Giáo án môn văn theo chủ đề: Chủ nghĩa nhân đạo trong Chí Phèo và Hai Đứa Trẻ
Ngày soạn: 20/10/2016 Môn: Đọc văn
Tiết PPCT: 37 – 40

Mục Lục

  • 1 CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM 1930 – 1945 QUA HAI TÁC PHẨM: HAI ĐỨA TRẺ; CHÍ PHÈO
  • 1.1 I/ GIỚI THIỆU CHUNG
  • 1.2 II/ BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CHÍNH ĐƯỢC HÌNH THÀNH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ
  • 1.3 III/ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
  • 1.3.1 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
  • 1.3.2 2. Hoạt động học tập
  • 1.3.3 (1). Mục tiêu:
  • 1.4 CHÍ PHÈO
  • CH ĐỀ TÍCH HP: CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM 1930 – 1945 QUA HAI TÁC PHẨM: HAI ĐỨA TRẺ; CHÍ PHÈO

    ĐI TƯỢNG DY HC: Học sinh lớp 11A2, 11A9 – Ninh Hải
    THI LƯỢNG DY HC: 4 tiết

    I/ GIỚI THIỆU CHUNG

    Tên chủ đề: CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM 1930 – 1945 QUA HAI TÁC PHẨM: HAI ĐỨA TRẺ; CHÍ PHÈO
    Nội dung chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề:
    Cơ sở xây dựng chủ đề:
    + Ngữ văn 11: – Hai đứa trẻ – Thạch Lam
    – Chí Phèo – Nam Cao
    – Thời lượng: 4 tiết
    – Thời điểm thực hiện chủ đề: Tuần 10 – lớp 11 A2, 11A9
    Nội dung chủ đề:
    Bao gồm các nội dung:
    + Cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao.
    + Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.
    + Hình tượng nhân vật Chí Phèo. Liên hệ với số phận người nông dân trước CMT8 năm 1945.
    + Những đóng góp mới của ngòi bút Thạch Lam, Nam Cao cho tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam 1930 – 1945.
    c/ Ý nghĩa xây dựng chủ đề:
    – Có sự xâu chuỗi về kiến thức và kĩ năng.
    – Tránh sự trùng lặp về nội dung, giảm được thời gian giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
    – Phát huy năng lực tự học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
    – Đổi mới phương pháp dạy học.

    1. Mục tiêu của chủ đề:

    Sau khi học xong chủ đề, học sinh cần:
    a/ Về kiến thức:
    – Tình yêu thương con người của hai nhà văn thông qua những kiếp người nhỏ nhoi, quẩn quanh, bế tắc; bị sự tuyệt quyền sống, quyền làm người. Đổng thời là sự trân trọng vẻ đẹp trong tâm hồn và khát vọng của họ về một cuộc sống tươi sáng.
    – Nắm được những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong văn phong của mỗi nhà văn.
    b/ Về kĩ năng:
    – Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
    – Đọc sáng tạo.
    – Tóm tắt tác phẩm tự sự.
    – Kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
    – Kĩ năng xâu chuỗi, phân tích, đánh giá các sự kiện, các tình huống.
    – Kĩ năng tạo lập văn bản.
    – Kĩ năng trình bày một vấn đề.
    – Kĩ năng nắm bắt thông tin ngoài văn bản tác phẩm văn học.
    c/ Thái độ:
    Giáo dục HS biết cảm thông, yêu thương những con người nghèo khổ. Biết đồng cảm và giúp đỡ những con người bất hạnh trong cuộc sống.
    – Giáo dục HS có cách sống đúng đắn, phù hợp với xã hội; sống phải có lí tưởng và có sự đồng cảm với thân phận con người.
    d/ Các năng lực chính hướng tới:
    – Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực đọc hiểu; năng lực kết nối thông tin; năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực quản lí bản thân.
    – Năng lực đặc thù bộ môn: năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt: tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản; năng lực thẩm mỹ; năng lực trải nghiệm, thực hành, thuyết trình.
    3/ Sản phẩm cuối cùng:
    – Bài thuyết trình về:
    + Cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác của nhà văn Thạch Lam, Nam Cao.
    + Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.
    + Hình tượng nhân vật Chí Phèo. Liên hệ với số phận người nông dân trước CMT8 năm 1945.
    + Những đóng góp mới của ngòi bút Thạch Lam, Nam Cao cho tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam 1930 – 1945.
    4/ Phương pháp dạy học:
    – Kết hợp các phương pháp dạy học tích hợp: thảo luận nhóm, nêu vấn đề, tranh luận, đàm thoại;
    – Dạy học theo dự án
    – Xem tranh ảnh, băng hình.
    – Thuyết trình, đóng kịch

    II/ BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CHÍNH ĐƯỢC HÌNH THÀNH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ

    1/ Bảng mô tả

    Nội dungNhận biếtThông hiểuVận dụng
    Vận dụng thấpVận dụng cao




    CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM 1930 – 1945 QUA HAI TÁC PHẨM: HAI ĐỨA TRẺ; CHÍ PHÈO








    Nêu thông tin về tác giả (cuộc đời, con người, phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác); về tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, thể loại).Giải thích được những tác động của hoàn cảnh sáng tác đến việc xây dựng cốt truyện, kết thúc truyện và thể hiện cái nhìn về nhân vật.Vận dụng hiểu biết về tác giả (cuộc đời, con người), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để lý giải nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.So sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài hoặc thể loại; phong cách tác giả.
    Nắm được cốt truyện, nhận ra đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm; nắm được các tình huống đặc sắc.Hiểu được cội nguồn nảy sinh cảm hứng ; lí giải được các tình huống, các sự kiện.Vận dụng hiểu biết về đề tài, cảm hứng, tình huống, các sự kiện để chỉ ra các biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo.Từ đề tài, chủ đề, cốt truyện, cảm hứng, thể loại… tự xác định con đường phân tích một văn bản mới cùng đề tài, thể loại.
    Nêu được ý nghĩa của truyện; xác định được nhân vật trung tâm.Giải thích, phân tích được đặc điểm của các nhân vật.Ấn tượng sâu đậm về các nhân vật.Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá hình tượng nhân vật trong những tác phẩm khác cùng cùng đề tài, thể loại.
    Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắcLý giải ý nghĩa và tác dụng của các chi tiết nghệ thuật. Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩmBiết bình luận, đánh giá đúng đắn các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của truyện.
    Chỉ ra được các giá trị của truyệnPhân tích các giá trị của truyện.Khái quát giá trị, đóng góp của tác phẩm đối với sự đổi mới thể loại, nghệ thuật truyện ngắn, chủ ngĩa nhân đạo trong văn xuôi Việt Nam 1930 1945; tự phát hiện và đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm tương tự không có trong chương trình.

    2/ Câu hỏi và bài tập:
    – Trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác của các nhà văn: Thạch Lam, Nam Cao?
    + Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ?
    + Hình tượng nhân vật Chí Phèo? Liên hệ với số phận người nông dân trước CMT8 năm 1945?
    + Những đóng góp mới của ngòi bút Thạch Lam, Nam Cao cho tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam 1930 – 1945?

    III/ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

    1.1.Chuẩn bị của giáo viên:
    – Máy tính, máy chiếu
    – Tranh ảnh về các nội dung, vấn đề liên quan đến Thạch Lam, Nam Cao.
    – Các tư liệu có liên quan
    – Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử; một số hình ảnh và video clip sưu tầm được.
    – Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
    – Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.
    – Giấy A0, bút dạ, phiếu học tập…. để học sinh thảo luận nhóm.
    – Trong khi thực hiện bài học:
    + Phiếu học tập định hướng.
    + Biên bản làm việc nhóm.
    + Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm.
    + Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động định hướng.
    + Phiếu đánh giá báo cáo.
    – Kết thúc bài học: Báo cáo tổng kết.
    1.2. Chuẩn bị của học sinh
    – Giấy A0, bút màu, thước kẻ….
    – Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung đến bài học
    – Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm
    – Các ấn phẩm do học sinh tự thiết kế.

    2. Hoạt động học tập

    Dự án được thực hiện trong 1 tuần (8 tiết)
    HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ
    (1). Mục tiêu:
    Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu;
    Thành lập được các nhóm theo sở thích;
    Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm;
    Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
    (2). Thời gian: tuần 10: tiết 1
    (3). Cách thức tổ chức hoạt động:
    Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung chính của đề tài:
    – Nội dung 1: Nêu vài nét về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác của các nhà văn: Thạch Lam, Nam Cao?
    – Nội dung 2: Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ?
    – Nội dung 3: Hình tượng nhân vật Chí Phèo? Liên hệ với số phận người nông dân trước CMT8 năm 1945?
    – Nội dung 4: Những đóng góp mới của ngòi bút Thạch Lam, Nam Cao cho tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam 1930 – 1945?
    Bước 2: Thành lập nhóm
    – GV Phát phiếu thăm dò sở thích nhóm (Phụ lục I).
    – GV Công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích.
    – Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng, thư kí
    Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm

    NhómNội dung nhiệm vụĐiều chỉnh nhiệm vụ
    I
    Nêu vài nét về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác của các nhà văn: Thạch Lam, Nam Cao?
    II
    Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ?
    IIIHình tượng nhân vật Chí Phèo? Liên hệ với số phận người nông dân trước CMT8 năm 1945?
    IV
    Những đóng góp mới của ngòi bút Thạch Lam, Nam Cao cho tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam 1930 – 1945?

    (4). Sản phẩm:
    – Thành lập được 04 nhóm học sinh, mỗi nhóm có 8 – 12 học sinh. Các nhóm đã bầu được các nhóm trưởng.
    – Các nhóm đã nhận nhiệm vụ của nhóm mình và bước đầu xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ.
    HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC TỪNG NHÓM

    (1). Mục tiêu:

    – Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương.
    – Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành.
    – Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, video về các nội dung được phân công.
    – Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm.
    – Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế,…
    – Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo.
    (2). Thời gian: chuẩn bị ở nhà 1 tuần
    (3). Cách thức tổ chức hoạt động:
    Bước 1:
    GV định hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình xây dựng kế hoạch làm việc.
    Bước 2:
    Giải đáp thắc mắc cho HS. Giúp đỡ HS khi HS yêu cầu.
    Bước 3:
    – Các nhóm HS dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
    – Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau.
    (4). Sản phẩm:
    – Bài thuyết trình và Clip về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác của các nhà văn: Thạch Lam, Nam Cao.
    – Bài thuyết trình và Clip về bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ?
    – Bài thuyết trình và Clip về hình tượng nhân vật Chí Phèo. Liên hệ với số phận người nông dân trước CMT8 năm 1945.
    – Bài thuyết trình về những đóng góp mới của ngòi bút Thạch Lam, Nam Cao cho tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam 1930 – 1945?
    (5). Các nhóm hoàn thành sản phẩm: chuyển đến tất cả các bạn trong lớp để đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi
    HOẠT ĐỘNG 3: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI QUA CÁC BÁO CÁO CỦA CÁC NHÓM
    (1). Mục tiêu:
    – Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận.
    – Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
    – Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết.
    – Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.
    (2). Thời gian: tuần 10: tiết thứ 2, 3, 4
    (3). Thành phần tham dự:
    – Tổ trưởng chuyên môn
    – Giáo viên trong tổ chuyên môn và GVCN lớp tham gia dự án
    – Học sinh lớp 11A2, 11A9
    (4). Nhiệm vụ của học sinh
    – Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
    – Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.
    – Tự đánh giá bài thu hoạch của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
    (5). Nhiệm vụ của giáo viên
    – Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận
    – Quan sát, đánh giá
    – Hỗ trợ, cố vấn.
    – Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm
    – Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh
    (6). Cách thức tổ chức hoạt động:
    Bước 1:
    GV phát cho HS và các đại biểu tham dự sản phẩm của các nhóm; phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của các nhóm.
    – Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận.
    Bước 2. Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
    * Nhóm 1: Nêu vài nét về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác của các nhà văn: Thạch Lam, Nam Cao?
    (Hình thức báo cáo: Thuyết trình + Clip+ thảo luận; Sản phẩm: Bản báo cáo + Clip
    (1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình
    (2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và ghi nhận thông tin.
    (3) Sau khi nhóm I thuyết trình xong, GV yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác phản biện lại xung quanh vấn đề: cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật và quan niệm sáng tác.
    (4) GV nhận xét, kết luận về bài thuyết trình của nhóm I
    + Nội dung
    + Hình thức
    + Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn nhóm khác.
    * Nhóm 2: Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ?
    (Hình thức báo cáo: Thuyết trình + Clip + thảo luận; Sản phẩm: Bản báo cáo + Clip)
    (1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình
    (2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và ghi nhận thông tin.
    (3) Sau khi nhóm II thuyết trình xong, GV yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi xoay quanh vấn đề: bức tranh phố huyện ở mỗi thời khắc trong tác phẩm và bức tranh phố huyện ngày hôm nay.
    (4) GV nhận xét, kết luận về bài thuyết trình của nhóm II
    + Nội dung
    + Hình thức
    + Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn nhóm khác.
    * Nhóm 3: Hình tượng nhân vật Chí Phèo? Liên hệ với số phận người nông dân trước CMT8 năm 1945?
    (Hình thức báo cáo: Thuyết trình+ thảo luận; sản phẩm: Bài thuyết trình)
    (1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình
    (2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và ghi nhận thông tin.
    (3) Sau khi nhóm 3 thuyết trình xong, GV yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi xoay quanh vấn đề về nhân vật Huấn Cao; nghệ thuật thư pháp của dân tộc.
    (4) GV nhận xét, kết luận về bài thuyết trình của nhóm III
    + Nội dung
    + Hình thức
    + Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn nhóm khác.
    * Nhóm 4: Những đóng góp mới của ngòi bút Thạch Lam, Nam Cao cho tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam 1930 – 1945?
    (Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận; Sản phẩm: Bài thuyết trình và Clip)
    (1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình
    (2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và ghi nhận thông tin.
    (3) Sau khi nhóm 4 thuyết trình xong, GV yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi
    (4) GV nhận xét, kết luận về bài thuyết trình của nhóm 4
    + Nội dung
    + Hình thức
    + Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn nhóm khác.
    HOẠT ĐỘNG 4: YÊU CẦU HỌC SINH VỀ TÌM ĐỌC THAM KHẢO VÀ NGHIÊN CỨU THÊM TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO
    IV/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
    Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra Tự luận – Viết bài tập làm văn số 3
    Ra đề bài làm văn số 1:
    Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao.

    GV phát đề cho HS làm bài tại lớp

    (Kiểm tra chung – bài viết số 3)
    * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời), khái quát giá trị nhân đạo độc đáo, sâu sắc, mới mẻ của “Chí Phèo”.
    * Thân bài:
    1. Giải thích khái niệm “giá trị nhân đạo” trong văn học: là giá trị cơ bản nhất của tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người; đồng thời tác phẩm cũng đã đứng về phía các nạn nhân mà lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc, quyền sống và phẩm giá của con người.
    2. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo”:
    – Nhà văn đã khám phá ra nỗi khổ bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người của người lao động lương thiện. Đồng thời bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đó.
    – Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo Nam Cao cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao động lương thiện.
    – Thái độ lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động (bọn thống trị độc ác; nhà tù thực dân; những thành kiến, định kiến vô nhân đạo).
    – Thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp của người nông dân và khám phá ra phẩm chất lương thiện của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như u mê, cằn cỗi:
    a. Những vẻ đẹp ở Chí Phèo:
    – Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện:
    + Khoẻ mạnh về thể xác (anh canh điền khoẻ mạnh).
    + Lành mạnh về tâm hồn: Giàu lòng tự trọng, biết phân biệt giữa tình yêu cao thượng và cảm giác nhục dục thấp hèn; đã từng có mơ ước rất bình dị…
    – Khi đã bị nhà tù và xã hội thực dân phong kiến biến Chí thành “con quỷ dữ làng Vũ Đại”, nhưng dưới đáy sâu tâm hồn hắn vẫn lấp lánh ánh sáng nhân phẩm: khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi; khát khao được làm người lương thiện; có tinh thần phản kháng…
    b. Những vẻ đẹp ở nhân vật Thị Nở:
    – Thị Nở trở thành người phụ nữ rất giàu tình thương. Đằng sau cái bề ngoài xấu xí và tính khí “dở hơi” còn ẩn chứa một trái tim nhân hậu.
    – Thị Nở rất khát khao tình yêu và hạnh phúc. Cuộc gặp gỡ của hai kẻ khốn khổ đã tạo nên sự đồng cảm và Thị Nở đã yêu Chí Phèo, ước ao được chung sống với Chí.
    * Kết bài: Đánh giá, khái quát lại vấn đề.

    CHÍ PHÈO

    – Nam Cao –
    I/ Mục tiêu cần đạt:

    1. Kiến thức:

    – Nắm được cốt truyện, phân tích nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến, bi kịch làm người của Chí Phèo.
    – Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của tác phẩm.
    – Nghệ thuật của kiệt tác: xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả tâm lí, cách kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu.

    1. Kỹ năng:

    – Có kĩ năng phân tích nhân vật và mâu thuẫn nội tâm.
    – Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

    1. Thái độ:

    – Đồng cảm với thân phận con người. Có thái độ sống đúng đắn và chuẩn mực trong quan hệ gia đình và xã hội.

    1. Hình thành năng lực, phẩm chất:

    – Năng lực thu thập thông tin; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học.
    – Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận; năng lực hợp tác; năng lực quản lí bản thân.
    Bảng mô tả theo định hướng phát triển năng lực:

    Vấn đề

    Nội dung
    Nhận biếtThông hiểuVận dụng
    Vận dụng thấpVận dụng cao
    1. Tiểu dẫn Nêu thông tin về hoàn cảnh sáng tác phẩm “ Chí Phèo”, nhan đề tác phẩm. Giải thích tác động của hoàn cảnh sáng tác đến việc xây dựng cốt truyện, kết thúc truyện và thể hiện cái nhìn về người nông dân trong tác phẩm. Vận dụng những hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích, lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật phẩm. So sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài hoặc thể loại; phong cách tác giả.





    2. Tìm hiểu cụ thể tác phẩm
    Nắm được cốt truyện, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo tác phẩm “ Chí Phèo”. Lý giải sự phát triển của các sự kiện và mối quan hệ của các sự kiện. Chỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm. Biết đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại.
    Liệt kê các chi tiết nghệ thuật có ý nghĩa trong truyện Lý giải ý nghĩa và tác dụng của các chi tiết nghệ thuật.– Cảm nhận về các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của truyện.
    Lý giải ý nghĩa nhan đề của truyện.
    Chỉ ra giá trị nhân đạo và hiện thực của truyệnPhân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện

    II/ Phương tiện dạy học:
    – GV: Sgk, Sgv; giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa, tư liệu.
    – HS: Sgk, vở ghi, vở soạn, vẽ tranh, sưu tầm tài liệu, đóng kịch.
    III/ Cách thức tiến hành:
    – Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, tái hiện, trao đổi thảo luận, vấn đáp.
    – Kĩ thuật đặt câu hỏi tình huống, thuyết trình.
    – Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng việt và đọc văn
    IV/ Tiến trình dạy học:
    1/ Hoạt động trải nghiệm:
    * Kiểm tra bài cũ:
    – Huấn Cao được Nguyễn Tuân gửi gắm qua hình tượng nhân vật nào trong văn học? Tìm một số truyện ngắn của Nguyễn Tuân trước CMT8-1945 mà em biết?
    * Giới thiệu bài mới: Trình chiếu cho học sinh xem một số hình ảnh về tác phẩm “Chí Phèo”.

    1. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
    Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạt
    * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.

    Hoạt động này hình hành năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

    – Cho biết các tên của tác phẩm? Sự thay đổi nhan đề như thế nhằm dụng ý gì?

    – Cho biết giá trị của tác phẩm? (lưu ý về vai trò trong nền văn học VN, nhất là giai đoạn 1930-1945).
    – Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.


    – Nhận xét về đề tài người nông dân trong Chí Phèo? Những nhân vật Nam Cao nhắc đến trong Chí Phèo.
    (GV làm việc, vì đoạn trích không đầy đủ).

    * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.

    Hoạt động này hình thành năng lực đọc – hiểu, tóm tắt văn bản; năng lực giải quyết tình huống, trình bày suy nghĩ, cảm nhận, hợp tác.


    Thao tác 1: GV yêu cầu HS tìm hiểu xã hội nông thôn Việt Nam trước CMT8 thu nhỏ qua hình ảnh làng Vũ Đại?

    – Nhận xét về bức tranh làng Vũ Đại?



    – Thao tác 2: GV yêu cầu HS tìm hiểu hình tượng nhân vật Bá Kiến

    + GV: Em có nhận xét gì về địa vị xã hội, âm mưu, phương châm cai trị, bản chất của Bá Kiến?

    + HS: Theo dõi, ghi nhận và nhận xét.




    + GV: So với nhân vật địa chủ cường hào thường thấy trong các tác phẩm văn chương cũ, em thấy Bá Kiến là người như thế nào?

    + GV: Qua hình ảnh Bá Kiến, tác giả muốn nói lên điều gì?
    + HS: Lắng nghe, suy nghĩ và trả lời.
    + GV: Nhận xét và kết luận.

    – Thao tác 3: GV yêu cầu HS tìm hiểu hình tượng nhân vật Chí Phèo.
    + GV: Trước khi đi tù Chí Phèo là người như thế nào? xuất thân, công việc, nhân phẩm qua thái độ bóp chân cho bà Ba).
    + HS: Theo dõi, ghi nhận, tìm dẫn chứng và trả lời.
    + GV: Nhận xét, nhấn mạnh và chốt lại ý chính.

    + GV: cho HS xem đoạn phim Làng Vũ Đại ngày ấy + đọc một đoạn trong sgk miêu tả ngoại hình Chí Phèo sau khi ra tù.
    + GV: HS chuẩn bị theo nhóm và trình bày trên bảng phụ, sau đó lên thuyết trình)

    – Nhóm 1, 2: Khi ở tù về Chí có thay đổi gì về ngoại hình, tâm hồn và nhân tính? Qua đó, nhà văn Nam Cao muốn nói điều gì?
    + GV: GV nhận xét phần trình bày và bổ sung



    + GV: Phân tích tiếng chửi của Chí? Tiếng chửi đó thể hiện được điều gì ở con người Chí?



    Nhóm 3, 4: Khi gặp Thị Nở, được yêu, được quan tâm thì Chí có sự chuyển biến như thế nào? Khi tỉnh rượu Chí nhận ra được điều gì? Từ sự thức tỉnh đó Chí nhớ và liên tưởng tới điều gì?


    GV nhận xét phần trình bày và bổ sung





    + GV phát vấn thêm
    – Phân tích hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở? Bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo?









    Qua hình ảnh bát cháo hành tác giả muốn nói lên điều gì?



    Nhóm 5, 6: Khi bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo có những diễn biến tâm lý như ra sao? Tâm trạng ấy dẫn đến kết quả gì?
    .







    + GV: Vì sao Chí Phèo lại giết Bá kiến mà không đòi tiền như mọi khi? Ý nghĩa của hành động này?
    + HS: Tìm dẫn chứng và phân tích.

    + GV: Xác nhận, giảng thêm và chốt lại.


    + GV: Dẫn dắt, lí giải nguyên nhân sâu xa và ý nghĩa của việc Chí Phèo đến nhà Bá Kiến chứ không phải đến nhà Thị Nở.
    + HS: Trao đổi, thảo luận và trả lời.






    – Thao tác 4: GV yêu cầu HS tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
    + GV: Nêu những nét nổi bật của nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao thể hiện trong tác phẩm Chí Phèo.
    + HS: Trao đổi, phát biểu.
    + GV: Chốt lại



    * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết nội dung bài học

    Hoạt động này hình thành năng lực khái quát, đánh giá vấn đề.
    – Theo em, tác phẩm này có ý nghĩa như thế nào về mặt nội dung và nghệ thuật?
    – HS đọc ghi nhớ /Sgk
    I/ Tìm hiểu chung:
    1/ Tên tác phẩm:
    – Cái lò gạch cũ (1940): Quẩn quanh, bế tắc.
    – Đôi lứa xứng đôi (1941): Gây sự tò mò.
    – Chí Phèo (1946): Số phận nhân vật.
    – Truyện được khai thác dựa trên người thực, việc thực ở làng Đại Hoàng – quê ông; kết hợp hư cấu để tạo nên một bức tranh hiện thực về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám với tất cả những bi kịch đau đớn, gay gắt.
    – Truyện Chí Phèo nói lên số phận bi thảm của người nông dân nghèo, lương thiện bị xã hội TDPK xô đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi không có lối thoát.
    2/ Giá trị của tác phẩm:
    – Kiệt tác trong văn xuôi VN hiện đại.
    – Có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
    3/ Tóm tắt tác phẩm:
    (HS tự tóm tắt)
    II/ Đọc- hiểu văn bản:
    1/ Vài nét về hình ảnh làng Vũ Đại:
    – Đặc điểm:
    + Xa phủ xa tỉnh
    + Thế “quần ngư tranh thực” → nhiều phe cánh đấu đá lẫn nhau: Bá Kiến, Đội Tảo,…
    – Là nơi đầy rẫy bọn đầu bò đâm thuê chém mướn:
    + Năm Thọ đi thì Binh chức lần về.
    + Binh Chức chết thì lại nở ra một Chí Phèo
    + Chí Phèo cùng với Bá Kiến là 2 con quỷ dữ làng Vũ Đại.
    Þ Làng Vũ Đại tập trung những mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt giữa giai cấp nông dân và địa chủ. Đây là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn VN trước cách mạng tháng 8.
    2. Nhân vật Bá Kiến:
    – Bản chất: gian hùng:
    + Cái cười Tào Tháo
    + Giọng quát rất sang
    – Phương châm trị người:
    + Mềm nắn rắn buông,
    + Thứ nhất sợ kẻ anh hùng…sợ kẻ cố cùng liều thân,
    + Bám thằng có tóc… trọc đầu,
    + Hãy ngấm ngầm đẩy nó xuống… dắt nó lên để nó đền ơn.
    → Một con người gian xảo, đầy mưu mô và thâm độc; điển hình cho giai cấp thống trị phong kiến còn xót lại.
    – Thói ghen tuông đê tiện → tìm cách cho Chí Phèo đi tù
    – Xử nhũn với Chí Phèo, biến Chí Phèo trở thành tay chân đắc lực cho mình.
    Þ con người xảo quyệt, gian ác, mưu mô, điển hình cho giai cấp thống trị phong kiến còn sót lại.
    3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
    a. Bản chất lương thiện:
    – Trẻ mồ côi, lớn lên trong sự đùm bọc của mọi người trong làng.
    – Anh canh điền hiền lành, khỏe mạnh, làm thuê để kiếm sống.
    – Khi bị bà Ba bắt bóp tay, chân → cảm thấy nhục, xấu hổ
    – Từng mơ ước đơn sơ: có một mái ấm gia đình hạnh phúc như mọi người.
    b. Chí Phèo – Con người lưu manh hóa (sau khi ra tù):
    + Ngoại hình: biến dạng, méo mó
    + ý thức: sống vô thức, đời Chí là một cơn say dài, bất tận
    + Cảm xúc: tê liệt về cảm xúc
    + Hành động: Côn đồ (đập phá, rạch mặt ăn vạ)… → phi nhân tính (đâm thuê, chém mướn)
    – Ngôn ngữ: chửi bới, dọa nạt
    – Con người tha hóa: mất cả nhân hình và nhân tính → trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại, bị gạt ra khỏi xã hội loài người.
    Þ Bi kịch nỗi đau của con người bị tàn phá về thể xác, bị huỷ diệt về tâm hồn, bị cự tuyệt không cho làm người
    → Giá trị tố cáo mạnh mẽ.
    c. Cuộc gặp gỡ Chí Phèo – Thị Nở:
    – Thay đổi trong con người Chí:
    + Thấy bâng khuâng tỉnh hẳn
    + Cảm nhận âm thanh của sự sống vốn quen thuộc (tiếng chim hót, tiếng cười nói của người đi chợ, tiếng gõ mái chèo đuổi cá.)
    + Hồi tưởng ước mơ về cuộc sống gia đình ấm cúng → buồn
    + Sợ hãi và lo lắng về tuổi già, bệnh, sự cô đơn
    + Bủn rủn rùng mình khi nghĩ đến rượu
    ” Sự thức tỉnh tỉnh linh hồn, đối mặt và nhận ra hoàn cảnh của mình.
    – Bát cháo hành của Thị Nở làm Chí ngạc nhiên , xúc động:
    + Mắt ươn ướt: cảm động
    + Tâm trạng ăn năn, vui, buồn (Có người chăm sóc, nhìn thấy cuộc đời thú vật của mình, hối hận về những gì gây ra)
    + Chí thèm khát hạnh phúc, lương thiện (tin Thị sẽ là người mở đường cho hắn)
    ” Bát cháo hành có ý nghĩa thức tỉnh nhân tính Chí Phèo. Vị thơm của cháo là vị thơm của tình người, tình yêu và sự chăm sóc ân cần của Thị Nở đã đánh thức phần người trong sáng đã bị vùi lấp từ lâu của Chí Phèo.
    => Tác giả đã trân trọng tình người đáng quý đằng sau những khuôn mặt quỷ đó, đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
    d. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
    – Khát vọng được trở lại làm người bị dập tắt khi bị Thị Nở cự tuyệt tình yêu vì: Bà cô thị Nở không cho, định kiến xã hội → rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
    – Hành động:
    + Uống rượu, càng uống càng thấy tỉnh, nhớ mùi cháo hành,…
    + Chửi mắng Thị Nở và bà cô Thị Nở; tìm đến giết họ
    + Đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến → tự sát.
    – Hành động giết Bá Kiến: nhanh, mạnh, dứt khoát:
    + Nhận rõ kẻ thù giai cấp, kẻ cướp quyền làm người của Chí
    + Khao khát trả thù và vạch trần tội ác của giai cấp thống trị.
    – Hành động tự sát:
    + Khao khát mãnh liệt được làm người lương thiện
    + Ý thức sâu sắc về nỗi đau bị xã hội từ chối
    + Không chấp nhận cuộc sống thú vật
    ” Hành động tự phát, đấu tranh trong tuyệt vọng và bất lực. Đây là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân lao động nghèo trước cách mạng.
    Þ Tố cáo xã hội, chính cái xã hội đó đã biến những con người nông dân hiền lành chất phác trở thành kẻ lưu manh, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân.
    4/ Nghệ thuật:
    – Xây dựng được những nhân vật điển hình bất hủ (Chí Phèo, Bá kiến)
    – Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí của nhân vật.
    – Các kết cấu mới mẻ, không theo trình tự thời gian.
    – Cốt truyện hấp dẫn, giàu kịch tính.
    – Sử dụng nhiều lời ăn tiếng nói của nhân dân.
    – Ngôn ngữ sinh động, đa thanh kết hợp với trần thuật linh hoạt, biến hóa.
    III/ Tổng Kết:


    – Ghi nhớ / Sgk

    3/ Hoạt động thực hành, ứng dụng:
    – Cho học sinh đóng lại cảnh Chí Phèo bị Thị Nở đoạn tuyệt.
    4/ Hoạt động bổ sung:
    – Bài tập: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về “bát cháo hành liều thuốc giải độc” mà Thị Nở nấu cho Chí Phèo ăn?
    * Đánh giá, rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
    PHỤ LỤC 1

    PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH
    (Trước khi thực hiện dự án)
    Họ và tên: ………………………
    Lớp: …………………………………
    Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em.

    1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào của dự án?
    Nội dungKhông
    1. Cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác của các nhà văn: Thạch Lam, Nam Cao.
    2. Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.
    3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo. Liên hệ với số phận người nông dân trước CMT8 năm 1945.
    4. Những đóng góp mới của ngòi bút Thạch Lam, Nam Cao cho tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam 1930 – 1945.

    1. Khả năng của học sinh: Đánh dấu (x) vào ô trả lời
    SttNội dung điều traTrả lời
    Không
    1Khả năng hướng dẫn và chỉ đạo nhóm
    2Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng internet
    3Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin
    4Khả năng thuyết trình

    1. Dự kiến thực hiện sản phẩm: Học sinh Đánh dấu (x) vào ô trả lời
    SttSản phẩm mong muốn được thực hiệnTrả lời
    1Trình bày trên giấy A0
    2Bài trình bày bằng máy chiếu
    3Bài trình bày bằng sơ đồ, bài viết, tranh vẽ…..

    1. Mong muốn của học sinh khi tham gia vào dự án: Đánh dấu (x) vào ô trả lời
    SttMong muốn của học sinhTrả lời
    1Phát triển năng lực hợp tác
    2Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin
    3Phát triển năng lực giao tiếp
    4Phát triển năng lực thu thập và xử lý thông tin
    5Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
    6Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu



    PHỤ LỤC 2
    BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

    1. Thời gian, địa điểm, thành phần:

    Địa điểm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………
    Thời gian: từ…… giờ……. đến …… giờ ………. ngày…… .tháng……….năm ……………………………………………….
    Nhóm số: ………; Số thành viên: ……………….. Lớp:…….
    Số thành viên có mặt: ……………………………………………………………………………………………………………………..
    Số thành viên vắng mặt: ………………………………………………………………………………………………………………….

    1. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành)

    ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
    ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
    ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

    STTHọ và tênCông việc được giaoThời hạn
    hoàn thành
    Ghi chú
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    10
    11
    12

    1. Kết quả làm việc:

    ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    1. 4. Thái độ tinh thần làm việc:

    ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

    1. 5. Đánh giá chung:

    ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

    1. 6. Ý kiến đề xuất:

    ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….


    PHỤ LỤC 3

    PHIẾU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHÓM 1

    Yêu cầu về nội dung:
    Bài thuyết trình phải thể hiện được các nội dung sau:
    – Về hình thức: Ngắn gọn, lo gic, đầy đủ, rõ ràng
    – Về cách thức trình bày: Đại điện thuyết trình (chú ý giọng điệu, thái độ, cử chỉ..) có tư liệu, hình ảnh clip… hỗ trợ.


    PHIẾU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHÓM 2

    Yêu cầu về nội dung:
    Bài thuyết trình phải thể hiện được các nội dung sau:
    – Về hình thức: Ngắn gọn, lo gic, đầy đủ, rõ ràng, sinh động
    – Về cách thức trình bày: Đại điện thuyết trình (chú ý giọng điệu, thái độ, cử chỉ..) có tư liệu, hình ảnh clip… hỗ trợ.


    PHIẾU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHÓM 3

    Bài thuyết trình phải thể hiện được các nội dung sau
    Bài thuyết trình phải thể hiện được các nội dung sau:
    – Về hình thức: Ngắn gọn, lo gic, đầy đủ, rõ ràng, sinh động, lôi cuốn
    – Về cách thức trình bày: Đại điện thuyết trình (chú ý giọng điệu, thái độ, cử chỉ..) có tư liệu, hình ảnh clip… hỗ trợ.


    PHIẾU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHÓM 4

    Bài thuyết trình phải thể hiện được các nội dung sau
    Bài thuyết trình phải thể hiện được các nội dung sau:
    – Về hình thức: Ngắn gọn, lo gic, đầy đủ, rõ ràng, sinh động, lôi cuốn
    – Về cách thức trình bày: Đại điện thuyết trình (chú ý giọng điệu, thái độ, cử chỉ..) có tư liệu, hình ảnh clip… hỗ trợ.


    PHỤ LỤC 4

    PHIẾU THĂM DÒ HỌC SINH SAU BÀI HỌC

    Họ và tên: ……………………………………………..
    Nhóm: …………………………………………………..

    1. Chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong văn xuôi 1930 – 1945 qua hai tác phẩm “Hai đứa trẻ”, “Chí Phèo”?2. Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh sau khi học xong chủ đề?
    ………………………………..

    (Tài liệu sưu tầm )
    Xem thêm :

    1. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 10
    2. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 11
    3. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 12

    Bài viết gợi ý: