Mục Lục
Thời gian làm bài 180 phút
Phần đọc hiểuĐọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. […] Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. […] (Đọc tiếp tại đề bên dưới) Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
(Trích Mạo hiểm – Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)
Câu 1: Ghi lại câu văn khái quát chủ đề đoạn 1
Câu 2. Vì sao tác giả ại cho rằng “Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả.” thì ” Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa” (0.5 điểm)
Câu 3 Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn 3
Câu 4. Anh /Chị hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích trên (Viết dưới đoạn văn từ 3 đến 4 câu)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
Anh hái cành phù dung trắng
Cho em niềm vui cầm tay
Màu hoa như màu ánh nắng
Buổi chiều chợt tím không hay
Nhìn hoa bâng khuâng anh nói
Mới thôi mà đã một ngày.
…. Rồi sẽ đến một ngày trắng tóc
Nhưng lòng anh vẫn không nguôi
Thời gian sao mà xuẩn ngốc
Mới thôi đã một đời người.
(Trích Dù năm dù tháng – Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Câu 5: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 6: Xác định các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ đầu của đoạn thơ
Câu 7: Nêu nội dung chính cảu đoạn thơ trên.(Viết dưới đoạn văn từ 3 đến 4 câu)
Câu 8: “Mới thôi đã một đời người.” Anh chị hiểu câu thơ này như thế nào?
PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm) Suy nghĩ của anh chị về” Sống là chuyển động và hành động”
Câu 2 (4.0 điểm) Phân tích nhân vật người Vợ Nhặt trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân và nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A phủ” của Tô Hoài để chứng minh rằng: Trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào, chỉ cần có cơ hội, con người đều hướng về những điều tốt đẹp chứ không buông thả hoặc chấp nhận hoàn cảnh.