Giáo án soạn theo phương pháp dạy học tích cực. soạn Bài Chí khí anh hùng Ngữ văn 10. Giáo án chuẩn cấu trúc 4 bước, 5 hoạt động
Tiết 86
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Mục tiêu cần đạt:

  1. Kiến thức:
  • Hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du thể hiện qua nhân vật Từ Hải.
  • Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả người anh hùng qua đoạn trích.
    1. Kĩ năng:
  • Đọc – hiểu một đoạn trích thơ
  • Đọc – hiểu một đoạn trích tác phẩm văn học trung đại
  • Phân tích hình tượng nhân vật
    1. Thái độ
  • Sống có lí tưởng, có mơ ước.
  • Trọng sự công bằng, biết đấu tranh vì sự công bằng.
    1. Định hướng năng lực hình thành
  • Năng lực tự học
  • Năng lực giải quyết vấn đề
  • Năng lực quản lí bản thân
  • Năng lực giao tiếp
  • Năng lực hợp tác
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ
  • Năng lực thẩm mĩ.
  • Chuẩn bị của GV và HS.

    1. Chuẩn bị của GV

    – SGK, thiết kế bài học
    – Máy tính, máy chiếu, các slides trình chiếu
    – Các phiếu học tập: Phiếu ghi câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra.
    – Phân công nhóm diễn kịch và nhóm trọng tài.

    1. Chuẩn bị của HS

    Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:

  • Xem lại tác phẩm Truyện Kiều và tác giả Nguyễn Du
  • Soạn bài theo các câu hỏi của phần Hướng dẫn học bài
  • Một nhóm viết kịch bản và tập diễn xuất theo nội dung đoạn trich.
  • Một nhóm gồm một số HS khá giỏi nhận nhiệm vụ nhóm Trọng tài chuẩn bị kĩ lưỡng các nội dung liên quan đến bài học (đọc kĩ tác phẩm, sưu tầm tư liệu phê bình, nghiên cứu về văn bản Chí khí anh hùng)
  • C.Tiến trình bài học

    Hoạt động của GV và HSNội dung, yêu cầu cần đạt
    Hoat động 1: Khởi động (04 phút)
    Hình thức: cả lớp
    Kĩ thuật: Trò chơi
    B1: GV trình chiếu 4 bức tranh gắn với 4 sự kiện trong cuộc đời của Thuý Kiều. (Chú ý: có thể chọn nhiều bức tranh, nhiều sự kiện khác nhau, đảm bảo bức tranh cuối cùng là sự kiện: Từ Hải gặp Kiều ở lầu xanh)
    Yêu cầu: Bốn nhóm cùng tham gia thi “Ai nhanh nhất”. Mỗi nhóm có 30s dể thảo luận, xếp lại thứ tự các bức tranh cho đúng và kể tóm tắt câu chuyện dẫn đến nội dung của đoạn trích.
    B2: Các nhóm thảo luận, thống nhất đáp án
    B3: Nhóm có đáp án nhanh nhất trả lời. B4: GV nhận xét, chốt lại, dẫn vào bài mới.
    (Phần chốt chú ý có những câu hỏi gợi dẫn, tạo tình huống có vấn đề như: Gặp Từ Hải – người anh hùng chọc trời khuấy nước, liệu cuộc đời Kiều có bình yên; Người anh hùng đó có thực sự là một người chồng chăm lo xây đắp một mái ấm gia đình…)
    Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
    2.1. Tìm hiểu chung (02 phút).
    Hình thức: cá nhân
    Kĩ thuật: đặt câu hỏi
    B1: GV nêu câu hỏi:
    Nêu vị trí đoạn trích và nội dung khái quát của văn bản?
    B2: HS suy nghĩ, trả lời.
    B3: HS trình bày
    B4: GV nhận xét, chốt lại
    2.2. Đọc văn bản (07 phút)
    Hình thức: cá nhân và nhóm
    Phương pháp, kĩ thuật: đóng vai, đặt câu hỏi.
    B1: GV giới thiệu, sau đó một nhóm HS trình bày một vở kịch ngắn, diễn lại cảnh chia tay giữa Thuý Kiều và Từ Hải.
    B2: GV nêu câu hỏi thảo luận
    ? Đánh giá về diễn xuất của các bạn? Nếu là em, em sẽ làm như thế nào để chuyển tải nội dung đoạn trích và tính cách nhân vật?
    ?Em thích nhân vật nào nhất?
    ?Khái quát về tâm trạng của Từ Hải và Thuý Kiều trong cảnh chia tay?
    B3: HS tham gia thảo luận, trả lời.
    B4: GV chốt lại và giải thích một số từ khó.
    2.2. Tìm hiểu thái độ, tâm trạng của Thuý Kiều trong cảnh chia tay (05 phút).
    Hình thức: cá nhân
    Kĩ thuật: đặt câu hỏi
    B1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu qua các câu hỏi gợi mở:
    ? Đọc lại những câu thơ thể hiện hình ảnh Thuý Kiều trong đoạn trích?
    ? Thái độ của Kiều thể hiện qua lời nói khi Từ Hải ra đi là gì?
    ? Những nguyên nhân nào dẫn đến thái độ, lời nói đó?
    ?Nhận xét về nhân vật Thuý Kiều?
    B2: HS suy nghĩ, thảo luận
    B3: HS phát biểu. HS khác nhận xét, bổ sung.
    B4: GV nhận xét, chốt ý
    2.3.Tìm hiểu vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Từ Hải.
    Hình thức: theo nhóm
    Kĩ thuật: tổ chức nhóm
    B1: GV chia lớp thành 4 nhóm, 3 nhóm hoạt động và một nhóm trọng tài (gồm những học sinh khá, giỏi). Nhóm trọng tài có nhiệm vụ trợ giúp và đánh giá hoạt động của các nhóm khác. (17 phút)
    Phân công nhóm trưởng và phát phiếu đánh giá theo ba mức: thẻ xanh – làm việc tốt, thẻ vàng – làm việc tương đối tốt, thẻ đỏ – làm việc chưa tích cực. Nhóm trưởng có nhiệm vụ quán xuyến hoạt động nhóm và đánh giá thành viên. Thời gian hoạt động nhóm: 4 phút.
    Nhóm 1:
    -Tìm và phân tích cụm từ miêu tả cuộc sống lứa đôi của Thuý Kiều và Từ Hải.
    -Từ đó, cho biết Từ Hải ra đi trong hoàn cảnh nào?
    -Hoàn cảnh ra đi cho thấy điều gì về con người Từ Hải?
    Nhóm 2:
    -Tìm các từ ngữ miêu tả hành động, trạng thái, tư thế của Từ Hải trong cuộc chia tay.
    – Hãy lựa chọn và phân tích ngắn gọn một số từ ngữ.
    – Qua những từ ngữ ấy, em có nhận xét gì về con người Từ Hải.
    Nhóm 3:
    -Từ Hải đã nói với Thuý Kiều về những điều gì?
    – Giải thích cụm từ “tâm phúc tương tri”. Từ đó cho biết, đối với Từ Hải, Thuý Kiều có vai trò như thế nào? Tại sao Từ Hải vẫn ra đi?
    – Qua những lời nói của Từ Hải, nhận xét về nhân vật?
    B2: Các nhóm thảo luận, làm bài
    B3: Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm trọng tài và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
    B4: GV chốt lại một số ý.
    2.4. Tiểu kết về hình tượng Từ Hải. (07phút)
    Hình thức: theo nhóm
    Kĩ thuật: tổ chức nhóm, mảnh ghép, công đoạn.
    B1: GV yêu cầu các bạn thuộc cùng màu thẻ tập hợp lại theo nhóm (theo vị trí sơ đồ trên máy chiếu)
    HS tiếp tục hoạt động trong nhóm mới. Thời gian: 03phút. Nhóm trọng tài tiếp tục làm nhiệm vụ hướng dẫn và đánh giá.
    Thẻ đỏ: Chọn đáp án đúng và lấy dẫn chứng chứng minh cho lựa chọn.
    A.Nguyễn Du miêu tả Từ Hải bằng bút pháp hiện thực với các chi tiết chân thực.
    B.Nguyễn Du miêu tả Từ Hải bằng bút pháp lí tưởng hoá: dùng những hình ảnh đẹp, kì vĩ nhất kết hợp với các từ ngữ có sắc thái tôn xưng
    Thẻ vàng: Hình tượng Từ Hải qua đoạn trích hiện lên như thế nào? Cho biết thái độ của nhà thơ đối với nhân vật? Từ đó cho biết quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng là gì?
    Thẻ xanh: Gắn với thời đại Nguyễn Du, Từ Hải là người anh hùng mang bóng dáng của ai? Phản chiếu điều gì của thời đại? Từ đó, hãy cho biết, qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm mong ước gì?
    B2: Các nhóm thảo luận, làm bài
    B3: Kết thúc làm việc, HS các nhóm chuyển sản phẩm cho nhau để nhóm khác đánh giá và cho điểm.
    B4: GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
    Hoạt động 3: Tổng kết, luyện tập. (03phút)
    Hình thức: cá nhân, cặp đôi
    Kĩ thuật: đặt câu hỏi
    B1: GV yêu cầu HS làm bài tập tổng kết củng cố trong phiếu học tập (02phút)
    B2: HS thực hiện yêu cầu
    B3+B4: GV trình chiếu đáp án và yêu cầu cặp HS ngồi cạnh nhau đổi phiếu, chấm và nộp lại cho GV.
    GV dặn dò một số yêu cầu soạn bài “Văn bản văn học”.




    Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng.
    GV yêu cầu HS tìm hiểu và làm bài tập thu hoạch ở nhà. Nộp sản phẩm vào buổi học sau.
    Đề bài:
    Từ hình tượng Từ Hải và hình tượng của những người anh hùng thời phong kiến, em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.
    HS thực hiện được yêu cầu của GV, sắp xếp đúng và kể được nội dung của một số phần trong tác phẩm “Truyện Kiều”.
    HS thể hiện tinh thần làm việc nhóm để tìm ra đáp án đúng nhất.






















    I.Tìm hiểu chung
    – Vị trí đoạn trích
    Câu 2213 – 2230.
    – Nội dung khái quát: cuộc chia tay giữa Thuý Kiều và Từ Hải.




    II. Đọc văn bản.
    HS thực hành diễn xuất
    HS nhận xét, đánh giá được về sản phẩm diễn xuất của bạn trên cơ sở đối chiếu với văn bản trong SGK.














    III. Đọc hiểu chi tiết.
    1. Thái độ, tâm trạng của Thuý Kiều trong cảnh chia tay.
    – Cuộc sống khi lưu lạc: đau khổ, tủi nhục >< cuộc sống với Từ Hải: hạnh phúc, viên mãn
    -> Thái độ, lời nói của Kiều khi Từ Hải lên đường: kiên quyết xin đi.
    ->Nguyên nhân: tuân theo quan niệm của lễ giáo phong kiến; tình yêu chân thành, sâu sắc lòng biết ơn với Từ Hải; nỗi ám ảnh về đoạn đời lưu lạc trước đó.
    => Khát khao tình yêu, hạnh phúc; người vợ chung thuỷ, sắc son, xứng đáng là tri âm, tri kì với Từ Hải.



    2. Hình tượng người anh hùng Từ Hải.
    – Hoàn cảnh chia tay:
    + Nửa năm: thời gian chung sống-> ngắn ngủi.
    + Hương lửa đương nồng: cuộc sống lứa đôi đang nồng nàn, hạnh phúc.
    + Thoắt động lòng bốn phương: nhanh chóng dứt bỏ cuộc sống êm ấm để lên đường.
    ð Từ Hải là con người của khát vọng lớn, quyết chí lập thân không gì có thể ràng buộc, níu kéo.
    -Hành động, thái độ, tư thế:
    + Trông vời trời bể, gió mây bằng – dặm khơi: không gian rộng -> tư thế hiên ngang, sánh ngang tầm vũ trụ -> tâm hồn phóng khoáng, khát vọng phi thường.
    + Thanh gươm yên ngựa: tư thế của người anh hùng sẵn sàng xông pha chiến trường.
    + Lên đường thẳng rong, quyết lời, dứt áo ra đ -> các động từ mạnh: thái độ mạnh mẽ, dứt khoát, kiên quyết -> quyết tâm lớn.
    => Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của ý chí lớn, khát vọng lớn lập công danh.
    -Lời nói:
    + Tâm phúc tương tri…thường tình: Từ chối và khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một người anh hùng; coi Kiều là người tri kỉ, nâng vị thế của Kiêu – một kĩ nữ lầu xanh lên ngang tầm với mình – một anh hùng-> người anh hùng mạnh mẽ, người chồng chân thành, yêu thương
    + Bao giờ …nghi gia: lời hứa chắc chắn với Kiều về thành công vang dội và sự trở về trong vinh quang, đón Kiều trang trọng nhất → niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp của mình; sự coi trọng hết mực dành cho Kiều.
    + Bằng nay…vội gì: nhìn nhận thực tế khó khăn đồng thời khẳng định dứt khoát thời gian trở về -> ý chí, bản lĩnh, sự tự tin
    => Từ Hải là người anh hùng đầy bản lĩnh, tự tin quyết liệt vào tài năng của mình; cũng là người anh hùng của chính nghĩa, lẽ công bằng: coi trọng phẩm giá người, thuỷ chung.
    * Tiểu kết:
    -Nghệ thuật: Tài năng xây dựng nhân vật của nhà thơ:
    Theo đúng chuẩn mực của văn học trung đại về người anh hùng, dùng bút pháp lí tưởng hoá với những hình ảnh kì vĩ, hoành tráng; các từ ngữ có sắc thái tôn xưng.
    – Nội dung:
    + Hinh tượng Từ Hải: đẹp đẽ, phi thường, giàu ý chí, giàu khát vọng, bản lĩnh không chỉ đem đến cho Thuý Kiều cuộc sống hạnh phúc mà còn khơi dậy ở Kiều khát vọng tự do, công bằng, chính nghĩa, chiến đấu để trả lại cho Kiều cuộc sống trong sạch -> Thái độ của Nguyễn Du: khẳng định, ngợi ca -> quan niệm về người anh hùng: người anh hùng có chí khí lớn, khát vọng lớn, tấm lòng cao cả, giàu tình yêu thương, vì công lí (liên hệ với hình ảnh anh hùng trong tác phẩm của một số nhà thơ khác)
    + Thái độ, quan niệm của Nguyễn Du gắn với thời đại: Từ Hải mang bóng dáng của người anh hùng nông dân khởi nghĩa trong thời kì đất nước nhiều sóng gió, nhân dân li tán loạn lạc -> Hình tượng Từ Hải thể hiện niềm cảm thông của Nguyễn Du với số phận của nhân dân, một tư tưởng tiến bộ và ước mong về tự do và công lí -> giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc.






    III. Tổng kết – Củng cố.
    Bài tập:
    1.Chọn đáp án đúng:
    Hình tượng người anh hùng Từ Hải được Nguyễn Du miêu tả là: (3điểm)
    A.Hình tượng con người thực
    B.Hình tượng con người vũ trụ
    C.Hình tượng con người ước lệ,
    D. Đáp án khác.
    Người anh hùng theo quan niệm của Nguyễn Du (3điểm)
    A.Có tài năng lớn
    B. Có gia tài lớn
    C. Có chí khí, khát vọng lớn.
    D. Có tầm nhìn xa, trông rộng.
    2. Bài học rút ra cho bản thân từ hình tượng Từ Hải (02 dòng). (4 điểm)

    *Lưu ý:
    – Phần phân chia thời gian chỉ có tính chất gợi ý. GV sẽ linh hoạt theo đối tượng HS.
    Đây là giáo án sưu tầm.
    Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
    Giáo án ngữ văn 10
    Giáo án ngữ văn 11
    Giáo án ngữ văn 12

    Bài viết gợi ý: