BÀI LÀM 
        Nhân dịp kỉ niệm ngày Thành lập Quân đội nhân dân và Quốc phòng toàn dân - ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đã lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú. 
        Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đã đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn hơn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi tuyến đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hại miền Bắc - Nam. Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở và đã có những người ngã xuống để bảo vệ nó Tuy Mã đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường ngày đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi: 
- Cháu biết không? Đế quốc Mỹ đánh ta bằng đủ loại bom, chính vì thế điều chú nhớ nhất là những chiếc xe ở Trường Sơn. Chúng bị bom, đạn Mĩ dội xuống làm hỏng mọi thứ. Có xe vỡ kính, vỡ đèn; có xe lại có mui bị bẹp, bị méo thậm chí còn bong cả ra. Rồi lại có thùng xe bị xước... 
Chú chợt ngừng lại. Trên khuôn mặt chú thoáng vẻ suy nghĩ. Tôi vội giục. - Chú kể tiếp đi ạ! 
Người lính ấy lại tiếp tục kể nhưng tôi hiểu trong suy nghĩ, chú vẫn đang nghĩ về những năm tháng ấy. Qua lời chú kể, tôi biết được, ngày ấy, những năm tháng chiến đấu gian khổ ấy, phương tiện của ta tuy thô sơ, thiếu thốn những ta vẫn chống lại Mĩ - một đế quốc hùng mạnh, có đầy đủ vũ khí tối tân. Chú nói: 
-Thật là "châu chấu đá xe", phải không cháu? Chú còn nhớ trên cabin của những chiếu xe hỏng, cũ kĩ bị bom tàn phá gần như đồ phế thải, chú và đồng đội đã chở hàng mà không có vật che chắn, bảo vệ. Và bao nhiêu nguy hiểm đã đến. Nào gió táp vào mặt chảy cả nước mắt. Nào bụi đường Trường Sơn, phù đây tóc trông giống như người già. Nhưng các chú vẫn cứ đi tiếp, không cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc. Rồi anh nào, anh nấy nhìn nhau thật ngộ mà vui. 
Chú còn kể nữa. Kể về những cơn mưa, còn khổ hơn cả khi gặp bụi. Những cơn mưa to, ào ào trút xuống, tê rát cả da tay, thật đúng với câu: 

Trường Sơn đông nắng, tây mưa 

Ai chưa đến đó như chưa rõ mình...

    Và vượt lên trên tất cả, các chủ những người lính lái xe vẫn cầm vô-lăng, vẫn vững tay lái, hăng hái lái trăm cây số nữa, chưa cần thay, khi mưa ngừng, gió lùa vào lại khô. "Cứ như vậy, trải qua bao gian khổ, khó khăn, mới thấy sức chịu đựng của con người quả là phi thường, cháu ạ!" Chú đã nói vậy. Chú cũng kể. Không có kính cũng thật là thú vị. Cả thiên nhiên bao la, cả không gian vô tận dường như ùa vào ta mỗi khi ngồi trên những chiếc xe ấy để cầm lái. Ban ngày là những cánh chim Trường Sơn làm bạn, ban đêm lại có sao trời và con đường xe chạy cứ tít tắp như ùa vào cả trái tim người lái. Tâm hồn các chú lúc đó thật vui, thật phơi phới. Và chú đã đọc hai câu thơ về tâm hồn lúc ấy: 

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, 

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

     Trong những năm tháng khó khăn, ác liệt ấy, đã sáng lên tình đồng đội đồng chí. Người lính kể với giọng xúc động: 
- Phải rồi, cái ngày đó, mỗi khi gặp nhau là các chú lại trao cho nhau những cái bắt tay qua cửa kính. Tuy nhỏ bé mà ấm áp tình đồng chí, tiếp cho nhau sức lực. Các chú còn họp nhau bên bếp Hoàng Cầm giữa rừng quây quần ấm cúng như một gia đình vậy. Người lính ấy kể đến đây bỗng rưng rưng. Chú không nói nhưng tôi biết, chú đang nhớ về những người đồng đội đã xa, những người đã hy sinh vì Tổ quốc. Chú còn kể với tôi. Các chú hồi ấy, là những thanh niên trẻ, theo tiếng gọi của Đảng đã từ mọi nơi hội tụ về cùng chiến đấu, cùng sát cánh bên nhau. Ngoài hơi ấm tình đồng chí, các chú còn có trái tim mang đầy nhiệt huyết, sôi nổi của tuổi trẻ và lòng yêu nước mãnh liệt tất cả vì miền Nam ruột thịt. Và trái tim ấy trong buồng lái của những chiếc xe không kính đã nối đuôi nhau đi về phía trước. Cùng làm việc trên tuyến đường này còn có những cô gái thanh niên xung phong. Các cô đã hy sinh cả tuổi trẻ, ước mơ để tham gia chiến đấu. Chính họ - những con người trẻ tuổi, dám hy sinh đời tư và có lòng yêu nước nồng nàn đã làm nên lịch sử, làm nên kì tích bằng những chiến thắng giòn giã sau này. Nghe xong tôi thầm nghĩ: "chiến tranh thật là thảm họa của toàn nhân loại. Nó chỉ đem đau thương và mất mát. Giá như cuộc chiến tranh chống Mĩ hay lùi lại về trước là chống thực dân Pháp không xảy ra thì bao con người đã không phải chết, đất nước mình đã khác xưa. Vì vậy trách nhiệm của chúng ta là chống chiến tranh và bảo vệ hoà bình. 
      Cuộc gặp gỡ với người lính lái xe thật thú vị và bổ ích. Khi chia tay, chú còn dặn tôi: "Các cháu là chủ nhân tương lai của đất nước, các cháu phải cố gắng học để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hãy xứng đáng với những người ra đi, hãy nói gương họ cháu nhé!". Tuy không nói nhưng trong tôi luôn có một ước mơ, mơ mà tôi muốn thành hiện thực đó là sẽ được trở thành một trong những người đồng chí trẻ, được đứng trong hàng ngũ quân đội để bảo vệ Tổ quốc. Và tôi cũng mong hoà bình sẽ có trên khắp hành tinh còn chiến tranh sẽ mãi mãi bị vùi tắt. 

Bài viết gợi ý: