Bộ đề thi thử THPT Quốc gia soạn theo cấu trúc của Bộ, có đáp án chi tiết.“Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng”. Đề đọc hiểu Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.
(…) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…”
(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – Nguồn: www.vietgiaitri.com, 4/6/2015)
Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì?
Câu 3: Theo anh/chi vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”?
Câu 4: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó? (1điểm)
LÀM VĂN(7,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm: Hãy viết một đoạn văn (không quá 200 từ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Sống như thế nào để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.
Câu 2: ( 5 điểm) GS.TS văn học Trần Đăng Xuyền có viết: “Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng”.
(Giảng văn văn học Việt Nam – NXB Giáo Dục)
Anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng việc phân tích đoạn thơ sau:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Trích: Tây Tiến – Quang Dũng)
Mục Lục
SỞ GD & ĐT SƠN LA TRƯỜNG THPT SỐP CỘP | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2016-2017 Môn: Ngữ Văn 12 (Thời gian làm bài:120 phút) |
A, MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 12(Chương trình cơ bản).
– Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu,vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức về tiếng việt: Xác định và nêu vai trò của các thủ pháp nghệ trong một ngữ liệu cụ thể.
+ Kiến thức văn học : Văn bản văn học đã học học kì I.
+ Kĩ năng tạo lập văn bản: Nghị luận xã hội, nghị luận văn học
HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN NGỮ VĂN 12
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
1. Đọc hiểu | – Xác định phương thức biểu đạt – Nêu được nội dung văn bản. – Nhận biết được các biện pháp tu từ đã được sử dụng trong ngữ liệu | – Chỉ ra được tác dụng của các biện pháp tu từ. | | ||
Số câu: 4 Tỉ lệ: 30% Điểm: 3 | 2,5 % x 10 điểm = 2,5 | 5 % x 10 điểm = 0,5 | 30% 3,0 điểm | ||
II. LÀM VĂN | |||||
Câu 1 | Xác định được vấn đề nghị luận | Hiểu được nội dung cần nghị luận | – Vận dụng các thao tác lập luận vào trình bày các luận điểm, – Bố cục rõ ràng, đầy đủ. | – Có nhận xét, đánh giá, bình luận vấn đề, liên hệ thực tiễn, bản thân. | |
Số câu: 1 Tỉ lệ: 20% Điểm: 2 | 5 % điểm = 0,5 | 12,5 % điểm = 1.25 | 0.25 % điểm = 0,25 | 5 % điểm = 0,5 | 20% 2,0 điểm |
Câu 2 | – Nêu được hoàn cảnh sáng tác, những thông tin về Tác phẩm. – Nhận biết được các biện pháp tu từ được sử dụng. | – Giải thích được những khái niệm, hình ảnh tiêu biểu vấn đề nghị yêu cầu. – Hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản nghệ thuật. | Vận dụng các thao tác lập luận vào trình bày các luận điểm, – Bố cục rõ ràng, đầy đủ. | – Có nhận xét, đánh giá, bình luận vấn đề, liên hệ thực tiễn, bản thân. | |
Số câu: 1 Tỉ lệ: 100% Số điểm 5 | 10 % điểm = 1,0 | 22.5% Điểm = 2,25 | 7,5 % điểm =0,75 | 5 % điểm = 0,5 | 50 % điểm = 5,0 |
Số câu: 6 Tỉ lệ: 100% Số điểm | 40 % điểm = 4,0 | 40% Điểm = 4.0 | 10% Điểm= 1,0 | 10% Điểm= 1,0 | 100 % điểm = 10 |
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. 0,5
2 Nội dung đoạn trích:
– Ai cũng từng bị vấp ngã. Nhiều người đứng dậy và bước đi nhẹ nhàng. Nhưng có người không thể đứng dậy.
– Hãy biết đứng lên sau vấp ngã vì mỗi lần vấp ngã là một lần ta rút ra được những bài học cho bản thân.
– Tuổi trẻ trôi đi rất nhanh, hãy sống hết mình để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.
* Học sinh có thể trình bầy theo nhiều cách nhưng vẫn hướng vào nội dung nói trên
3 -Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai;
-Về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân;
– Một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. 0,25
4 Học sinh trả lời được một trong ba phép tu từ sau:
* Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (Đừng để khi) ; điệp cấu trúc ngữ pháp (lặp CTNP); đối lập (tia nắng…đã lên>
* Tác dụng: – Điệp ngữ ; điệp cấu trúc ngữ pháp: Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối. Nhấn mạnh, khuyến khính mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh…
– Đối lập: Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con người, nhằm khích lệ con người từ bỏ những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa….
.(HS có thể trả lời theo nhiều cách những vẫn xoay quanh tác dụng nêu ở trên)
II. LÀMVĂN
1 Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm bảo được những yêu cầu sau:
– Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: có thể trình bày theo cấu cấu trúc diễn dịch, quy nạp… 0,25
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; 0,25
– Nêu vấn đề nghị luận. 0,25
– Phấn đấu hết mình trong học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. Sống có mục đích, lí tưởng. Luôn biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ mọi người… 1.0
– Liên hệ thực tiễn, bản thân. 0.25
2 Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm bảo được những yêu cầu sau:
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn trích. 0,25
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
a. MB: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề nghị luận (dẫn nhận định). 0,5
b. TB:
* Giải thích: – Vẻ đẹp lãng mạn thể hiện ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng chung của dân tộc, thể hiện ở vẻ đẹp tâm hồn hào hoa, thơ mộng.
– Tinh thần bi tráng: Bi: Gian khổ, hi sinh.Tráng: Hào hùng, tráng lệ. Sự gian khổ, hi sinh được thể hiện qua màu sắc hào hùng, tráng lệ, bi mà không lụy.
* Biểu hiện tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ:
– Chất bi;
+ Nhà thơ không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn, những căn bệnh hiểm nghèo và cả những hi sinh, mất mát của người lính.
– Chất tráng:
+ Bức chân dung lẫm liệt, oai hùng, toát lên cái oai phong của những con hổ nơi rừng thiêng.
+ Đó là cách nhìn người lính chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thời xưa.
-> Khi miêu tả những người lính Tây Tiến, ngòi bút của Quang Dũng không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy. Bài thơ viết về sự hi sinh của người lính một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. Cái chết của người lính gợi lên sự bi thương nhưng họ đã ”quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, đó là cái chết thiêng liêng, bất tử.
* Biểu hiện vẻ đẹp lãng mạn của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ:
– Những người lính Tây Tiến là những tâm hồn còn rất trẻ, những trái tim rạo rực, khao khát yêu đương (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).
– Người lính Tây Tiến không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho tổ quốc. Đó là dũng khí, tinh thần và hành động cao đẹp. Tư thế ra trận, lí tưởng lên đường hào hùng mà bi tráng.
-> Như vậy, nhà thơ Quang Dũng đã tạc lên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc họa dáng vẻ bề ngoài mà con thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ.
* Đánh giá chung:
– Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa cái nhìn hiện thực và cảm hứng lãng mạn. Thể thơ 7 chữ chắc khỏe mang giọng điệu hào hùng như một khúc quân hành. Thủ pháp đối lập tương phản đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn được sử dụng triệt để, phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng yếu tố cường điệu để tô đậm vẻ khác thường, phi thường của người lính…
Nhà thơ Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài người lính vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, vừa đậm chất bi tráng, vừa chân thực, vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp, sức mạnh của dân tộc ta trong thời kì đầu chống thực dân Pháp.
c. KB: Khẳng định lại sự đúng đắn của lời nhận định và giá trị bài thơ, đoạn thơ. 0,5
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0.,25
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
Xem thêm :