Bài số 1

I. MỞ BÀI
"Kim Lân là một nhà văn cả đời đi về với đất, với người, với cuộc sống nông thôn thuần hậu" (Nguyên Hồng). Ông khẳng định vị trí của mình trên thi đàn văn chương Việt Nam bằng một sở trường là truyện ngắn. Nhắc đến truyện ngắn của Kim Lân, mỗi người yêu văn từ trong tiềm thức của mình không thể bỏ qua được truyện ngắn "Làng". Nhưng tên tuổi của ông xích lại gần với trái tim độc giả qua truyện ngắn "Vợ nhặt"; 1 tp thành công xuất sắc của Kim Lân sau cách mạng tháng Tám, được đưa vào trong chương trình giảng dạy như 1 trong những kiệt tác của nhà văn. Thành công của Kim Lân trong tác phẩm này phải kể đến là ngôn ngữ kể chuyện quần chúng, quảng đại, thành công về việc xây dựng tình huống truyện đặc sắc, độc nhất vô nhị. Đó là tình huống "nhặt vợ" của anh cu Tràng trong những năm nạn đói. Nhưng sẽ thật là thiếu sót nếu nhắc đến thành công của tác phẩm này, ta lại không nhắc đến ngòi bút tâm lí nhân vật của Kim Lân khi tập trung xây dựng diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, 1 nhân vật có tưởng như là phụ; nhưng bà là xương sống của câu chuyện này. Nếu thiếu đi chuỗi diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, "Vợ nhặt" của Kim Lân sẽ thiếu đi hơi thở, thiếu đi sinh khí. Cụ Tứ dần dần hiện lên qua ngòi bút tâm lí của Kim Lân như 1 bức chân dung rõ rệt, sống động và là minh chứng cho lời nhận định của 1 nhà phê bình văn học: "Nhân vật trong văn học đôi khi thật hơn con người thật". Cụ Tứ hiện lên trên trang viết của Kim Lân là 1 bà lão nông thôn nghèo nhưng giàu lòng thương con, giàu lòng nhân ái và vị tha. Thông qua chuỗi diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, Kim Lân thực sự là 1 nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy; đúng như văn hào Nga Sê-khốp từng nói: "Người nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy". Kim Lân là 1 nhà văn như vậy!
II. THÂN BÀI
Trong 1 tác phẩm văn xuôi, yếu tố quyết định đến sự thành bại của nó không gì khác hơn chính là nhân vật. Nhân vật càng chân thực, càng sống động, tác phẩm sẽ càng thành công. Với nhân vật, người ta thường quan tâm nhiều đến yếu tố tâm trạng; bởi tâm trạng là trạng thái bên trong tâm hồn con người, là sản phẩm nhân cách của tâm hồn con người và chính tâm trạng quyết định nhân vật sẽ hay hoặc không. Kim Lân được mệnh danh là ngòi bút của tâm lí nhân vật. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua việc nhà văn xây dựng diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ. 
Truyện "Vợ nhặt" xoay quanh nạn đói khủng khiếp năm 1945, nạn đói như 1 cơn lũ lớn, cuốn trôi đi biết bao nhiêu sinh mạng con người. Bản năng ham sống khiến con người ta có thể bám víu vào tất cả những gì có thể bám víu được. Và chính vào lúc này, anh Tràng lông bông ném ra câu hò tầm phơ tầm phào: 
"Muốn ăn cơm trắng mấy giò này! 
Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì!".
Và có những người đi nhặt hạt rơi hạt vãi bám vào câu hò tầm phơ tầm phào của Tràng, để rồi đưa lên thành tình huống "nhặt vợ". Tràng, gã trai lông bông tầm phơ tầm phào lâu nay ế vợ, giờ đây lại nhặt được vợ vào những năm nạn đói. Ai trong hoàn cảnh biết chuyện này đều rất ngạc nhiên, và bà cụ Tứ, mẹ của Tràng không nằm ngoại lệ. Bà xuất hiện ở phần cuối của câu chuyện lúc trời nhá nhem tối, khi anh con trai bà đã nhặt được vợ về nhà. Vì vậy bà xuất hiện lần đầu tiên với tâm trạng rất ngạc nhiên. Bởi theo lẽ thường tình, sự ngạc nhiên của 1 con người chỉ được bộc lộ ra khi người ấy gặp 1 chuyện bất thường. Nghe thấy tiếng húng hắng ho của bà lão ở ngoài ngõ, vẻ thận trọng của anh cu Tràng hiện lên rõ nét. Bà cụ Tứ - người mẹ giàu lòng linh cảm mách bảo rằng đã có chuyện bất thường đã xảy ra. Và Kim Lân đã mô tả tâm trạng ngạc nhiên của bà cụ Tứ vô cùng thành công; đó là bà đã đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. 
Khi về đến sân, bà nhìn thấy người đàn bà lạ ở đầu giường con trai mình. Thoạt tiên, bà tưởng đó là cái Đục, con gái bà nhưng nó chết năm nạn đói rồi còn gì, mà rõ ràng kia là người đàn bà. Bà không tin vào mắt mình nữa, bà dụi mắt mình mấy lần vì bà ngỡ rằng đôi mắt già nua mờ quáng của mình có lẽ nhìn không rõ, đáng nói nhất là chữ "nhoèn", đã được Kim Lân đưa vào vô cùng chính xác: "Bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải?!". Đúng là khóe mắt của người già! Bà còn không còn tin vào tai mình nữa. Người đàn bà xa lạ kia sao lại chào mình bằng "U". Thị tưởng bà điếc lác già cả nên đã chào đến 2 đận: "U đã về!". Vì bà không tin nên bà không trả lời, trong lòng bà chỉ vang lên 1 lời độc thoại: "Ô hay sao lại chào mình bằng u?!" Cho đến khi Tràng chính thức giới thiệu: "Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau...Chẳng qua nó cũng là cái số cả..." Và tấm lòng thương con của bà lão đã giúp bà hiểu ra tất cả. Khi bà hiểu ra rồi, bà chuyển sang trạng thái tiếp sau đó là trạng thái mừng và tủi.Mừng và tủi là những giây phút đầu tiên khi bà cụ Tứ vỡ lẽ ra mọi chuyện. Ở đây, nhà văn Kim Lân đã rất tài tình, ông như 1 nhà phẫu thuật tài ba lách sâu ngòi bút tâm lí của mình vào trong sâu thẳm tâm hồn của người mẹ già nua còm cõi này để phát hiện ra ở bà có rất nhiều tâm lí phức tạp, đặc biệt là tâm lí mang tính 2 mặt. Mô tả được tâm lí 2 mặt này, Kim Lân xứng đáng là 1 nhà văn hiện thực tâm lí. Và ở đây nhà văn đã mô tả tâm lí 2 mặt đó là mừng và tủi. Mừng là vì mơ ước bấy lâu nay của bà đã thành hiện thực, mong mỏi của bà lâu nay đã thành hiện thực. Bà cụ Tứ vẫn ngày đêm mong con mình nên vợ nên chồng, yên bề gia thất, đây là niềm mong mỏi của tất cả những bậc làm cha làm mẹ trên trái đất này, trước khi mình nhắm mắt xuôi tay, con cái được yên bề gia thất. Và thế là nay bà cụ Tứ đã có dâu, Tràng đã có vợ. Một người mẹ già như bà tựa ngọn đèn trc gió vậy, chẳng biết khi nào trời bắt mình tắt bóng, nếu có phải chết thì mình không còn thương con mình nhiều nữa, thằng Tràng nó đã có nơi có chốn có gia đình. Nhưng mừng bao giờ cũng đi đôi với tủi, nhất là những con người từng trải trong khổ đau, không bao giờ họ mừng 1 cách dễ dăi. Khi họ mừng, họ vẫn nh́n thấy được mặt trái của sự mừng rỡ, đó là cái tủi. Bà tủi vì gặp cái lúc khốn khó như thế này, người ta mới "lấy đến" con mình; thì con mới có vợ, mình mới có dâu. Hai chữ "lấy đến" đã được Kim Lân đặt ở đây vô cùng chính xác. Nó thể hiện được tất cả sự hạ mình, hạ giá, hạ cố chính bản thân. Chính ngày con bà nên vợ nên chồng, bà mới có điều kiện nhìn lại cái phận nghèo hèn của gia đình mình trong xã hội. Bà tủi thân vô cùng! Như đã nhắc đến ở trên, bà cụ Tứ là người mẹ cả lo cả nghĩ; và mọi diễn biến trong tâm trạng của bà hiện lên vô cùng phức tạp. Việc trong bài viết này đưa ra những diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ chỉ là tương đối mà thôi.
Tiếp theo đó, bà cụ chuyển sang tâm lí thứ 2, đó là bà lo và bà thương. Đến đây, 1 lần nữa, Kim Lân lại bộc lộ tài năng của mình để khẳng định rõ ràng rằng sau Nam Cao, Kim Lân thực sự là 1 nhà văn miêu tả tâm lí n.vật vô cùng thành công. Bà lo vì người ta thường dựng vợ gả chồng cho con vào lúc ăn nên làm nổi; vậy mà con của bà lấy vợ vào hoàn cảnh này là 1 trái khoáy, là 1 nguy cơ, chưa nói đến, bà hiểu con trai mình hơn ai hết. Con trai bà là 1 đứa lông bông, cạn nghĩ, thân nó còn k lo xong, giờ lại phải đèo bòng, lại phải gánh thêm 1 miệng ăn nữa. Bà lo cho Tràng, rồi bà lo cho đôi vợ chồng trẻ không biết có vượt qua được giai đoạn khốn khó này hay không. Bởi lẽ trong cái lúc khó khăn này, người ta sống hôm nay, không biết ngày mai mình có tồn tại nữa hay không. Đỉnh cao của nỗi lo là bà thủng thẳng ném ra câu nói: "Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau." N.văn Kim Lân thật tài tình khi miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ - xương sống của câu chuyện này. Đi đến cùng nỗi lo, bà lại ném ra những câu nói đầy lạc quan ở tương lai, câu nói đó là 1 chiếc phao tinh thần để con người ta bấu víu vào, không bị nạn đói khủng khiếp này cuốn trôi đi. Và chính những câu nói của bà cụ Tứ đã khẳng định ngòi bút của Kim Lân đã vượt xa ngòi bút của Nam Cao. Nếu khi Nam Cao viết về cái đói, con người sống mốc lên, rỉ ra, chết mòn; thì ngược lại, Kim Lân viết về cái đói, cái đói làm cho con người ta yêu thương nhau hơn, cái đói của Kim Lân làm cho con người ta sống gần gũi nhau hơn để họ biết hi sinh, biết nương tựa vào nhau bởi "1 miếng khi đói bằng 1 gói khi no". Kim Lân đã mượn cái đói để miêu tả sự sống đã hồi sinh. 
Mặt khác, nỗi lo còn được xuất phát từ tình thương. Bà thương cho con trai bà một, thương cho nàng dâu mới lại nhiều hơn. Miêu tả tình thương của bà cụ Tứ với nàng dâu mới, ngòi bút giàu lòng nhân ái của Kim Lân đã động chạm vào tấm lòng vị tha sâu thẳm dưới đáy sâu trái tim của bà cụ Tứ. Bởi là người mẹ, ai chả thương cho con trai mình. Nhưng không phải bất cứ bà mẹ chồng nào cũng biết thương cho nàng dâu, nhất là loại con dâu theo không, loại đèo bòng. Vậy mà bà rất thương, bà nhận ngay là dâu là con: "nay nó đã là dâu, là con mình rồi". Bà dùng lời lẽ của tình thương để dặn dò đôi vợ chồng trẻ chịu khó làm ăn, may ra vượt qua tao đoạn khốn khó này. Bà cứ suy nghĩ, "thân gái như hạt mưa sa", không sa vào đâu lại sa vào cửa nhà bà. Nhà bà thì nghèo quá, đến vài ba mâm cơm báo hỉ với hàng xóm cũng không có. Đỉnh cao của tình thương là bà cụ Tứ đã khóc, bà sợ ngọn đèn dầu soi tỏ khuôn mặt bà, bà sợ đôi vợ chồng trẻ phát hiện ra bà khóc nên bà đã quay mặt vào trong vách tối. Đây là giọt nước mắt của tình thương, của tình mẫu tử ở những người nghèo biết hi sinh, biết nương tựa vào nhau; và có thể khẳng định, đây chính là đỉnh cao của giá trị nhân đạo. 
Nếu giả sử nhà văn Kim Lân kết thúc vai diễn của bà cụ Tứ ở đây thì câu chuyện vốn đã thành công bởi kết bằng giọt nước mắt của lòng nhân ái, của tình thương. Nhưng nếu dừng lại ở đây thì tác phẩm sẽ có phần u ám, tăm tối. Bởi kết bằng giọt nước mắt trong đêm tối, nó làm ta liên tưởng đến 1 đêm "tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố. Trong đêm tối quan cụ giở trò, chị Dậu đã buông tay vội choàng dậy mở cửa, trời tối đen như mực, như tiền đồ của chị. Nó còn làm ta liên tưởng đến kiếp sống của người nông dân trước cách mạng. Là 1 nhà văn giác ngộ ánh sáng của lí tưởng, Kim Lân đã không kết thúc chuyện ở buổi tối hôm trước mà đã để cho bà cụ Tứ diễn tiếp vai diễn của mình vào buổi sáng hôm sau với 1 tâm trạng mới, 1 khuôn mặt mới, đó là vui và lạc quan. Có lẽ sau 1 đêm trăn trở, bà lão nhận thấy, ngày con mình thành vợ thành chồng, bản thân lại k có 1 thứ tài sản gì cho con, bà chỉ có thể cho con 1 thứ duy nhất; đó là niềm vui, niềm lạc quan để đôi vợ chồng trẻ bấu víu vào đó, k bị nạn đói khủng khiếp này cuốn trôi. Nghĩ vậy nên hôm trước, khuôn mặt bà bủng beo u ám là thế, hôm sau bà rạng rỡ hẳn lên, bà nói nói cười cười toàn chuyện vui, chuyện tương lai; bà xăn xắn đi làm mọi việc, cơ chừng mọi công việc trog gia đình này là 1 tay bà cắt đặt. Đáng nói nhất là câu nói của bà, sự sắp đặt của bà trong tương lai: "Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...". Câu nói của bà là 1 chuỗi những tương lai, tương lai này chưa thực hiện được, tương lai khác đã thể hiện ra rồi. Nhưng đây không phải là lời dối lòng, nó là khát vọng của con người từ trong bóng tối muốn vươn tới 1 cuộc sống sáng sủa hơn và chính điều này làm ta liên tưởng tới lời nhận định của đại văn hào Roai-tơ khi đọc xong cuốn "Những người khốn khổ" của Víc – to Huy – gô: "Chừng nào trên trái đất này còn có những con người đang đau khổ, luôn khao khát muốn sống 1 cuộc sống sáng sủa hơn, chừng ấy cuốn sách này còn nguyên giá trị". Cùng với niềm lạc quan của mình, bà cụ Tứ thực sự là xương sống của câu chuyện; để Kim Lân dựa vào niềm lạc quan ấy, cho đôi vợ chồng giác ngộ cách mạng bằng việc thị nghe thấy tiếng trống, liên tưởng tới tiếng trống phá kho thóc Nhật trên Thái Nguyên và anh Tràng lông bông ấy đã lờ mờ nhận ra đám người Việt Minh đi trên đê với hình ảnh lá cờ đỏ 5 cánh sao vàng. Như vậy, là 1 nhà văn giác ngộ cách mạng, Kim Lân đã không kết thúc truyện vào 1 đêm tắt đèn mà kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh. Đó chính là ngọn đuốc sống của 1 dân tộc lầm than, rũ bùn, đứng dậy, sáng lòa. 
Với cách kết thúc như vậy, người ta tin tưởng rằng, vợ chồng Tràng sẽ tham gia vào cách mạng. Đây chính là minh chứng cho lời nhận định của nhà văn Nguyễn Tuân sau khi đọc xong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố: "Tôi nhớ như đã có lần nào tôi gặp chị Dậu trong 1 đám đông đi phá kho thóc Nhật. Trong những ngày huyện kì khởi nghĩa, địch hậu o ép, chị tải lương và đậy nắp hầm cho cán bộ và bộ đội cơ sở". Rõ ràng trog truyện, chị Dậu không hề đi phá kho thóc Nhật. Nhưng chị là 1 tiền thân khỏe mạnh; và 1 tiền thân khỏe mạnh ắt phải có 1 hậu thân đi trong đoàn người phá kho thóc Nhật. Hậu thân ấy là ai nếu k phải là vợ chồng Tràng?!
III. KẾT BÀI
Mỗi tác phẩm văn học chân chính là 1 lời đề nghị về cách sống; và những tác phẩm ấy đều có khả năng nhân đạo hóa con người. Đọc xong "Vợ nhặt" của Kim Lân, ta như bước vào 1 thế giới, mà ở đó có biết bao nhiêu thân phận, bao nhiêu cuộc đời, ở đó có biết bao nhiêu nụ cười, bao nhiêu giọt nước mắt. Bằng tất cả những điều ấy, con người ta như được thanh lọc tâm hồn và chúng ta càng nhận thấy mình sống gần người hơn. Đúng là "Mỗi tác phẩm văn học chân chính, nó vừa ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn". Vợ Nhặt của Kim Lân là 1 tác phẩm như vậy!

Bài số 2

 

   Những người mẹ luôn là người đem lại tình thương yêu lớn nhất, tình yêu bao la ấy có thể vượt qua những khó khăn, những thiếu thốn vật chất để mang lại một cuộc sống an lành hạnh phúc cho nhau. Trong nền văn học Việt Nam biết bao nhiêu nhà văn xây dựng được hình tượng người mẹ như thế. Nếu như Nguyễn Minh Châu xây dựng người mẹ đầy đức hi sinh là người đàn bà hàng chài thì Kim Lân lại xây dựng thành công nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt. Ngoài những phẩm chất của bà thì nhà văn đi vào miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật này. Để từ đó chúng ta càng thấy được những hi sinh, những nỗi niềm thương con vô bờ bến của bà.

    Cụ Tứ là một người đã có tuổi, chồng thì đã mất con gái tên Đục thì đã đi lấy chồng bà sống với con trai tên là Tràng. Hai mẹ con bà xuất hiện trong nền cảnh của nạn đói năm 1945. Có thể nói chính hoàn cảnh khó khăn ấy càng làm nổi bật lên diễn biến tâm lý và phẩm chất của bà. Bà vẫn còn phải ra ngoài kiếm đồng rau cái muối, vẫn biết bao nhiêu nắng mưa, gánh nặng đổ lên đầu và trong buổi chiều hôm ấy bà bất ngờ trước hành động của con trai mình. Diễn biến tâm lý cũng bắt đầu từ đó.

    Cụ về đến đầu cổng, cái ho thúng thắng của tuổi già cất lên, cụ thấy bất ngờ khi Tràng tỏ ra vui mừng đến thế. Sau câu nói cất lên “U đã về rồi đấy à” cùng với tâm trạng và hành động của Tràng linh cảm của một bà mẹ như giúp bà nhận ra rằng có một điều gì đó bất bình thường. Chính vì thế cụ Tứ lo lắng lắm và cứ thế tâm lý của cụ càng ngày càng diễn biến đến tầm cao hơn. Từ lo lắng bất thường cụ ngạc nhiên khi thấy sao lại có người đàn bà nào ngồi đầu giường thằng con trai mình thế kia. Những câu hỏi liên tiếp được cất lên cho thấy tâm trạng bối rối của người mẹ. Bà chưa biết là ai nhưng linh cảm cho bà thấy một điều bất thường và cuối cùng thì nó đã đến.

    Bước chân của cụ Tứ bước vào đến nhà cũng là tâm lý đạt tới đỉnh điểm. Từ chỗ ngạc nhiên khi người đàn bà ấy lại gọi bà bằng “u” đến chỗ Tràng nói “kìa nhà con nó chào u đấy”. Đọc đến đây ta như cảm tưởng được cụ Tứ đang mắt tròn mắt dẹt nhìn người đàn bà rồi lại nhìn con mình mà không hiểu. Và tai bà dường như không nghe thấy gì nữa. Một cảm giác khó tả diễn ra trong người phụ nữ ấy. Thế rồi bà như vỡ lẽ ra mọi chuyện khi Tràng nói thêm về tình cảnh này. Bà buồn bà giấu những giọt nước mắt của mình mà chấp nhận. Tại sao vậy đáng ra nhà có hỉ thì phải vui mới đúng chứ thế mà ở đây bà lại khóc. Không phải bà không thích có con dâu nhưng trong hoàn cảnh miếng ăn còn chưa lo được thì lấy nhau về lại chỉ khổ thêm. Vì thế bà buồn bà thương con trai mình rồi nhìn người đàn bà vân vê tà áo đã rách bợt cũng thấy thương cô ấy. Vậy nên bà nhắm mắt mà chấp nhận “Thôi các con đã phải duyên phải kiếp với nhau thì u cũng mừng lòng”. Có thể nói sau cái gật đầu kia là cả một nỗi lòng người mẹ, lo lắng cho con với cuộc sống sau nay. Bà thì thế nào cũng được nhưng bà không muốn con của bà thì bà muốn nó được sống cho qua cái tao đoạn này. Những cảnh tượng khói mờ mịt bên ngoài như nói thay cho tâm hồn của người mẹ ấy.

    Khi bà đã vơi đi nỗi lòng ấy bà với trách nhiệm của người mẹ bà như khơi sáng cho con mình những ý nghĩ tốt đẹp cho tương lai. Bà nói rằng không ai giàu ba họ không ai khó ba đời cả vì thế chỉ cần qua cái tao đoạn này thì chính họ yên bề gia thất. Bà lấp đi trong chính mình cái thực tại đen tối để rồi cùng con cái mình nghĩ về những chuyện tương lai.

    Buổi sáng hôm sau với bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà dạy sớm cùng con dâu sửa soạn lại căn nhà quét dọn sạch sẽ mong chờ những điều tốt đẹp sẽ đến. Và ta cũng cảm thấy được những nét tâm trạng vui vẻ của bà khi thấy con mình hạnh phúc. Bữa cơm ấy bà là người nói nhiều nhất dường như bà không thể nào giấu đi niềm vui trong lòng mình. Bà nói với Tràng về việc chỗ kia sẽ làm một cái chuồng gà nuôi hai con gà để mỗi ngày nó đẻ trứng ra ăn. Niêu cháo đơn sơ ấy chỉ vẻn vẹn có nồi cháo hoa lỏng thế nhưng mọi người ăn rất ngon cũng như bà đang rất vui. Hết cháo bà quyết định mang nồi “chè khoán” lên đãi các con. Thật ra thì đó là cám thế nhưng bà không muốn các con đói và bà cũng muốn níu giữ cái không khí vui vẻ hạnh phúc ấy. Biết rằng Tràng và vợ thấy chát ở trong lòng nên bà an ủi rằng nhiều người còn không có cám mà ăn. Vậy là người mẹ ấy với những phẩm chất của mình đã đem đến cho các con những niềm yêu thương niềm tin vào tương lai.

    Như vậy có thể nói bà cụ Tứ đã diễn ra những cung bậc cảm xúc từ cao đến thấp từ buồn đến hạnh phúc vui tươi. Cuộc sống dẫu có vất vả đói nghèo cái chết tử thần thì lúc nào cũng cận kề thế nhưng bà vẫn cưu mang lấy người đàn bà kia, yêu thương con trai và hướng cho họ cái nhìn về một tương lai tốt đẹp hơn.

Bài viết gợi ý: