Soạn bài Một thời đại trong thi ca, Tuyển tập giáo án Ngữ văn lớp 11 hay nhất, soạn theo phương pháp mới, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 108- Đọc văn
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
(Trích)
Hoài Thanh
Kết quả cần đạt:
Về kiến thức:
– Nhận diện về xuất xứ, vị trí, bố cục văn bản.
– Nhận biết về quan niệm của Hoài Thanh về tinh thần thơ Mới trên cả hai bình diện văn chương và xã hội.
– Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương qua đoạn trích: khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả.
Về kỹ năng:
– Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận văn chương
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng để đọc hiểu một văn bản cùng thể loại và các văn bản phần thơ Mới.
Thái độ:
– Có ý thức tích lũy tri thức về thơ Mới, phục vụ cho quá trình học tập môn học.
– Coi trọng việc đọc hiểu văn bản thông tin về vấn đề văn học.
Năng lực: Định hướng góp phần hình thành năng lực:
– Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
– Năng lực khái quát, tổng hợp
– Năng lực hợp tác, trao đổi thông tin
Chuẩn bị của GV và HS:
Chuẩn bị của GV:
– Kế hoạch bài học
– Các slide trình chiếu
– Phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị ở nhà theo các yêu cầu sau:
– Đọc trước bài ở nhà
– Hệ thống các tác phẩm, tác giả thơ Mới: HS đã học và đọc.
– Đọc thuộc một số bài thơ mới trong chương trình.
Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
I. Hoạt động 1:Khởi động – Nhằm tạo hứng thú cho HS trước giờ học – GV trình chiếu 1 số hình ảnh về các gương mặt tiêu biểu trong PTTM – HS nhận diện tác giả và và kể tên tác phẩm của tác giả đã học hoặc đã biết; đọc theo trí nhớ 1 đoạn thơ bất kỳ. – Những tác giả, tác phẩm trong phong trào thơ Mới. + HS phát hiện và đọc 1 đoạn thơ – GV dẫn dắt vào bài: HT là người say mê thơ Mới vào bậc nhất…. | HS nêu đúng tên tác giả, nêu được tên tác phẩm, đọc đúng 1 đoạn thơ mới theo trí nhớ. |
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: | |
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản. – Giúp HS nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, vị trí của tác giả. Vị trí của bài tiểu luận, xuất xứ, bố cục văn bản. – HS đọc SGK thảo luận theo 4 nhóm, điền các thông tin theo yêu cầu ( GV phát phiếu học tập ) Đại diện nhóm trình bày 1 phút kết quả thảo luận. – GV quan sát, hỗ trợ, nhận xét tinh thần và kết quả làm việc của HS và chốt những kiến thức cơ bản. | I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: – Tiểu sử – Những nét lớn trong cuộc đời – Sự nghiệp: Tên tác phẩm, vị trí 2. Văn bản: – Xuất xứ: – Thể loại – Vị trí – Bố cục: Gồm 3 phần: + Phần 1: ĐVĐ Khái quát về việc tìm tinh thần thơ mới + GQVĐ: Triển khai nội dung chính + KTVĐ: Nêu giải pháp.. |
Hướng dẫn HS đọc hiểu VB. – Giúp HS khái quát về tìm tinh thần thơ Mới và cách thức diễn đạt của phần mở đầu. – GV gọi HS đọc phần 1 của đoạn trích. – GV yêu cầu HS đọc chậm rãi, thong thả, truyền cảm, gạch chân những từ ngữ quan trọng. – HS thảo luận theo cặp, dùng KT động não, đọc tích cực trả lời câu hỏi của GV ? Theo tác giả việc xác định tinh thần thơ Mới khó hay dễ? Tại sao? Em hãy tìm dẫn chứng để làm rõ điều đó. – HS làm việc theo yêu cầu của GV – GV quan sát hỗ trợ HS – HS trình bày sản phẩm đã chuẩn bị, HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. ? Vậy theo tác giả phải làm thế nào để xác định tinh thần thơ Mới? HS: suy nghĩ động não trả lời câu hỏi GV: chỉnh sửa, bổ sung chốt ý ? Em đánh giá như thế nào về giải pháp xác định tinh thần thơ Mới của Hoài Thanh? ? Nhận xét về cách thức diễn đạt HT? GV? Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 dòng) khái quát nội dung và nghệ thuật của phần đặt vấn đề? GV yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật viết tích cực – HS viết đoạn văn – GV gọi 01 HS bất kì đọc đoạn văn – HS đọc – GV gọi 1 HS nhận xét chấm điểm bài làm của bạn – GV nhận xét và chấm điểm cho 2 HS | II. Đọc hiểu văn bản: 1. Phần I: Khái quát về việc tìm tinh thần thơ Mới. – Xác định tinh thần thơ Mới là khó – Vì ranh giới giữa thơ Mới và thơ cũ không rạch ròi, không dễ nhận ra. – Dẫn chứng: Xuân Diệu- nhà thơ được coi là Mới nhất cũng có những câu thơ, từ ngữ, hình ảnh thơ cổ điển, trang trọng (Giai nhân, du khách..). Ngược lại có những nhà thơ ở TK XVIII lại có những câu thơ nhí nhảnh, lả lơi, phong tình, hiện đại. – Tác giả đề xuất giải pháp: + “Muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn phải sánh bài hay với bài hay vậy”… + “Muốn rõ đặc sắc mỗi thời thì phải nhìn vào đại thể”…. – Đó là phương pháp khoa học, là nguyên tắc phổ biến khi xem xét hiện tượng văn học vì…. – Lập luận chặt chẽ, ngôn từ giản dị thể hiện rõ chủ kiến của người viết Tóm lại: Bằng cách đặt vấn đề lô gíc với lập luận sắc sảo, hợp lí, tác giả đã đề xuất những phương pháp rất khoa học để tìm hiểu, khám phá một vấn đề văn học phức tạp và mới mẻ. Từ đó lôi cuốn người đọc tập trung vào vấn đề. |
Hoạt động 3: Luyện tập | |
– Giúp HS vận dụng kiến thức để làm bài tập GV phát phiếu học tập cho HS làm bài tập GV trình chiếu đoạn văn bản Câu hỏi: Câu 1: Thao tác lập luận chính của đoạn văn bản Câu 2: Chỉ ra kiểu trình bày của đoạn văn bản Câu 3: Xác định nội dung chính của đoạn văn bản Câu 4: Theo em đi tìm tinh thần thơ Mới là đi tìm điều gì? | Phiếu học tập 2 |
Hoạt động 4: Vận dụng | |
– Giúp HS sử dụng kiến thức, kĩ năng của phần vừa học vào việc làm bài tập GV cho HS thực hành Đọc đoạn trích và thực hiện theo yêu cầu: “Văn học lãng mạn là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng những ước mơ. Nó coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định cái tôi cá nhân…Văn học lãng mạn thường chú trọng diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, những tương phản gay gắt, những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người” (Ngữ văn 11- tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Câu 2: Xác định đối tượng chính được đề cập đến trong đoạn văn? Câu 3: Lấy 1 ví dụ minh họa (Đoạn thơ, bài thơ của một tác gỉa đã học và đọc để minh họa cho ý kiến sau: “Văn học lãng mạn thường chú trọng diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, những tương phản gay gắt, những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người” GV yêu cầu HS làm bài tập trình bầy sản phẩm HS hoạt động theo cặp GV chỉnh sửa và chấm điểm | Phiếu học tập 3 |
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung(thực hiện ở nhà) | |
– Giúp HS mở rộng kiến thức từ việc khai thác đoạn mở đầu đoạn trích. GV yêu cầu HS tìm đọc văn bản tiểu luận Một thời đại trong thi ca(Thi nhân Việt Nam) và thực hiện các nhiệm vụ: – Tìm các luận điểm chính? – Em có nhìn nhận như thế nào về diện mạo của thơ Mới? – Cảm nhận về phong cách nghị luận của HT? – Qua bài tiểu luận em học được kinh nghiệm gì trong viết văn nghị luận? GV khuyến khich HS làm bài tập, chấm điểm cho HS có ý thức tìm tòi, nghiên cứu |
PHIẾU HỌC TẬP 1
Nhóm/tổ/tên học sinh
Lớp:
- Tác giả:
– Tiểu sử: | |
– Những nét lớn trong cuộc đời | |
– Tác phẩm chính | |
– Vị trí của tác giả | |
- Bài tiểu luận:
– Thể loại của tiểu luận | |
– Vị trí, nội dung chính bài tiểu luận | |
- Văn bản:
– Xuất xứ | |
– Vị trí | |
– Đại ý | |
-Bố cục của văn bản | |
Định hướng tiết 2:
– Tìm hiểu 2 phần còn lại của đoạn trích
+ Khái niệm về cái tôi trong thơ Mới
+ Lí do xuất hiện của cái tôi
+ Sự đón nhận của công chúng với cái tôi
+ Tinh thần của cái tôi trong thơ Mới
+ Giải pháp của các nhà thơ Mới
– Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:
+ Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu chọn lọc,
+ Diễn đạt giàu hình ảnh, nhạc điệu
+ Ngôn từ chính xác tinh tế, kết hợp hiệu quả các biện pháp nghệ thuật
+ Giọng điệu linh hoạt, lôi cuốn, hấp dẫn
– Sử dụng kĩ thuật: thảo luận nhóm, đọc diễn cảm, trình bày 1 phút, động não, viết tích cực…
Giáo án sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án và chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12