BÀI LÀM GỢI Ý

Khi hướng về mẹ, nhân vật con trong bài thơ dùng từ ta. Đó là một đại từ trung tính, vừa mang sắc thái cá nhân, cụ thể, vừa mang sắc thái chung, phổ biến, có thể vận vào tâm trạng của bất cứ người con nào hướng về mẹ hiền của mình. Điều đó đã tạo ra mối đồng cảm sâu sắc giữa người đọc thơ với tác giả, với nhân vật người con trong bài thơ. Người đọc cảm nhận được thấp thoáng trong những dòng thơ là hình ảnh một người con hiếu nghĩa, vô cùng thương quý, kính yêu và biết ơn sâu sắc người mẹ hiền đã khuất. Người con ấy “bần thần” bên bàn thờ mẹ với “hương huệ” và "khói nhang”, anh tưởng như lại thấy bóng hình mẹ trong cõi trần vất vả. Anh xót xa thương mẹ bận rộn lo toan, làm lụng nhọc nhằn, chịu đựng thiếu thốn, tất cả để con mau khôn lớn, trưởng thành. Anh biết ơn mẹ bởi công lao trời biển tạo nên vóc dáng hình hài cho con, hướng con tới một lẽ sống cao đẹp. Đẹp nhất là dòng hồn tưởng của anh về thời thơ ấu có mẹ hát ru cho giấc ngủ say, có “trái hồng trái bưởi” mẹ mua cho con vui Tết Trung thu, có mạnh chiếu mẹ rải cho con “nằm đếm sao”,... Anh thấm thía rng có đi hết cả cuộc đời cũng không thấy hết tình thương bao la mà mẹ dành cho con. Anh lo lắng cuộc sống xô bồ hiện đại sẽ làm người ta lãng quên lời ru thiết tha tình mẹ. Trong tâm hồn người con ấy, chân dung mẹ đã được khắc ghi với những nét thắm sâu ân nghĩa.

Bài viết gợi ý: