GỢI Ý LÀM BÀI

Tác giả chỉ gọi là “người đàn bà” một cách nhiệm định. Tuy không có tên tuổi cụ thể, chỉ là một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này. Trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, người đàn bà ấy gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ thật khốn khổ “ba ny một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, bà vẫn thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chay. Bà coi đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên. Qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương đó ở tòa án huyện, người ta càng thấy rõ nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh của bà là tình thương vô bờ đối với những đứa con: “[...] đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa... phải sống cho con chứ không thể sống cho mình...”. Suy nghĩ ấy khiến bà đủ sức âm thầm chịu đựng mọi nỗi khốn khổ: “... tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”. Một sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.

Bài viết gợi ý: