Bài viết được biên soạn bởi Thế Anh:

Đọc hiểu:

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1, Cho biết những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của chúng ?

2, Chất suy tưởng triết lý được thể hiện qua những câu thơ nào? Từ triết lí trong đoạn thơ trên, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân ?

HƯỚNG DẪN:

1, Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

+ Điệp từ “nhớ” – “khi” lặp lại 2 lần.

+ Câu hỏi tu từ: “Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương”.

+ Tương phản: “khi ta ở >< khi ta đi”, “đất ở hóa tâm hồn”.

+ So sánh chùm: “anh nhớ em – đông về nhớ rét”, “tình yêu ta – cánh kiến hoa vàng – xuân đến chim rừng lông trở biếc”.

*Hiệu quả của biện pháp tu từ:

+ Diễn tả tình yêu, sự gắn bó tha thiết, sâu nặng của nhà thơ đối với mảnh đất Tây Bắc của Tổ Quốc.

+ Tạo sự sinh động, truyền cảm cho lời thơ.

2, Chất suy tư, triết lí được thể hiện qua các câu thơ:

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

*Bài học cho bản thân rút ra từ những triết lí đó:

+ Đó là những chân lí mang tính phổ quát, rút ra từ đời sống, từ quy luật tình cảm.

+ Mỗi một mảnh đất khi con người gắn bó dù cho không phải là quê hương đều sẽ trở thành một phần máu thịt, thành mảnh đất tâm hồn, mảnh đất kỉ niệm. Vì vậy, hãy biết yêu thương, trân trọng, sống thủy chung với quá khứ, với những miền đất đã đi qua.

— Biên soạn: Nguyễn Thế Anh, 12C, THPT Hoa Lư A, Ninh Bình —

Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn

Bài viết gợi ý: