Đề thi thử nghiệm, kì thi THPT Quốc gia môn văn. Bộ đề thi thử kì thi THPT Quốc gia môn văn có đáp án, tổng hợp tài liệu ôn thi dành cho học sinh lớp 12
Phần đọc hiểu:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
“Thú đọc sách thời nào cũng được coi là một trong những cái thú tao nhã của đời sống văn minh; những người ít được đọc sách vẫn thường kính trọng và thèm cái thú đó. Điều đó dễ hiểu, một người không có thói quen đọc sách bị giam hãm trong một thế giới chật hẹp về không gian và thời gian; suốt đời quanh quẩn trong cái vòng thường lệ, chỉ tiếp xúc chuyện trò với vài người quen, chỉ trông thấy những việc xảy ra ở chung quanh, không thoát ra khỏi cái ngục đó. Nhưng cầm một cuốn sách trên tay là tức thì người đó được sống một thế giới khác hẳn; nếu cuốn đó là một cuốn hay thì người đó được một người giỏi đàm thoại kể chuyện cho nghe, dắt dẫn vào một thế giới khác, một thời đại khác.»
(Lâm Ngữ Đường, Sống đẹp, tr.299)
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Theo tác giả Lâm Ngữ Đường vì sao “những người ít được đọc sách vẫn thường kính trọng và thèm cái thú đọc sách»?
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Vì sao?
Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản?
PHẦN LÀM VĂN: 7 đ
Phần nghị luận xã hội : 2 điểm :
Viết một đoạn văn khoảng 200 từ nói về “ nếu cuốn đó là một cuốn hay thì người đó được một người giỏi đàm thoại kể chuyện cho nghe, dắt dẫn vào một thế giới khác, một thời đại khác.
Phần nghị luận văn học ( 5 điểm ) :
Cảm nhận của anh( Chị) về đoạn thơ sau :
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ” ngày xửa ngày xưa “…
Mẹ thường hay kể .
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo ,cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay,giã, giần, sàng,
Đất Nước có từ ngày đó …
( Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng ,Nguyễn Khoa Điềm)
Đáp án :
a . Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận 0,5 đ
b. Người không có thói quen đọc sách bị giam hãm trong một thế giới chật hẹp về không gian và thời gian; sự hiểu biết thế giới xung quanh bị hạn chế. Người đọc sách được mở mang tầm nhìn, sự hiểu biết 0,75 đ
c. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,75
d. Đoạn văn bàn về thú đọc sách ,vài trò của sách trong việc mở mang tầm nhìn từ đó phê phán người không có thú đọc sách
1 đ
Phần 2 : Nghị luận xã hội : 2 điểm
Nếu cuốn đó là một cuốn hay thì người đó được một người giỏi đàm thoại kể chuyện cho nghe, dắt dẫn vào một thế giới khác, một thời đại khác.
* Yêu cầu về hình thức :
– Viết đúng 1 đoạn văn không quá 200 từ
– Trình bày mạch lạc ,rõ ràng , không mắc lỗi chính tả ,dùng từ ,đặt câu
* Yêu cầu về nội dung :
1 ) Giải thích :
– Cuốn sách hay : là cuốn sách có giá trị giúp ta mở mang kiến thức , bồi dưỡng về tâm hồn
– Đàm thoại : là nói chuyện ,là trao đổi
Như vậy câu nói trên muốn gửi tới một thông điệp :Nếu đọc cuốn sách hay như có một người kể cho ta ,giới thiệu cho ta những kiến thức về thế giới ,hiểu biết về các thời đại ….( vai trò tác dụng của sách)
2) Phân tích :
– Vì sao nếu cuốn đó là một cuốn hay thì người đó được một người giỏi đàm thoại kể chuyện cho nghe, dắt dẫn vào một thế giới khác, một thời đại khác
– Sách là một sản phẩm kì diệu về trí tuệ và tinh thần của con người .Sách là kiến thức của con người đã được tích lũy ,chọn lọc ở tất cả các lĩnh vực khoa học và đời sống .Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian
– Sách dẫn ta vào một thế giới khác ,một thời đại khác : Sách cho ta hiểu biết về khoa học tự nhiên ,khoa học xã hội ,khoa học về con người ,cho ta hiểu biết về thế giới xung quanh vũ trụ bao la về các nước khác trên thế giới ( dẫn chứng)
Sách giúp mỗi người khám phá ra dân tộc mình ,đất nước mình để có thêm tình yêu quê hương ,đất nước và có trách nhiệm xây dụng bảo vệ đất nước
Sách bồi dưỡng chính tâm hồn mình ,hiểu người, hiểu đời từ đó nhận thức đúng đắn về cuộc sống : Biết yêu ,ghét ,đúng ,sai , đồng cảm ,chia sẻ với mọi người ,biết ước mơ và khát vọng biết tránh những điều xấu xa vươn tới cái chân ,thiện , mĩ của cuộc sống
3 ) Bàn luận :
– Hãy yêu, trân trọng và gữi gìn sách như bất cứ thứ gì ta yêu quý nhất trên đời .Hãy rèn cho mình thói quen đọc sách
– Sách có nhiều loại có laoij tốt ,loại xấu .Biết lựa chọn sách tốt ,bổ ích để học ,loại trừ sách có nội dung phản động hoặc thiếu lành mạnh
4 ) Bài học và liên hệ bản thân:
Câu nói giúp ta hiểu được vai trò tác dụng của sách
Liên hệ với bản thân
Giới thiệu về tác giả ,tác phẩm ,nội dung của doạn thơ
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước với phong cách thơ mới lạ giàu chất suy tư , cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước con người việt nam ( trữ tình – chính luận)
Tác phẩm được viết năm 1971 tại chiến khu Bình- Trị- Thiên và in lần đầu năm 1974 .Đoạn trích năm ở phần đầu chương V của trường ca : Mặt đường khát vọng . Trong chín câu thơ đầu nhà thơ lí giải Đất Nước có từ bao giờ và đã để lại dấu ấn về Đất Nước thân thương ,bình dị trong trái tim của nhiều người
+ Câu thơ mở đầu viết theo lối khẳng đinh ” Khi ta lớn lên ……”
Ta : là tác giả ,ta cũng là mọi người
Lớn lên : là lúc trưởng thành Đất Nước đã có
+ 4 câu thơ đâù : 4 câu thơ dài như câu kể ,câu văn xuôi .Đất Nước lặp lại 4 lần thể hiện tình cảm yêu thương trân trọng
– Cấu trúc thơ tha thiết ,trữ tình : Đã có ,bắt đầu,lớn lên .Tác giả xác nhận quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của Đất Nước
+ Đất Nước có từ bao giờ : Tác giả cảm nhận Đất nước trong chiều sâu văn hóa ,lịch sử và trong đời sống đời thường của mỗi con người .Nhà thơ không dùng niên đại và sự kiện lịch sử để nói về ĐN mà dùng giọng điệu quen thuộc của cổ tích bắt đầu bằng ” Ngày xửa ngày xưa…)
– Sự ra đời của ĐN gắn liền với câu chuyện cổ tích ,của phong tục ăn trầu,và tập quán búi tóc sau đầu , của tập tục đặt tên cho con ,của lối sống thủy chung tình nghĩa ,của truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường và bên bỉ , của truyền thống lao động cần cù ,của cách ăn ở trong sinh hoạt….( HS phân tích đưa ra dẫn chứng )
– Các nhà thơ khác cảm nhận ĐN ở hình dáng bên ngoài ,ở sự kì vĩ ,hoành tránh ,hay ĐN thiêng liêng nhưng xa xôi thần bí trong thơ Lí Thường Kiệt thì NKĐ cảm nhận ĐN nhỏ bé ,gần gũi ,bình dị nó gắn liền với sự hình thành văn hóa ,lối sống ,phong tục ,tập quán của người Việt Nam ,gắn với đời sống gia đình .Những gì làm nên ĐN là những gì làm nên điệu hồn dân tộc ,làm nên sự sống của mỗi con người ( Phân tích đưa dẫn chứng )
* Đánh giá về nghệ thuật
– Thể thơ tự do
– Sử dụng nhuần nhuyễn chất liệu văn hóa dân gian ( dùng những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống hằng ngày ,những tình cảm gia đình thân thương ,những hình ảnh quen thuộc của ca dao,cổ tích,truyền thuyết …) Tác giả chỉ bắt lấy linh hồn của câu chuyện ,những phong tục …để từ đó đem đến cho người đọc những trường liên tưởng sâu xa .Vì vậy mà ĐN trong mỗi con người đẹp một cách riêng đồng thời ĐN hiện lên trong tâm thức người đọc cả một chiều dài văn hóa
– Kết hợp chất chính luận và trữ tình .Giọng trữ tình trầm lắng ,cảm xúc dồn nén .Nén trong từng câu chữ là vốn sống ,vốn văn hóa ,tình yêu ĐN .Ngôn ngữ dung dị
– Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
– Phát biểu cảm xúc của bản thân
Đề sưu tầm
Xem thêm :Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn theo cấu trúc mới :
Xem thêm : Tổng hợp những đề thi về bài Đất nước Nguyễn Khoa Điềm :