SỞ GD&ĐT THANH HÓA KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
NHÓM 4 – CÁC TRƯỜNG THPT CẨM THỦY, NHƯ THANH

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

(Dùng cho loại đề kiểm tra tự luận)

Cấp độ

Tên chủ đề
(Nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng
Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao
Chủ đề 1: Phần kiến thức kĩ năng đọc hiểu.
Nhận diện phương thức biểu đạt của văn bản Thông điệp được truyền tải trong văn bảnLiên hệ đến bản thân, xử lí tình huống.Viết đoạn văn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 01
Số điểm: 0,5điểm
Số câu: 01
Số điểm: 0.75 điểm
Số câu: 01
Số điểm:
0.75điểm
Số câu: 01
Số điểm:
1,0 điểm
Số câu: 04
3.0 điểm =30.%
Chủ đề 2: Nghị luận xã hội về các vấn đề về tư tưởng đạo lí
Tạo dựng đoạn Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.Trình bày nhận thức, quan điểm về vấn đề.Lời văn săc sảo, cảm xúc sâu. Biết liên hệ mở rộng vấn đề.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu:01
Số điểm:
2,0 điểm
Số câu: 01
2.0 điểm =20%
Chủ đề: Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.Biết được đây là kiểu bài Nghị luận văn học, cụ thể là phân tích đoạn thơ.Có những hiểu biết về tác giả , tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơVận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học: phân tích một đoạn thơTạo lập bài văn nghị luận văn học phân tích một, đoạn thơ.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu: 01
Số điểm:
5,0 điểm
Số câu: 01
5,0 điểm =50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 01
Số điểm: 0,5
5.0%
Số câu: 01
Số điểm: 0,75
7,5%
Số câu: 01
Số điểm:
0.75
7,5%
Số câu: 03
Số điểm:
8.0
80%
Số câu: 06
Số điểm: 10.0
100%

SỞ GD&ĐT THANH HÓA KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
NHÓM 4 – CÁC TRƯỜNG THPT CẨM THỦY, NHƯ THANH

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Cho đoạn văn sau, và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
“Chúng tôi có một kế hoạch kinh tế rất lớn. Chúng ta sẽ tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng hiện tại và trở thành nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Đồng thời chúng ta sẽ đi cùng với những quốc gia sẵn sàng ủng hộ chúng ta. Chúng ta sẽ có được những mối quan hệ tuyệt vời. Không có ước mơ nào là quá lớn, không có thử thách nào là quá khó. Không có gì thuộc về tương lai chúng ta muốn chạm tới mà chúng ta không thể thực hiện được.
Nước Mỹ sẽ không chấp nhận những gì mà không phải là tốt nhất. Chúng ta phải đòi lại số phận của nước ta và có những ước mơ lớn, táo bạo và liều lĩnh. Chúng ta phải làm điều đó. Một lần nữa, chúng ta sẽ mơ về những điều đẹp đẽ, thành công cho đất nước.”
(Bài phát biểu nhận chức Tổng thống Mỹ của Donal Trum, 09/11/2016)

  1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,5 điểm)
  2. Lời phát biểu của Donal Trum đã đặt ra những mục tiêu gì cho nước Mỹ trong tương lai? (0,75 điểm)
  3. Nêu nội dung chính của lời phát biểu trên? (0.75điểm)
  4. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “. Không có ước mơ nào là quá lớn, không có thử thách nào là quá khó.”? (1,0 điểm)
  5. PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1: Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) bàn luận về vấn đề nêu ra trong đoạn trích: “Không có gì thuộc về tương lai chúng ta muốn chạm tới mà chúng ta không thể thực hiện được.”
Câu 2: Nghị luận văn học (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước” trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang 119)

HƯỚNG DẪN CHẤM

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng:
+ Học sinh có kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
+ Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
0,5
2. Mục tiêu là đưa nước Mỹ trở thành nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới.
0,75
3. Nội dung chính: Thể hiện khát vọng và nỗ lực thực hiện khát vọng của nước Mỹ
0,75
4. Khẳng định ý chí, nghị lực của con người khi thực hiện ước mơ và mục tiêu đã đặt ra.
1,0
II: PHẦN LÀM VĂN:
Nội dung cần đạt
Điểm
2.0
1. Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận XH.
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức:
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý chí, nghị lực sẽ giúp con người vượt qua mọi khó khăn để đạt được ước mơ.
0,25đ
2
a. Giải thích: Từ “tương lai” là ước mơ, dự định, mục đích, là cái đích của ước mơ, là thành công mà con người đang hướng tới. Khái quát lại vấn đề qua câu nói: Khẳng định con người có thể hoàn toàn đạt được ước mơ, mục đích nếu kiên trì, nỗ lực.
b. Bàn luận:
+ Tầm quan trọng của ước mơ đối với sự thành công của mỗi con người trong cuộc sống
+ Cần phải làm gì để thực hiện ước mơ. (Dẫn chứng)
+ Ước mơ phải đúng đắn, phù hợp với khả năng, phải có hành động đúng mới có ý nghĩa.
+ Không nên mơ ước viển vông xa vời thực tế.
0,25đ



1.0
3
Bài học nhận thức:
– Mỗi người cần biết xây dựng cho mình những ước mơ phù hợp, cao đẹp và biết hành động đúng đắn để biến ước mơ thành hiện thực.
0,5đ
2
1. Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một vấn đề văn học.
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức:
1
Nêu được vấn đề cần nghị luận: Nhận thức mới mẻ độc đáo về mối quan hệ giữa cá nhân với Đất Nước và ý thức trách nhiệm công dân với Đất nước.
0,5đ
2
1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, vị trí đoạn trích
– Cảm nhận chung: Chủ thể trữ tình là “anh và em”, giọng điệu tâm tình thổ lộ, sâu lắng, thiết tha, ngọt ngào. Cấu trúc đoạn thơ 13 câu thơ là cấu trúc tổng – phân – hợp thể hiện được chất chính luận của ngòi bút Nguyễn Khoa Điềm.
2. Giới thiệu ngắn về đề tài Đất nước trong tiến trình văn học dân tộc
1.1. Văn học trung đại: Đất nước gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc, các triều đại phong kiến.
1.2. Văn học cách mạng: Đất nước được đặt trong mối quan hệ với nhân dân lao động
1.3. Với Nguyễn Khoa Điềm đất nước được nhìn ở chiều sâu văn hóa với vẻ đẹp tâm hồn con người
3. Cách hình dung thú vị, mới mẻ về Đất nước trong các mối quan hệ
– Khẳng định sự tồn tại của Đất Nước: “trong anh và em hôm nay”. Đât Nước gắn liền với cuộc đời của mỗi con người cá nhân.
– Mối quan hệ của cá nhân với Đất nước: “Khi hai đứa cầm tay” “Khi chúng ta cầm tay mọi người”. Sức mạnh của Đất Nước chính là sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc.
– Đất nước là sự tiếp nối của các thế hệ: “Mai này …mơ mộng”. Tác giả nhắn nhủ, kì vọng vào tương lai trường tồn của Đất Nước.
4. Ý thức trách nhiệm của công dân với Đất nước
+ Nhận thức về mối quan hệ của Đất Nước với cá nhân:“Đất Nước là máu xương của mình”. Đất nước là một phần sinh mệnh của mỗi cá nhân, vận mệnh Đất nước chính là vận mệnh cá nhân.
+ Các động từ: “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” và Điệp từ “phải biết” vang lên như một mệnh lệnh đầy lí trí yêu cầu mỗi cá nhân phải thức tỉnh, phải nhận ra nhiệm vụ của mình với đất nước, nhất là khi Tổ quốc nguy nan.
0,25
0,25
1,75
1,75
3
Khái quát lại vấn đề:
– Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp một cái nhìn độc đáo mới mẻ về hình tượng Đất nước trong chiều dài của lịch sử, văn hoá, địa lí, trong mối quan hệ với vai trò của nhân dân.
– Đoạn thơ trên cấu tạo theo phép đối xứng về ngôn từ, làm cho ý thơ liền mạch, hài hòa giữa nội dung và hình thức…
– Giọng thơ mang tính tữ tình, chính luận. Tứ thơ dạt dào, giàu cảm xúc, sáng tạo về ngôn từ hình ảnh thể hiện một hồn thơ giàu chất suy tư…
0.5
……….Hết………

Bài viết gợi ý: