Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn chuẩn cấu trúc. Đọc hiểu + Nghị luận xã hội 200 chữ :Bài Nơi dựa. Từ cảm nhận về bài thơ “ Sóng” , hãy bình luận hai ý kiến.
Đề thi trung học phổ thông quốc gia được biên soạn nhằm kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Cụ thể như sau:

  1. Kiểm tra kiến thưc chương trình Ngữ Văn lớp 12:

+ Kiến thức về các bài: “Sóng”, “Luật thơ”, “Thực hành một số phép tu từ cú pháp”.

  1. Kiểm tra kĩ năng:

+ Viết bài văn nghị luận văn học,
+ Viết đoạn văn nghị luận xã hội.
+ Kĩ năng đọc hiểu để thực hiện những câu nghị luận trả lời ngắn.

  1. Thái độ:

+ Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn rõ ràng, đồng thời nâng cao nawg lực duy tổng hợp.
+ Giáo dục kĩ năng sống.
+ Suy nghĩ vấn đề nghị luận lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ logic để triển khai một đoạn văn, một tác phẩm văn học.
+ Tự nhận thức xác định các giá trị chân chính trong cuộc sống mà muỗi người cần vươn tới
II – HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Tự luận
III – THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ


Chủ đề
Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dung caoCộng
TLTLTLTL
I. Đọc -hiểu
Bài “Nơi dựa”
– Xác định thể thơ.
– Hiểu được nội dung chính của bài thơ.
– Nhận ra thông điệp của bài thơ.
– Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ lặp cú pháp trong bài thơ.
Số câu1 (C1) 2 (C2, ,C4)1 (C3) 3
Điểm0,5 1.5 1.0 3.0
II. Làm văn:
1, Nghị luận xã hội.





2, Nghị luận văn học (bài Sóng).
– Xác định được nội dung ý kiến.






– Giới thiệu được tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm “Sóng”
– Trình bày những suy nghĩ của mình về câu nói “nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời”






– Giải thích được hai ý kiến.
Bày tỏ suy nghĩ của về vấn đề nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời

– Phân tích được nội dung, nghệ thuật qua đoạn thơ









Bày tỏ suy nghĩ về hai ý kiến. Từ đó đưa ra được chính kiến của bản thân về tính mới mẻ hiện đại và tính truyền thống trong thơ Xuân Quỳnh trong bài “Sóng”
Số câu 1 (C1)1(C2)2
Điểm 2.05.07.0
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
2
1.5
15%
2.0
30%
1
5.0
50%
5câu
10điểm 100%

V – BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:

SỞ GD&ĐT THANH HÓA
ĐỀ KIỂM MINH HỌA THI TNTHPT NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 120 phút)


I – ĐỌC – HIỂU (3 điểm):
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào.

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983, tr.126)

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2: Bài thơ viết về nội dung gì?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép lặp cú pháp được sử dụng trong bài thơ.
Câu 4: Bài thơ trên gửi đến chúng ta thông điệp gì?
II – LÀM VĂN (7 điểm):
Câu 1(2 điểm): Qua bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của mình về nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời.
Câu 2 (5 điểm):
Bàn về bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Nhưng lại có ý kiến khác cho rằng “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống”. Từ cảm nhận về bài thơ “ Sóng” , hãy bình luận những ý kiến trên?

…………………………..HẾT………………………

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

SỞ GD&ĐT THANH HÓA
HƯỚNG DẪN CHẤMĐỀ MINH HỌA THI TNTHPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 120 phút)

A – HƯỚNG DẪN CHUNG
Giám khảo cần chấm kĩ để đánh giá đầy đủ, chính xác kiến thức và kỹ năng trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc.
Yêu cầu chung:
– Phần đọc hiểu: Trả lời ngắn gọn, đúng vấn đề; biết viết đoạn văn theo chủ đề cho sẵn.
– Phần làm văn:
+ Biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội theo chủ đề cho sẵn và một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học.
+ Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
+ Hành văn trôi chảy, không mắc các lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp…
Lưu ý:
– Bài làm của học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, miễn là đảm bảo những ý cơ bản.
– Bài viết mắc quá nhiều lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, hành văn…thì dù có ý cũng không cho quá nửa số điểm của mỗi câu tương ứng.
B – HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Yêu cầu cần đạt

I – ĐỌC – HIỂU
Câu 1
Nêu được thể thơ: Thơ – văn xuôi 0,5
Câu 2
Nêu nội dung chính của bài thơ: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời chính là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống. 0,75
Câu 3
Phân tích phép lặp cú pháp: câu mở đầu và câu kết của 2 đoạn thơ có cấu trúc giống nhau.
– Hiệu quả nghệ thuật:
+ Tạo nên sự cân xứng, hài hòa, nhịp nhàng giữa 2 đoạn thơ.
+ Góp phần khẳng định, nhấn mạnh nội dung của bài thơ: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời chính là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống. 1.0
Câu 4 Trình bày được thông điệp: Trong cuộc đời nơi dựa là nơi con người tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống. 0,75
II – LÀM VĂN 7.0
Câu 1
1.Yêu cầu về kĩ năng: Đoạn văn cần đảm bảo tính trọn vẹn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. Các câu phải được liên kết với nhau một cách chặt chẽ và triển khai nhất quán làm nổi bật chủ đề.
2. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhau nhưng đoạn văn cần làm rõ nội dung: nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời.
– Nơi tựa là điểm tựa tinh thần cho con người trong cuộc sống, là nơi con người thấy bình yên. Nơi tựa là nơi con ngươi tìm thấy niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa trong cuộc đời. Nơi tựa có khi chỉ là một bờ vai ấm, là tiếng bi bô của trẻ thơ làm ấm lòng người mẹ, những nếp nhăn cương nghị từng trải của người mẹ làm con vững tin bước tiếp trong cuộc sống… 2.0
Câu 2
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến 0.25
2. Thân bài:
2.1 Giải thích ý kiến:
– Ý kiến thứ nhất: “ Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”
Quan niệm mới mẻ, hiện đại là quan niệm ngày nay, quan niệm của những người có đời sống văn hóa, tinh thần không bị ràng buộc bới ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Về tình yêu, sự mới mẻ, hiện đại thể hiện ở: chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt, khát vọng mạnh mẽ táo bạo về những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu.
– Ý kiến thứ hai: “bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống”
Quan niệm truyền thống là quan niệm có từ xa xưa, được bảo tồn trong đời sống hiện đại. Trong tình yêu, nó được thể hiện ở những nét đẹp truyền thống: đằm thắm, dịu dàng, thủy chung,…
=> Khẳng định: hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp cảu bài thơ: bài thơ thể hiện quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu rất mực mới mẻ, hiện đại lại mang vẻ đẹp truyền thống.
0.5
2.2. Cảm nhận:
a. Bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu:
– Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ.
– Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”. So sánh: không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt.
– Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.
b. Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống:
– Nỗi nhớ thương trong tình yêu được thể hiện qua hình tượng sóng và em “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ thường trực, da diết, mãnh liệt suốt đêm ngày.
– Tình yêu gắn liền với sự chung thủy: Với em không chỉ có phương Bắc, phương Nam mà còn có cả “phương anh”. Đó là phương của tình yêu đôi lứa, là không gian của tương tư.Dù trải qua chông gai nhưng vẫn tin tưởng sẽ cập bến.1.0
c. Nghệ thuật biểu hiện:
– Thể thơ năm chữ, nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của những con sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm rất phù hợp với việc gởi gắm tâm tư sâu kín và những trạng thái tình cảm phức tạp của tâm hồn.
– Cấu trúc bài thơ được xác lập theo kiểu đan xen giữa hình tượng sóng – bờ, anh – em cũng góp phần làm nên nét đặc sắc cho bài thơ. 0.5
d. Đánh giá:
– Hai ý kiến đều đúng, thể hiện những vẻ đẹp, những khía cạnh khác nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể hiện rõ những quan niệm mang tính mới mẻ, hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về tình yêu. Nhưng mặt khác. Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có cốt rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc vì thế thơ Xuân quỳnh nói chung và bài thơ“Sóng” nói riêng tạo sự đồng điệu trong nhiều thế hệ độc giả.
– Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận bài thơ ở cả bề mặt, chiều sâu và có những phát hiện thú vị, mới mẻ trong mĩ cảm. “Sóng” xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ tình hiện đại Việt Nam nói chung. 1.0
c. Nghệ thuật biểu hiện:
– Thể thơ năm chữ, nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của những con sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm rất phù hợp với việc gởi gắm tâm tư sâu kín và những trạng thái tình cảm phức tạp của tâm hồn.
– Cấu trúc bài thơ được xác lập theo kiểu đan xen giữa hình tượng sóng – bờ, anh – em cũng góp phần làm nên nét đặc sắc cho bài thơ. 0.5
3. Đánh giá:
– Hai ý kiến đều đúng, thể hiện những vẻ đẹp, những khía cạnh khác nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể hiện rõ những quan niệm mang tính mới mẻ, hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về tình yêu. Nhưng mặt khác. Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có cốt rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc vì thế thơ Xuân quỳnh nói chung và bài thơ“Sóng” nói riêng tạo sự đồng điệu trong nhiều thế hệ độc giả.
– Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận bài thơ ở cả bề mặt, chiều sâu và có những phát hiện thú vị, mới mẻ trong mĩ cảm. “Sóng” xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ tình hiện đại Việt Nam nói chung. 1.0
3. Kết bài: Đánh giá khái quát chung lại vấn đề 0.25
Xem thêm :

  1. Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
  2. Tuyển tập đề thi về bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh: Sóng Xuân Quỳnh
  3. Nghị luận ý kiến bàn về văn học

Bài viết gợi ý: