Bộ đề thi thử THPT Quốc gia soạn theo cấu trúc mới, có đáp án chi tiết.Đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già. Phân tích quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu trong bài thơ Sóng.
MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA

  1. Kiến thức :
  • Kiểm tra khả năng nắm bắt, vận dụng kiến thức ngữ văn của học sinh sau một học kì học ngữ văn 12( Kiến thức tiếng việt, đọc văn, làm văn…).
    1. Kĩ năng :
  • Vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn học vào đọc hiểu một đoạn trích của văn bản văn học.
  • Vận dụng phương pháp nghị luận xã hội vào làm văn nghị luận xã hội: trình bày suy nghĩ về một tư tưởng đạo lí.
  • Vận dụng phương pháp nghị luận văn học nghị luận về thơ.
  • Rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng trình bày, kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng viết bài của học sinh.
    1. Thái độ :
  • Rèn luyện tính sáng tạo, khả năng tự lập cho học sinh.
  • Giáo dục tính chuyên cần, chịu khó cho học sinh, lòng yêu thích môn học.
    1. Năng lực :
  • Cảm thụ văn học.
  • Trình bày suy nghĩ của bản thân.
  • Tạo lập văn bản.
  • Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
    Môn: NGỮ VĂN

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

    CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ

    Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
    – Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
    – Cháu tên là Ngoan.
    – Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
    Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
    – Cảm ơn cây.
    – Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.
    Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
    – Đau lắm, cháu chịu thôi!
    – Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

    (Theo Trần Hồng Thắng)


    Câu 1. ( 0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
    Câu 2. ( 0,5 điểm) Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”?
    Câu 3. ( 1 điểm) Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm đó thể hiện qua câu nói nào?
    Câu 4. ( 1 điểm) Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị?

    II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Khi nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về về bài học đó.
    Câu 2 (5,0 điểm)
    Phân tích quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu trong bài thơ Sóng.

    ……………………..Hết…………………………

    III. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM

    PhầnCâu/ÝNội dungĐiểm
    IĐọc hiểu3.0
    1Phương thức biểu đạt chính: tự sự.0.5
    2Câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”, có thể hiểu:
    – Cậu bé sợ đau nên không khắc tên cậu lên chính thân thể cậu (0.25)
    – Cậu bé không hiểu được nỗi đau đớn mà cây si già vừa trải qua.(0.25)
    0.5
    3 – Cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm: Cậu bé biết mình sẽ đau đớn khi khắc tên lên chính thân thể mình. Nhưng cậu bé lại khắc tên cậu lên thân thể người khác. Cậu bé không nhận thức được, người khác cũng có những cảm xúc giống cậu.
    – Sai lầm đó thể hiện qua câu nói của cây si già: – Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
    0.75



    0.25
    4 HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ thông điệp đó có ý nghĩa với em ? ( Điều mình không muốn nhận thì cũng đừng làm đối với người khác (0.75). Đó là điều kiện để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc (0.25)).1.0
    IILàm văn
    1 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về về bài học từ phần Đọc hiểu2.0
    Yêu cầu về hình thức:
    -Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 chữ.
    – Có kỹ năng xác định được vấn đề nghị luận.
    – Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một đoạn văn nghị luận trong đó có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận…
    -Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ
    0.25
    Yêu cầu về nội dung:
    – Từ câu chuyện, thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh…). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình. (0.25)
    – Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý.(0.25)
    – Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm… (0.25)
    – Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…(0.25)
    -Phê phán những kẻ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi người khác(0.25)
    – Bài học rút ra cho bản thân: hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những người xung quanh, để hiểu hơn, để yêu hơn và tránh gây ra những điều tổn thương không đáng có; biết nhận ra lỗi lầm của mình và biết sửa chữa nó.(0.5)
    1.75
    2 Phân tích quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu trong bài thơ Sóng.5,0
    1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một khía cạnh nội dung trong một bài thơ.
    Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
    (0,25)
    2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
    Phân tích quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu trong bài thơ Sóng.
    (0,25)
    3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
    a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận: quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu trong bài thơ Sóng.(0,25)
    b/ Thân bài:
    – Khái quát bài thơ, xác định quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu thể hiện sâu sắc ở bài thơ (0,25)
    – Giải thích: Sự mới mẻ và hiện đại trong tình yêu chính là việc vượt qua khỏi những quy định ngặt nghèo ràng buộc của lễ giáo phong kiến để tự do khẳng định tình cảm, bộc lộ “cái tôi” khát vọng trong tình yêu một cách chủ động và luôn luôn thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình yêu.(0,25)
    – Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ để làm sáng tỏ vấn đề …(2,50)
    +Từ việc khám phá những trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả các cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới về tình yêu – yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao. ( phân tích từ ngữ, hình ảnh… ở khổ thơ 1)
    +Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng tình yêu thường trực trong trái tim tuổi trẻ. (phân tích từ ngữ, hình ảnh… ở khổ thơ 2)
    + Mới mẻ và hiện đại trong nỗi nhớ: Nhớ của “lòng em”, “cả trong mơ còn thức”(phân tích từ ngữ, hình ảnh… ở khổ thơ 5)
    + Mới mẻ và hiện đại khi suy tư về lòng chung thuỷ, khao khát vượt qua “cách trở” của cuộc đời để “Hướng về anh, một phương”(phân tích từ ngữ, hình ảnh… ở khổ thơ 6,7)
    + Người con gái ấy khắc khoải, lo âu cho sự hữu hạn của đời người, nhưng đã tự tin sống hết mình cho một tình yêu đẹp, dâng hiến hòa nhập tình yêu cá nhân của mình vào tình yêu cuộc đời để có một tình yêu vĩnh cửu( phân tích từ ngữ, hình ảnh… ở 2 khổ thơ cuối);
    + Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ truyền thống; cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng; xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết…
    – Đánh giá chung: (0,5)
    + Qua hình tượng sóng biển, Xuân Quỳnh đã diễn tả hết sức độc đáo quan niệm về tình yêu của phái mình. Đó là tình cảm của một tâm hồn mang trong mình một quan niệm hiện đại, mới mẻ, dám chủ động khẳng định tình cảm của bản thân; cháy bỏng khát vọng về một tình yêu vĩnh cửu;
    + Quan niệm tình yêu hiện đại trong bài thơ còn gắn liền với quan niệm tình yêu mang tính truyền thống
    +Tất cả đều được gửi gắm trong hình tượng ẩn dụ: Sóng
    c/ Kết bài:(0,25)
    – Tóm lại và nêu ý nghĩa quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu
    – Cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua quan niệm đó.
    (4.00)
    4. Sáng tạo
    Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
    ( 0,25)
    5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
    Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
    ( 0,25)
    ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 điểm


    – Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cần trên, có thể còn mắc một số lỗi diễn đạt
    – Điểm 4-5: Đáp ứng phần lớn các yêu cần trên, có thể còn mắc một số lỗi diễn đạt
    – Điểm 2-3:Đáp được một phần các yêu cần trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
    – Điểm 1: Không đáp ứng được các yêu cần trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
    – Điểm 0: Không làm bài.
    Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn
    Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh: Sóng Xuân Quỳnh

    Bài viết gợi ý: