Đề thi thử THPT QG môn văn 2017. Nghị luận xã hội trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cảm nhận bức tranh tứ bình Việt Bắc- Tố Hữu
SỞ GDĐT SƠN LA
TRƯỜNG THPT SỐP CỘP NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Thời gian làm bài: 120 phút)

MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA

  1. Kiến thức :
  • Kiểm tra khả năng nắm bắt, vận dụng kiến thức ngữ văn của học sinh sau một học kì học ngữ văn 12 .( Kiến thức tiếng việt, đọc văn, làm văn…)
    1. Kĩ năng :
  • Vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn học vào đọc hiểu một đoạn trích của văn bản văn học.
  • Vận dụng phương pháp nghị luận văn học vào phân tích một đoạn thơ.
  • Rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng trình bày, kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng viết bài của học sinh.
    1. Thái độ :
  • Rèn luyện tính sáng tạo, khả năng tự lập cho học sinh.
  • Giáo dục tính chuyên cần, chịu khó cho học sinh, lòng yêu thích môn học.
    1. Năng lực :
  • Cảm thụ văn học.
  • Trình bày suy nghĩ của bản thân.
  • Tạo lập văn bản.
  • Hình thức đề kiểm tra: Tự luận.
    III. ĐỀ KIỂM TRA :
    1 .THIẾT LẬP MA TRẬN

    Mức độ

    Chủ đề
    Nhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
    ThấpCao
    Chủ đề 1: Đọc hiểu
    -Văn bản thông tin, nhật dụng
    – Nhận diện được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của văn bản.
    – Nội dung của văn bản.
    – Xác định biện pháp tu từ
    – Hiểu được tác dụng của các biện pháp tu từ.
    Số câu: 3
    Số điểm; 3
    Tỉ lệ: 30%

    2,5
    25%

    0,5
    5%
    3
    3
    30%
    Phần 2: Nghị luận
    Câu 1: Nghị luận xã hội

    – Nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống
    Nhận biết được vấn đề đặt ra ở đề bài

    – Trình bày được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quôc.
    – Hiểu đúng vấn đề cần bàn luận.
    – Biết lựa chọn và sắp xếp các luận điểm.
    – Vận dụng những hiểu biết xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống….
    – Rút ra bài học cho bản thân..
    Liên hệ với đời sống thực tế, so sánh mở rộng vấn đề NL
    Số câu: 1
    Số điểm: 3
    Tỉ lệ: 30%

    1
    10%

    1
    10%

    0,5
    5%

    0,5
    5%
    3
    3
    30%
    Câu 2: Nghị luận văn học
    Văn bản nghị luận hiện đại, thơ trữ tình Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp
    – Nhận biết những nét chính về tác giả, văn bản nghị luận hiện đại, thơ trữ tình Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp
    – Xác định được vấn đề cần bàn luận, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận …
    – Xác định được nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
    – Hiểu được nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

    – Hiểu được vẻ đẹp thiên nhiên thay đổi theo mùa.
    – Hiểu được vai trò của thiên nhiên đối vơi cuộc sống.
    – Vận dụng kiến thức đã học viết một bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ.
    – Bày tỏ được cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm của cá nhân về vấn đề cần bàn luận.
    Liên hệ với đời sống thực tế, so sánh mở rộng vấn đề NL
    Số câu: 1
    Số điểm: 4
    Tỉ lệ: 40%

    1,5
    15%

    1,5
    15%

    0,5
    5%

    0,5
    5%
    1
    4
    40%
    Tổng cộng
    5
    50%

    3,0
    30%

    1,0
    10%

    1,0
    10%
    5
    10
    100%


    Đề Kiểm Tra

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN LA
    TRƯỜNG THPT SỐP CỘP
    *****
    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
    NĂM HỌC 2016-2017
    Môn thi: NGỮ VĂN
    Thời gian làm bài: 120 phút


    PHẦN ĐỌC HIỂU (3đ)
    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
    “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
    (Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)
    Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (1 điểm)
    Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)
    Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)
    PHẦN LÀM VĂN
    Câu 1(3đ) . Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Viết một đoạn văn từ khoảng 200 từ).
    Câu 2: Tự luận (4 điểm)
    Cảm nhận của em về cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc trong đoạn thơ sau. Qua đó em có suy nghĩ gì về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người?

    “ Ta về mình có nhớ ta

    Ta về ta nhớ những hoa cùng người

    Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

    Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

    Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một mình

    Rừng thu trăng rọi hòa bình

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

    ( Việt Bắc – Tố Hữu)


    1. HƯỚNG DẪN CHẤM , BIỂU ĐIỂM.
    2. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

    Câu 1. (1đ)
    – Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. (0,5đ)
    – Phương thức biểu đạt chính: nghị luận (0,5đ)
    Câu 2. Nội dung đoạn văn: (1đ)
    – Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
    – Chính tinh thần yêu nước đã giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù.
    Câu 3. (1,0 điểm)
    – Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ; Điệp từ; Liệt kê; Lặp cấu trúc; Nhân hóa. (0,5đ)
    – Tác dụng: (0,5đ)
    + Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.
    + Tạo nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn.
    + Thể hiện niềm tự hào của Hồ Chí Minh về truyền thống quý báu của dân tộc ta.
    Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
    Câu 1: (3,0 điểm)

    1. Yêu cầu chung:
    2. Yêu cầu về kĩ năng:
  • Biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng;
  • Vận dụng tốt các thao tác lập luận để bài làm chặt chẽ, mạch lạc, trong sáng.
  • Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả, diễn đạt.
  • Có cách viết sáng tạo, độc đáo.
    1. Yêu cầu về kiến thức:

    Học sinh có thể nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm rõ được đối tượng cần nghị luận.

    1. Yêu cầu cụ thể:

    – Phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta. (1đ)
    – Cần học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. (1đ)
    – Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực xâm lăng.(1đ)
    Câu 2 (4đ)

    1. Yêu cầu chung:
    2. Yêu cầu về kĩ năng:
  • Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
  • Vận dụng tốt các thao tác lập luận để bài làm chặt chẽ, mạch lạc, trong sáng.
  • Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả, diễn đạt.
  • Có cách viết sáng tạo, độc đáo.
    1. Yêu cầu về kiến thức:

    Học sinh có thể nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm rõ được đối tượng cần nghị luận.

    1. Yêu cầu cụ thể:
    2. Mở bài: Giới thiêu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích (0,5đ)
    3. Thân bài:

    Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp đa dạng, sinh động, thay đổi theo từng mùa: (2đ)
    – Mùa đông: tươi tắn, không lạnh lẽo, tràn đầy tin yêu với hình ảnh “Hoa chuối đỏ tươi”. Mùa đông nhưng qua thơ của Tố Hữu, cảnh sắc không buồn, không trầm lắng, mà rất sáng, rất ấm áp. Màu đỏ của hoa chuối chính là nét điểm xuyết, là ánh sáng làm bừng lên khung cảnh núi rừng mùa đông Việt Bắc. Tác giả sử dụng bút pháp chấm phá giúp người đọc thấy ấm lòng khi nhớ về Việt Bắc.
    – Mùa xuân: trong sáng, tinh khôi và đầy sức sống với “mơ nở trắng rừng”. Người đọc dường như mường tượng ra khung cảnh mùa xuân nơi núi rừng thật hiền hòa, dịu êm, ấm áp.
    – Mùa hè: rực rỡ, sôi động với âm thanh “rừng phách đổ vàng”. Ở đây có sự kết hợp hình ảnh và âm thanh. Tiếng ve kêu vàng giữ rừng phách đã làm nên cái động giữa muôn vàn cái tĩnh. Màu vàng của rừng phách là đặc trưng báo hiệu mùa hè về trên xứ sở vùng cao. Tiếng ve như xé tan sự yên tĩnh của núi rừng. Từ “ đổ” là động từ mạnh, diễn tả sự chuyển biến quyết liệt, lôi cuốn của màu sắc.
    – Mùa thu: yên ả, thanh bình, lãng mạn với hình ảnh “trăng rọi hoà bình”. Ở đây không phải là ánh trăng bình thường, mà nơi đây là ánh trăng của hòa bình, ánh trăng tri kỉ rọi chiếu những năm tháng chiến tranh gian khổ. Chính ánh trăng ấy đã mang đến vẻ đẹp riêng của mùa thu Việt Bắc.
    – Nghệ thuật của đoạn thơ:
    * Vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người : (1đ)
    – Thiên nhiên là một người bạn, người mẹ thân thiết gần gũi với con người .Thiên nhiên có ở mọi lúc,mọi nơi.Đó chính là cây cối,vầng trăng, dòng sông…. Chúng ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời sống của con người chúng ta :
    + Trước tiên đó chính rừng – lá phổi của toàn nhân loại.
    + Thiên nhiên đem lại những nguồn lợi về kinh tế, lương thực ,thực phẩm.
    + Thiên nhiên còn mang đến những danh lam thắng cảnh,làm phong phú thêm cho cuộc sống con người.

  • Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.
    1. Kết bài: (0,5 điểm)

    Khái quát laị nội dung vừa nghị luận.
    Biểu điểm:

  • Điểm 6-7: đáp ứng tốt các yêu cần trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt.
  • Điểm 4-5: đáp ứng phần lớn các yêu cần trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.
  • Điểm 2-3: đáp được một phần các yêu cần trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
  • Điểm 1: Không đáp ứng được các yêu cần trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
  • Điểm 0: Không làm bài.
  • Lưu ý: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
    Xem thêm :

    1. Tuyển tập đề thi đáp án và bài văn mẫu về bài thơ Việt Bắc- Tố Hữu: Việt Bắc
    2. Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

    Bài viết gợi ý: