Sáng nay 25/6/2019 đã diễn ra kí thì THPT Quốc Gia môn Văn, sau đây là đề thi môn Ngữ Văn, Ban Biên Tập sẽ cố gắng gửi lời giải sớm nhất tới quý học sinh, các bậc Phụ Huynh cùng toàn thể các Thầy Cô

Bấm Ctr+F5 để cập nhất sớm nhất đề thi và đáp án môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2019.

Đề thi chính thức Môn Ngữ Văn năm 2019:

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

"Biết nói gì trước biển em ơi

Trước cải xa xanh thanh khiết không lời

Cái hào hiệp ngang tàng của gió

Cải kiên nhẫn nghìn đời sống vô

Cái nghiêm trang của đá đứng chờn trời

Cái giản đơn sâu sắc như đời

Chân trời kia biến thái gọi người đi

Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sông

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng

Bao kiến vài trong đáy lạnh thì tắt

Nhưng ôn đời vẫn những cánh buồm căng

Bay trên biển như bổ cầu trên đất

Biển dư sức và người không biết mệt

Mũi tuyển lao mặt sống lại cày bừa

Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi."

(Trước biển Vũ Quân Phương, Thợ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, 1985, tr. 391)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1, Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng

Bao kiếp vùi trong đáy lạnh Tủ tăm

Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:

Cái hào hiệp ngang tàng của gió

Cái kiên nhẫn nghìn đời sống vỗ

Cải nghiệm trang của đá đứng che trời

Cái giản đơn sâu sắc như đời

Câu 4. Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1(2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (3.0 điểm)

"Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố đay nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ (1 đ II, PHỐ đa là tột bản trường cao của rừng già, rám rộ giữa bóng cây đại ngàn, Piãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộni Xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những đại đài chói lọi màu đỏ của họ để quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sống Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Duong phóng khoáng và man đại. Rừng già đã ra đức cho nó tuột bản lĩnh gan dạ, PHIột tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học đã chế sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một số đen dịu dàng và tri tuệ, trở thành giười mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắn khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu lột cách đầy đủ bản chất của công Hương với cuộc hành trình gian truân là nó đã vượt qua, không hiểu thấu phân tâm hồn sâu thở của vị là đang sống hình như không tốn bộc lộ. đã đóng kín lại ở cửa rừng và PHI chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng. ."

Ai đã đặt tên cho cộng đồng - Hoàng Phủ Ng Tường, Ngữ văn 12, Tập NỘI, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 1981

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Ảnh chi tiết:

 

Gợi ý lời giải bài thi Ngữ văn, THPT quốc gia 2019: (cập nhật liên tục)

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Thể thơ: Tự do 

Câu 2

Nội dung câu thơ 
vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng 
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm là hình ảnh của những con người dong buồm trên biển, họ gặp vất vả, gian truân, phải đối mặt với những thử thách, khó khăn của biển cả thiên nhiên, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng "vùi trong đáy lạnh". 
Về mặt nghĩa bóng là hàn trình theo đuổi khát vọng của con người sẽ gặp rất nhiều những khó khăn, thử thách của cuộc đời. 

Câu 3.

Hiệu quả của phép điệp: nhấn mạnh, tạo âm điệu, tạo sự liên kết cho đoạn văn 

Câu 4. 

Hành tình theo đuổi khát vọng chưa bao giờ là dễ dàng và trải đầy hoa hồng, nhưng chỉ cần chúng ta vững vàng, quyết tâm theo đuổi đến cùng, luôn giữ vững ý chí và niềm tin thì có thể vượt qua tất cả. 

II. LÀM VĂN

Câu 1:  Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

Giải thích vấn đề: ý chí là gì? Tại sao sức mạnh ya chí con người trong cuộc sốnglại quan trọng? ý chí của con người là một điều không thể thiếu trong cuộc sống nếu muốn vươn lên và đặc biệt là trong xã hội phát triển không ngừng nghỉ như hiện nay. Cuộc sống chúng ta có thể có rất nhiều những khó khăn, trắc trở, nhưng chỉ cần có niềm tin, có ý chí vượt qua, ý chí tiến thủ thì ắt cũng thành công. 
Vì sao chúng ta lại cần có ý chí? 
+ chúng ta đều mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng trước khi thay đổi và kêu ca về những khó khăn vấp ngã thì trước hết phải có ý chí vượt qua mọi thứ, không được nản lòng. 
+ dù cả thế giới quay lưng lại với chúng ta, chỉ cần chúng ta không mất đi nghị lực, luôn giữ vững niềm tin vào bản thân, giữ vững ý chí thì nó sẽ là một nguồn sức mạnh vô hình cực kì lớn lao thúc đẩy, tiếp thêm cho chúng ta sức mạnh để vượt qua chông gai. 
- Liên hệ thực tế bản thân cần làm gì để giữ vững ý chí trong cuộc sống.

I. Dẫn dắt vấn đề

– Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Sức mạnh ý chí trong cuộc sống là một trong những phẩm chất đáng quý quan trọng của con người trong xã hội hiện nay, phẩm chất đó được rất nhiều người theo đuổi và cố gắng duy trì mỗi ngày.

II. Bàn luận vấn đề

– Các bạn ạ ý chí có một sức mạnh rất lớn đưa con người từ những việc không thể thành có thể thực hiện được nếu bạn có ý chí.

Ý chí là hoài bão, là quyết tâm, là lý tưởng, là sự kiên định. Đích là điểm đến của một cuộc hành trình hay còn gọi là sự thành công của con người.

Ý chí mang đến niềm tin, sức mạnh cho chúng ta. Trước một bài kiểm tra, nếu chúng ta nghĩ rằng mình không làm được, bài này vượt khả năng của mình, thì chắc chắn ta sẽ không làm được.

+ Nguồn gốc: Ý chí từ xưa đến nay vẫn luôn được mỗi chúng ta coi trọng bởi nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho cuộc sống cũng như con người trong xã hội, mỗi chúng ta cần phải duy trì và rèn luyện cho mình phẩm chất đạo đức và rèn luyện đức tính kiên trì, những ý chí sống mạnh mẽ.

+ Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống hiện nay: Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phải trải qua những khó khăn, thử thách trong xã hội, chính vì thế việc rèn luyện cho mình ý chí sống là một trong những việc làm quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

+ Ý chí của con người giúp ta có thêm nhiều niềm tin, sức mạnh để vượt qua những khó khăn, gian nan vất vả trước cuộc sống của mình.

+ Ý chí của con người trong cuộc sống là phẩm chất quan trọng để giúp chúng ta có được nhiều giá trị, ý nghĩa trong cuộc sống của mình, ý chí giúp chúng ta có thêm nhiều sức mạnh để vượt qua những khó khăn, giúp chúng ta có thêm nhiều động lực, vượt qua được những khó khăn thử thách của cuộc sống.

+ Trong xã hội chúng ta gặp rất nhiều người có phẩm chất kiên trì, có ý chí sống, đó là những con người kiên trì không ngại khó, ngại khó dám đối đầu và vượt qua những thử thách, không ngại khó, ngại khổ, mà cố gắng kiên trì, bươn trải vượt qua những gian nan vất vả của cuộc sống.

+ Trong cuộc sống chúng ta cũng gặp rất nhiều tấm gương quan trọng trong xã hội họ cũng luôn kiên trì vượt qua những gian nan vất vả của cuộc sống, họ phải cố gắng tạo nên những giá trị ý nghĩa cho cuộc sống của mình, từ đó tạo nên được những ý nghĩa, mục đích sống trong cuộc sống của mình.

+ Ví dụ về ý chí và nghị lực sống có thể lấy ví dụ thầy Nguyễn Ngọc Ký, người luôn kiên trì, bền bỉ, vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống, mặc dù không được chọn vẹn về hình thể nhưng thầy vẫn luôn kiên trì vượt qua những khó khăn đó.

III. Kết bài:

– Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống vì đó là việc làm cần thiết và mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của mỗi con người.

Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Hương trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

1. Mở bài

- HPNT là một trong những nhà văn chuyên viết về bút kí. Đặc sắc nổi bật trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhị giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với những suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú, uyên bác thuộc nhiều lĩnh vực đời sống.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí trữ tình đặc sắc thể hiện rõ phong cách tác giả: sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng đa chiều thú vị cùng với những triết luận sâu sắc.

- Hình tượng sông Hương trong bài bút kí đã để lại cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ khó quên về một con sông trong mối quan hệ gắn bó máu thịt với cội nguồn, lịch sử, văn hoá và con người xứ Huế.

2. Thân bài

a)Giới thiệu vị trí địa lí sông Hương

b) Phân tích

(1) Trong mối quan hệ với cội nguồn, sông Hương là dòng chảy trải qua hành trình nhiều thăng trầm, gian truân từ dãy núi Trường Sơn về biển cả

- Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như một bản trường ca của rừng già mang những giai điệu, tiết tấu vừa hùng tráng, vừa dữ dội, và đã sống một nửa cuộc đời… như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại… bản lĩnh gan dạ… tâm hồn tự do và trong sáng.

- Ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở.

- Vừa ra khỏi vùng núi, về với vùng đất châu thổ êm đềm, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục… Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc… nó chuyển hướng sang tây bắc… đột ngột vẽ một hình vòng cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”.

- Sông Hương khi chảy vào thành phố thân yêu, nó như đã tìm được đường về, tìm thấy chính mình. Nó “vui hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”. Dòng sông “kéo một nét thẳng” theo hướng tây nam - đông bắc, cuối đường “nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng… in ngần trên nền trời… như những vành trăng non”, rồi “uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến khiến dòng sông mềm mại đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Sông Hương về đến Huế đã mang được linh hồn mảnh đất, con người nơi đây.

- Rời khỏi kinh thành, sông Hương “chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến… xa dần thành phố để lưu luyến ra đi… nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”. Sông Hương là người tình dịu dàng và thủy chung với Huế. Trong cảm nhận của HPNT, sông Hương và Huế chẳng khác nào một cặp tình nhân, quyến luyến, ngập ngừng, dùng dằng tiếc nuối bởi sông Hương làm đẹp cho Huế, và Huế cũng khiến sông Hương mang vẻ đẹp riêng không lẫn với bất kì dòng sông nào.

à Nhờ sức tưởng tượng phong phú trong việc xây dựng những hình ảnh so sánh tài hoa, độc đáo, kết hợp tư duy nghiên cứu với tư duy nghệ thuật, tác giả đã cung cấp cho người đọc những tri thức, hiểu biết thú vị về sự hình thành của sông Hương. Điều quan trọng, bằng cách thể hiện như vậy, người viết đã làm cho con sông không còn là vật thể thiên nhiên vô tri vô hồn mà trở thành một nhân vật có tâm hồn, sức sống mãnh liệt như con người qua những thăng trầm của cuộc đời.

=> Link đầy đủ: https://loga.vn/bai-viet/cam-nhan-ve-hinh-tuong-song-huong-trong-bai-ai-da-dat-ten-cho-dong-song-cua-hoang-phu-ngoc-tuong-16131

Bài viết gợi ý: