I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI.
1. Khái niệm: Là sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hay một số cặp NST tương đồng trong tế bào, tạo nên các thể lệch bội.
Ví dụ như người bị bệnh Đao: cặp NST số 21 có 3 chiếc – là thể lệch bội .
2. Nguyên nhân: Do tác động của các tác nhân lí hoá trong môi trường (tia phóng xạ, tia tử ngoại, các hoá chất gây đột biến) hoặc rối loạn trao đổi chất nội bào.
→ Một hay một số cặp NST nào đó không phân li trong phân bào nguyên phân hoặc giảm phân → Tạo ra các thể lệch bội.
3. Cơ chế: Sự không phân li của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo ra các loại giao tử thừa hay thiếu một vài NST. Các loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể lệch bội.
4. Vai trò và ứng dụng của đột biến lệch bội:
- Đột biến lệch bội thường gây hại cho cơ thể → phát triển không bình thường, mất hoặc giảm khả năng sống, khả năng sinh sản hữu tính,
- Đột biến lệch bội cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
- Trong chọn giống có thể sử dụng đột biến lệch bội để đưa các NST mong muốn vào một giống cây trồng nào đó, sử dụng thể lệch bội để xác định vị trí gen trên NST.
II. DẠNG BÀI TẬP
1. Dạng 1: Xác định số lượng nhiễm sắc thể trong thể lệch bội
Cần nhớ một số dạng đột biến lệch bội:
Cách giải :
- Xác định số NST đơn bội của loài: n
- Xác định dạng đột biến có trong tế bào, từ đó xác định số lượng NST trong giao tử hoặc trong thể đột biến.
Chú ý: dạng bài kiểu này có thể có sự kết hợp với tính số lượng NST trong chu kì tế bào nên cần ghi nhớ sự biến đổi số lượng NST trong nguyên phân và giảm phân.
2. Dạng 2: Xác định kiểu gen, kiểu hình của hợp tử, thể đột biến tạo thành.
- Qui ước gen.
- Xác định tỉ lệ giao tử bình thường và đột biến của P.
- Lập sơ đồ lai → tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình.
3. Dạng 3: Xác định số thể lệch bội của loài
- Xác định số NST đơn bội của loài: n
- Xác định dạng đột biến có trong tế bào, từ đó áp dụng các công thức tính số thể đột biến