I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1) Diện tích của một hình: Là phần không gian nằm bên trong của một hình hai chiều.

Ví dụ. Diện tích và chu vi của hình tứ giác ABCD:

2) Hình chữ nhật nằm hoàn toàn trong hình tròn nên diện tích của hình chữ nhật bé hơn diện tích của hình tròn.

3)  Hình thứ nhất và hình thứ hai đều có $5$ ô vuông như nhau nên ta nói diện tích của hình thứ nhất bằng diện tích của hình thứ hai.

4) Hình P gồm $10$ ô vuông như nhau được tách thành hình M gồm $6$ ô vuông và hình N gồm $4$ ô vuông.

Ta nói: Diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và hình N.

5)  Để đo diện tích ta dùng đơn vị đo diện tích, chẳng hạn: xăng ti mét vuông.

- Xăng-ti-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài $1\,cm$, xăng-ti-mét vuông được kí hiệu là $c{m^2}$

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: So sánh diện tích của các hình cho trước.

- Nếu hình $1$ nằm hoàn toàn trong hình $2$ thì diện tích của hình $1$ bé hơn diện tích của hình $2$.

- Hai hình có số ô vuông đơn vị bằng nhau thì diện tích của hai hình đó bằng nhau.

Dạng 2: Đọc và viết đơn vị diện tích

Đơn vị xăng-ti-mét vuông được viết tắt là \(c{m^2}\)

Dạng 3: Tính toán với đơn vị diện tích

- Thực hiện các phép tính có chứa đơn vị diện tích tương tự như thực hiện với các số tự nhiên (chú ý cùng một đơn vị đo).

Dạng 4: Toán đố

- Đọc và phân tích đề

- Xác định cách giải của bài toán, chú ý tính toán có đơn vị đo diện tích (Dạng 3)

- Trình bày lời giải và kiểm tra lại kết quả của bài toán.

Bài viết gợi ý: