Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn có đáp án chi tiết. Đọc hiểu văn bản Điều khó nhất và phá sản lớn nhất đời người. Đoạn văn nghị luận xã hội về tác dụng của sự trải nghiệm. vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của hình tượng con Sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân
UBND TỈNH KON TUM KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2016-2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 12
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề gồm có: 01 trang
ĐỀ:
PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm).
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 4:
(…)
Người bạn trung thực chính là tài phúc của kiếp này! Đồng thời, xin bạn hãy nhớ, người hay chủ động thanh toán tiền, không phải do ngu ngốc lắm tiền, mà là người ta coi bạn bè quan trọng hơn tiền bạc.
Người mà khi cùng làm việc nhóm biết bỏ qua lợi ích cá nhân, không phải do đần độn, mà là do hiểu được thế nào là chia sẻ.
Người mà khi làm việc tự nguyện chủ động làm nhiều, không phải do ngu ngốc, mà do biết được trách nhiệm.
Người sau khi cãi nhau tự xin lỗi trước, không phải do người ta sai, mà do hiểu được thứ gì mới đáng để trân trọng.
Người tự nguyện giúp đỡ bạn, không phải do nợ bạn cái gì, mà thực sự coi bạn là bạn bè.
Người khác giúp bạn là tình cảm, không giúp bạn là bổn phận, không có thứ gì là đương nhiên phải thế.
(…)

(Trích Điều khó nhất và phá sản lớn nhất đời người, Lý Gia Thành, Nguồn baomoi.vn)

Câu 1 (0,5 điểm). Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản viết về nội dung gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản và cho biết ý nghĩa của biện pháp tu từ đó.
Câu 4 (1,0 điểm).
Người tự nguyện giúp đỡ bạn, không phải do nợ bạn cái gì, mà thực sự coi bạn là bạn bè. Anh/ chị có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? ( viết từ 2-3 dòng)
PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm).
Viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ bản thân về tác dụng của sự trải nghiệm.
Câu 2 (5,0 điểm).
Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của hình tượng con Sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.

…………………………………………HẾT…………………………………………..

HƯỚNG DẪN CHẤM

BÀI KIỂM TRA, NĂM HỌC 2016-2017

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 12


Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang

PhầnCâu Nội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU
1Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản.
– Phương thức: Nghị luận
– Trả lời khác hoặc không trả lời: cho 0,0 điểm
0,5
2Văn bản viết về nội dung gì?
– Viết về: Người bạn trung thực
– Trả lời khác nhưng hợp lí, thuyết phục vẫn cho điểm tối đa;
– Trả lời chung chung nhưng có hướng tới nội dung: Cho 0,25 điểm
– Trả lời nhưng không hướng tới nội dung hoặc không trả lời: Cho 0,0 điểm
0,5
3Xác định biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản và cho biết ý nghĩa của biện pháp tu từ đó.
– Biện pháp tu từ: điệp (lặp) cấu trúc.
+ Chỉ trả lời: phép điệp (lặp) cho 0,25 điểm;
+ Trả lời khác: không cho điểm;
– Ý nghĩa của biện pháp tu từ:
+ Nhấn mạnh về tình bạn (trung thực, bạn tốt, chân thành…);
+ Làm văn bản trở nên hấp dẫn (hay, thuyết phục…);
+ Trả lời chung chung nhưng có hướng vào nội dung: Cho 0,25 điểm;
+ Trả lời không hướng vào nội dung hoặc không trả lời: Không cho điểm.
1,0

0,5


0,5
0,25
0,25
4Người tự nguyện giúp đỡ bạn, không phải do nợ bạn cái gì, mà thực sự coi bạn là bạn bè. Anh/ chị có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? ( viết từ 2-3 dòng)
– Bày tỏ thái độ;
– Lí giải ý kiến:
Xuất phát từ động cơ tốt, chân thành, coi trọng tình bạn, nên tự nguyện giúp đỡ, chia sẻ mà không suy nghĩ, đắn đo…
+ Lí giải hợp lí, thuyết phục, diễn đạt rõ: Cho điểm tối đa;
+ Lí giải có hướng tới nội dung nhưng diễn đạt chưa thật rõ: Cho 0,5 điểm;
+ Diễn đạt chung chung, mơ hồ về nội dung: Cho 0,25;
+ Không làm bài hay chỉ bày tỏ thái động khẳng định hoặc phủ định: Không cho điểm.
1,0
II LÀM VĂN
1Viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ bản thân về tác dụng của sự trải nghiệm.2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Mở đoạn; Phát triển đoạn; Kết đoạn.0,25
b. Giới thiệu được vấn đề.0,25
c. Bàn luận rõ vấn đề:1,25
– Trải nghiệm là gì? Là qua thực tế (thực hành, luyện tập, quan sát…) hiểu ra vấn đề.
– Tác dụng của sự trải nghiệm: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống; thể hiện vốn hiểu biết qua hành động, việc làm cụ thể; rèn luyện được tư duy, bản lĩnh; rút ra được bài học kinh nghiệm để trưởng thành hơn…
0,25

1,0
d. Rút ra được bài học nhận thức.0,25
2Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của hình tượng con Sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đầy đủ các phần; Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của hình tượng Sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân; qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước của nhà văn.0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; văn diễn đạt lưu loát.
Học sinh có nhiều cách làm bài, có thể triển khai theo định hướng sau:
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.0,5
– Cảm nhân vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng:2,5
+ Con sông ngoằn ngoèo uốn lượn như một sợi dây thừng, như áng tóc trữ tình của người con gái Tây Bắc.0,5
+ Nước Sông Đà thay đổi theo mùa, mỗi mùa mỗi sắc, mang nét đẹp riêng.0,5
+ Cảnh vật hai bên bờ sông, bãi sông vừa trù phú, tràn đầy sức sống; vừa mang nét đẹp hoang sơ, yên ả lặng tờ, nhuốm màu cổ tích.1,0
+ Cảm xúc của nhà văn: Vui tươi, xem con sông như một cố nhân, đẹp như một bài thơ Đường.0,5
– Đánh giá:1,0
+ Nghệ thuật miêu tả hấp dẫn, câu văn giàu chất thơ, chất trữ tình; ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh
+ Thể hiện phong cách tài hoa, độc đáo khi viết về thiên nhiên; qua đó biểu hiện tấm lòng yêu quê hương đất nước thiết tha của nhà văn.
0,5

0,5
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu theo chuẩn tiếng Việt.
Lưu ý:
– Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
– Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng yêu cầu được nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
– Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài có thể không giống đáp án nhưng phải có căn cứ, thuyết phục.
– Điểm làm tròn là điểm tổng cả bài, nếu điểm lẻ thì làm tròn lên 0,1 (VD: 5,25= 5,3; 5,5=5,5; 5,75=5,8)
0,25

Xem thêm :

  • Bộ đề thi học kì môn văn lớp 12
  • Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn
  • Tuyển tập đề thi, những bài văn hay, những nhận định văn học, những mở bài hay về Người lái đò sông Đà- Nguyễn Tuân : Người lái đò sông Đà
  • Bài viết gợi ý: