I.ĐỌC – HIỂU:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Thế giới này tôi đã đi nhiều nơi

Thấy nhiều sách truyện hay, hoàn hảo

Nhưng cuốn sách vĩ đại của cuộc đời

Là trái đất, mới chỉ là bản thảo.

Nhiều lỗi sai trong cuốn sách địa cầu

Nhiều vết bẩn, nhiều chương cay đắng…

Ôi giá gì được chữa gọt từng câu

Được chép lại hoàn toàn trên trang giấy trắng.

(Trích Những ngôi sao xa – Raxun Gamazatop)

Câu 1: Văn bản trên sử dụng thể thơ gì? (0,5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ (0,5 điểm)

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng “cuốn sách vĩ đại của cuộc đời/ Là trái đất, mới chỉ là bản thảo” (1 điểm)

Câu 4: Anh/chị hiểu tác giả muốn nói điều gì qua hai câu thơ:  (1 điểm)

Ôi giá gì được chữa gọt từng câu

Được chép lại hoàn toàn trên giấy trắng.          

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc làm của bản thân góp phần hoàn thiện cuốn sách cuộc đời.

Câu 2 (5 điểm): Trong lớp thoại hồn Trương Ba và xác thịt (vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, tập 2), xác hàng thịt nói với hồn Trương Ba rằng: Tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục. Từ chi tiết này, anh/chị hãy phân tích bi kịch của hồn Trương Ba khi phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt.

--------------------------HẾT---------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:  Phương pháp: căn cứ bài thơ

Văn bản trên sử dụng thể thơ tự do

Câu 2: 

Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học

Học sinh kể 2 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: ẩn dụ, liệt kê, so sánh…

(mỗi BPTT kể đúng được 0,25 điểm)

- Ẩn dụ: cuốn sách

- Liệt kê: Nhiều vết bẩn, nhiều chương cay đắng…

Câu 3: Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp

-Vì cuốn sách ấy còn nhiều lỗi sai, nhiều vết bẩn, nhiều chương cay đắng…

-Tức là thế giới này còn nhiều khổ đau, nhiều điều chưa hoàn hảo, chưa tốt đẹp

Câu 4:  Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp

Tác giả mong ước được tự mình làm cho thế giới tốt đẹp, hoàn hảo hơn

II. Làm văn

Câu 1: Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp

Thí sinh viết đoạn văn nghị luận đảm bảo những yêu cầu sau:

*Về hình thức: Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn nghị luận, diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả, dùng

từ, đặt câu.

*Về nội dung: -Thí sinh hiểu vấn đề: bản thân có thể làm gì để đóng góp cho xã hội ngày một tốt đẹp

-Trình bày được những điều mình có thể làm (khuyến khích những chia sẻ chân thành, những giải pháp thiết thực…)

Một số đóng góp bản thân cho xã hội: + Học tập tốt, xây dựng đất nước, tu dưỡng đạo đức, trở thành công dân tốt, giúp đỡ mọi người , bảo vệ môi trường, sống nhân ái, yêu thương, chia sẻ với mọi người,......

Câu 2: Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp

Yêu cầu chung: -Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học.

-Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

-Thí sinh có thể cảm nhận và phân tích theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.

Yêu cầu cụ thể:

1)Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

-Trình bày đầy đủ các phầm Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

-Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy

đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn.

-Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.

2)Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

-Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Qua câu xác hàng thịt nói với hồn Trương Ba: Tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục, phân tích bi kịch của hồn Trương Ba khi phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt

3)Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích); biết phân tích dẫn chứng để hiểu nội dung (3,5 điểm):

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

*Giải thích: Thí sinh có thể nêu ngắn gọn các khái niệm: bi kịch – hoàn cảnh sống – quy phục

  • Bi kịch: là những nỗi đau đớn, khổ sở đến cùng cực tồn tại trong bản thân con người mà không cách nào có thể giải thoát được.

- Hoàn cảnh sống: là thực tại mà con người sinh sống, làm việc

- Quy phục: phục tùng, làm theo

=> Cả câu nói nhằm khẳng định bi kịch của hồn Trương Ba khi phải sống nhờ xác hàng thịt.

*Phân tích:  -Nêu hoàn cảnh hồn Trương Ba phải trú nhờ trong xác anh hàng thịt.

-Tâm trạng Trương Ba: vừa chán ngán, sợ hãi, vừa uất ức, tức giận vì phải chung sống với Xác thô lỗ, tầm thường, dung tục, không che giấu sự coi thường, khinh bỉ đối với Xác, phủ nhận sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt

-Xác khi thì ngạo nghễ, thách thức, khi thì ranh mãnh phản biện với thái độ bỡn cợt, châm chọc

-Hồn khao khát khẳng định mình vẫn là mình, nhưng cuối cùng phải thừa nhận rằng, mình

đang sống nhớ thể xác kẻ khác và bị thể xác đó điều khiển, dẫn đến sự tha hóa không có cách

gì chống lại, phải dằn vặt, đau đớn, hoang mang, tuyệt vọng trở về cuộc sống trái với chính

mình, buộc phải quy phục hoàn cảnh.

*Bình luận: -Hiểu và trân trọng khát vọng được là chính mình, khát vọng vươn tới những giá trị cao đẹp của con người

-Ý thức được sự khó khăn của cuộc đấu tranh chống lại sự tha hóa của con người trong những nghịch cảnh đời sống

-Đặc sắc nghệ thuật: Tính chất căng thẳng của xung đột kịch, sự kết hợp giữa nội dung hiện thực với yếu tố kì ảo, ngôn ngữ kịch giàu chất triết lí, thể hiện rõ tâm lí nhân vật, giọng điệu tranh biện độc đáo.

Bài viết gợi ý: