĩnh.
Âm thanh, hoạt động của đoàn tàu đối lập với sự yên tĩnh nơi phố huyện. Nó như phá tan sự yên tĩnh trong giây lát.
*) Đối lập giữa ánh sáng của đoàn tàu và bóng tối nơi phố huyện
+ Ánh sáng của đoàn tàu :
– Ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như ma chơi
– Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa
– Các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường
– Những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt
– Cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng
Ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu làm cả phố huyện như bừng lên, náo nức. Đây là đoàn tàu ánh sáng.
+ Bóng tối nơi phố huyện :
– Hàng cơm đóng cửa tối đen như ngoài phố
– Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê
– Trong một đoạn văn ngắn mà rất nhiều bóng tối, tối đen, đêm tối, đêm tối, đêm, bóng tối, đêm khuya, đêm tối, đêm, đầy bóng tối.
– Thiên truyện bắt đầu vào lúc hoàng hôn, khi bóng tối bắt đầu xâm nhập phố huyện và kết thúc vào lúc 9 giờ đêm, khi bóng tối đã bao trùm, làm chủ. Đặc biệt câu văn cuối cùng Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.
– Có miêu tả ánh sáng, ánh sáng của tự nhiên : Ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy, sao trên trời vẫn lấp lánh ; ánh sáng của cuộc sống con người : hai ba đèn lồng lung lay các bóng dài, bóng đèn lồng với bóng người đi về, đèn ghi, Liên vặn nhỏ ngọn đèn… nhưng hoặc quá xa vời, hoặc quá yếu ớt, càng tô đậm bóng tối.
Ánh sáng của đoàn tàu đối lập với bóng tối dày đặc, bao trùm phố huyện. Nó như xua tan bóng tối trong giây lát.
*) Đối lập giữa sự sang trọng của đoàn tàu và sự nghèo nàn nơi phố huyện
+ Sự sang trọng của đoàn tàu : những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người ngồi, đồng và kền lấp lánh, các cửa kính sáng. Đây là đoàn tàu của sự sang trọng.
+ Sự nghèo nàn nơi phố huyện :
– Chị Tí sửa soạn đồ đạc, đêm nay chỉ bán được cho hai, ba bác phu uống nước và hút thuốc lào, số tiền kiếm được rất ít ỏi.
– Bác Siêu gánh hàng đi vào trong làng, dọn ra rồi lại dọn vào, chẳng bán được cho ai.
– Vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu rách, không hát vì không có khách nghe, chẳng xin được đồng nào.
– Chị em Liên chẳng bán thêm được cho ai…
Tất cả đều cho thấy một cuộc sống nghèo nàn, bán buôn ế ẩm, đơn điệu, tẻ nhạt.
Sự sang trọng của đoàn tàu đối lập với sự nghèo nàn nơi phố huyện. Nó như đẩy lùi sự nghèo nàn trong giây lát.
b. Thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn
+ Khơi gợi ở nhân vật những nhận thức sâu sắc, thấm thía :
– Nhận thức được đoàn tàu với những hoạt động, âm thanh mạnh, ánh sáng rực rỡ và sự sang trọng khác hẳn, đối lập, tương phản với hiện thực cuộc sống của phố huyện, của chị em Liên Con tàu như đã đem theo một chút thế giới khác đi qua. Thế giới ấy khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa của bác Siêu... (cách nói nhấn mạnh thế giới khác, thế giới ấy khác hẳn, khác hẳn).
– Ý thức được con tàu ánh sáng, hạnh phúc ấy chỉ là mơ ước vời xa Liên nhận thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi.
– Ý thức được thực tại cuộc sống của mình vẫn chỉ như chiếc đèn con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Hình ảnh trở đi, trở lại nhiều lần trong tác phẩm, trong tâm trí Liên như một thứ ám ảnh về hiện thực cuộc đời lắt lay và bế tắc.
+ Đánh thức khao khát ở nhân vật về một thế giới khác, cuộc sống khác tươi sáng, hạnh phúc : Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Đó là thế giới của ánh sáng, niềm vui, hạnh phúc đối lập với thế giới nghèo nàn, yên tĩnh và đầy bóng tối nơi phố huyện. Do đó càng mơ tưởng, khao khát thoát khỏi thế giới này để vươn tới thế giới kia.
+ Nhà văn khát khao đổi thay số phận cho con người (đoàn tàu vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh mơ ước, trở thành biểu tượng của ánh sáng và hạnh phúc, là khao khát đổi thay số phận cho những cảnh đời – bóng tối) nhưng cuối cùng cũng đành bất lực (Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối).
c. Thể hiện quan niệm của nhà văn : Con người, dù trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, cũng không bao giờ mất niềm tin, niềm hi vọng Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.
* Đánh giá khái quát
– Khẳng định lại đối lập là một thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của văn học lãng mạn. Thủ pháp đó đã được thể hiện rõ nét qua hai đoạn văn.
– Sự vận dụng triệt để thủ pháp đối lập ở hai nhà văn đã tạo nên những trang văn hay và đẹp, góp phần làm phong phú thêm dòng văn học lãng mạn VN .


Xem thêm :

  • Tuyển tập những đề thi học kì ngữ văn 11
  • Tổng hợp những đề thi và bài văn hay phân tích bài Hai đứa trẻ- Thạch Lam: Hai đứa trẻ
  • Bài viết gợi ý: