Tài liệu Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực, chủ đề thơ Việt Nam hiện đại. Soạn giáo án Ngữ văn lớp 11

CHỦ ĐỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

(Ngữ văn: 11)

Chuẩn kiến thức kĩ năng

  • Hiểu được những nét đặc sấc về nội dung và nghệ thuật của những bài thơ trong chủ đề.
  • Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam giai đoạn 1900- 1945
  • Bước đầu nhận biết sự giống nhau và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại trn một số phương diện như đề tài, cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ
  • Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
  • Vận dụng được những hiểu biết về thơ trữ tình Việt Nam giai đoạn 1900- 1945 vào đọc hiểu những văn bản tương tự ngoài chương trình SGK.
  • Từ đó có thể hình thành các năng lực sau:
  • + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
    + Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.
    + Năng lực đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.
    + Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
    + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

    Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề “ Thơ hiện đại Việt Nam” theo định hướng năng lực.

    Nhận biếtThông hiểuVận dụng
    Vận dụng thấpVận dụng cao
    – Nêu thông tin về tác giả (cuộc đời, con người, phong cách nghệ thuật), tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời).– Vận dụng hiểu biết về tác giả (cuộc đời, con người), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để lí giải nội dung và nghệ thuật của bài thơ.– Vận dụng đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà thơ vào hoạt động tiếp nhận và đọc hiểu văn bản.
    – Nhận ra đề tài cảm hứng và thể thơ.– Hiểu được cội nguồn nảy sinh cảm hứng.
    Hiểu được đặc điểm cơ bản của thể thơ
    – Vận dụng hiểu biết về đề tài, cảm hứng thể thơ vào phân tích, lí giải giá trị nội dung và nghệ thuật.– Từ đề tài, cảm hứng, thể thơ…tự xác định được con đường phân tích một văn bản mới cùng thể tài (thể loại, đề tài).
    – Nhận diện chủt thể trữ tình, đối tượng trữ tình, thế giới hình tượng( thiên nhiên, cảnh vật, không gian, thời gian…) trong bài thơ.
    – Cảm hiểu tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

    – Phân tích được ý nghĩa của thế giới hình tượng đối với việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình
    – Giải thích được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
    – Biết đánh giá tâm trạng, tình cảm của
    nhân vật trữ tình.

    – Khái quát hoá về đời sống tâm hồn nhân cách của nhà thơ.

    – So sánh cái “tôi” trữ tình của các nhà thơ trong các bài thơ.
    – Giải thích được tâm trạng, cảm xúc của tác giả.
    – Biết bình luận, đánh giá đúng đắn những ý kiến nhận định về các tác phẩm thơ đã được học.
    – Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh.
    – Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới hình tượng và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong những bài thơ khác, tương tự, cùng thể tài.
    – Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc (từ ngữ, biện pháp tu từ, câu thơ, hình ảnh, nhịp điệu, bút pháp…)– Lí giải ý nghĩa, tác dụng của biện pháp nghệ thuật.– Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm– Khái quát giá trị đóng góp của tác phẩm đối với thể loại, nghệ thuật thơ, xu hướng hiện đại hóa văn học nói chung và thơ ca nói riêng.
    – So sánh với các đặc trưng nghệ thuật của thơ ca trung đại.
    – Tự phát hiện và đánh giá giá trị nghệ thuật của các tác phẩm tương tự không có trong chương trình.
    – Đọc diễn cảm toàn bộ tác phẩm (thể hiện được tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trong tác phẩm).– Đọc sáng tạo (không chỉ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả mà còn bộc lộ những cảm nhận, cảm xúc, trải nghiệm riêng của bản thân).
    – Đọc nghệ thuật (đọc có biểu diễn).
    – Viết bài bình thơ, giới thiệu thơ.
    – Sưu tầm những bài văn hay, tương tự của tác giả và của giai đoạn văn học này.
    – Sáng tác thơ.
    – Viết bài tập nghiên cứu khoa học.
    – Tham gia các câu lạc bộ thơ, ngày hội thơ.


    Câu hỏi/Bài tập minh hoạ:
    Bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận)

    Nhận biếtThông hiểuVận dụng
    ThấpCao
    – Nêu những nét chính về cuộc đời của nhà thơ Huy Cận?
    – Nêu những hiểu biết của em về phong cách thơ Huy Cận?
    – Kể tên những tập thơ tiêu biêủ của Huy Cận?
    – Bài thơ Tràng Giang được tác giả Huy Cận sáng tác trong hoàn cảnh nào?
    – Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Hãy chỉ ra những biểu hiện của thể thơ đó?
    – Cách dùng từ trong câu thơ “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” có gì đặc biệt?
    – Huy Cận đã sáng tạo hai câu thơ cuối của bài thơ dựa trên ý thơ của nhà thơ nào?
    – Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ?
    – Câu thơ đề từ “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” của bài thơ diễn tả nội dung gì?
    – Việc sử dụng từ láy trong câu thơ “ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả nội dung bài thơ, cảm xúc của nhà thơ?
    – Bốn câu thơ đầu của bài thơ gợi cho em cảm giác gì? Tại sao?
    – Cách sử dụng hình ảnh thơ “ Sâu chót vót” trong câu thơ “ Nắng xuống trời lên sâu chót vót”giúp ích gì cho nhà thơ khi miêu tả không gian?
    – Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của khổ thơ cuối và cho biết cảm xúc của Huy Cận được thể hiện trong đó?
    – Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật đặc sắc ở khổ thơ thứ nhất và phân tích giá trị của chúng trong việc thể hiện cảnh “Tràng giang”
    – Vì sao nói “ tràng giang” của Huy Cận đã “bộc lộ kín đáo mà thấm thía tình yêu quê hương đất nước”? (Nguyễn hoành Khung,Văn 11,NXB Giáo dục, Hà Nội 1997)
    – Viết đoạn văn phân tích nhịp điệu của hai câu thơ: “ Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”?
    – Viết đoạn văn phân tích tâm trạng của nhà thơ được thể hiện ở hai câu cuối bài thơ?
    – Đọc diễn cảm bài thơ?
    – Hai câu thơ cuối bài thơ khiến em lien tưởng đến bài thơ Đường nào đã học? Viết đoạn văn so sánh cách thể hiện cảm xúc của hai nhà thơ trong hai bài thơ đó?
    – Cảm nhận của em về chất Đường thi trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận?
    – Dựa vào ý thơ của Huy Cận, hãy viết bài thơ miêu tả cảnh tràng giang?


    Đề kiểm tra cho chủ đề “Thơ hiện đại Việt Nam”
    Ma trận đề kiểm tra:

    Mức độ
    Chủ đề
    Nhận biếtThông hiểuVận dụngTổng
    ThấpCao
    I. Đọc – hiểu

    – Nhận biết được thể thơ được tác giả sử dụng khi sáng tác bài thơ?
    – Nhận biết được nghệ thuật được tác giả sử dụng trong trong hai câu thơ: “ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.”
    – Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu thơ đề từ?
    – Hiểu được nội dung cảm xúc được tác giả thể hiện ở bốn câu thơ đầu ?
    – Đưa ra được ý kiến của mình về sự sáng tạo của Huy Cận được thể hiện qua câu cuối của bài thơ?
    Số câu
    Số điểm:
    Tỷ lệ
    1,5
    1,0
    10%
    1,5
    2,0
    20%

    1
    1
    10%
    4
    4
    40%
    II. Làm văn
    – Những nét chính về tác giả Huy Cận, tác phẩm Tràng giang.
    – Giải thích được khái niệm vẻ đẹp cổ điển, vẻ đẹp hiện đại trong thơ nói chung và trong bài Tràng giang nói riêng.
    – Phân tích được những biểu hiện của vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại trong bài Tràng giang.
    – Trình bày nhận xét,đánh giá, quan điểm của mình về ý kiến cần NL.
    – Liên hệ một số hình ảnh trong bài thơ được tác giả học tập từ thơ Đường như: Đỗ Phủ, Thôi Hiệu…
    Số điểm:
    Tỷ lệ
    1
    10%
    4
    40%
    1
    10%
    6
    60%
    Tổng chung:
    Số câu
    Số điểm:
    Tỷ lệ

    1
    2,0
    30%

    2
    2,0
    20

    1
    4,0
    40

    2
    2,0
    20

    5
    10
    100%


    Đề kiểm tra
    (Thời gian làm bài: 90 phút)
    Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)
    Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:
    TRÀNG GIANG
    Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
    Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
    Con thuyền xuôi mái nước song song,
    Thuyền về nước lại sầu trăm ng;
    Củi một cành khô lạc mấy dòng.

    Lơ thơ còn nhỏ gió đìu hiu,
    Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
    Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
    Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

    Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
    Mênh mông không một chuyến đò ngang.
    Không cầu gợi chút niềm thân mật,
    Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
    Lòng quê dợn dợn vời con nước,
    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
    ( Tràng giang, Huy Cận)

    Câu 1: Câu thơ “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” được gọi là gì? Nêu ý nghĩa của câu thơ này?
    Câu 2: Bốn câu thơ đầu gợi cho anh (chị ) cảm giác gì?
    Câu 3: Trong hai câu thơ : “ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.”, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?
    Câu 4: Em có nhận xét gì về sự sáng tạo của Huy Cận được thể hiện ở câu thơ cuối bài: “ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

    II.Phần 2: Tự luận( 6 điểm)
    Nhận xét về bài thơ Tràng giang của Huy Cận có ý kiến cho rằng: “Trong bài thơ Tràng giang vừa có vẻ đẹp cổ điển, vừa có vẻ đẹp hiện đại”. Em có suy nghĩ như thế nào về nhận định trên?
    5.Hướng dẫn chấm, biểu điểm.
    5.1. Hướng dẫn chấm
    Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)
    Câu 1: Câu thơ “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” được gọi là gì? Nêu ý nghĩa của câu thơ này? (1 điểm)
    Câu 2: Bốn câu thơ đầu gợi cảm giác quạnh hiu, trống vắng và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian và thời gian.( 1 điểm)

    Câu 3: Trong hai câu thơ : “ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.”, tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối: “mây cao đùn núi bạc” >< “Chim nghiêng cánh nhỏ” <=>đối lập giữa cánh chim nhỏ bé, cô độc với vũ trụ bao la, rộng lớn(1điểm)

    Câu 4: Câu thơ cuối là sự sáng tạo tuyệt vời của Huy Cận dựa trên hai câu thơ của Thôi Hiệu: “ Quê hương khuất bong hoàng hôn – Trên sông khói song cho buồn lòng ai”. Nhưng ở đây Huy Cận không cần khói song để gợi nhớ mà vẫn da diết, cháy bỏng nỗi nhớ nhà vì nỗi nhớ nhà ấy luôn thường trực hiện hữu trong long nhà thơ.Thi liệu của thơ Đường đã được vận dụng một cách vô cùng mới mẻ. (1 điểm)

    Phần II. Làm văn: ( 6,0 điểm)

    1. Yêu cầu về kĩ năng:

    – Biết cách làm bài nghị luận văn học
    – Vận dụng tốt các thao tác nghị luận
    – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt
    – Có những cách viết sáng tạo độc đáo

    1. Yêu cầu về kiến thức:

    Thí sinh có thể viết theo những cách khác nhau miễn là thuyết phục , đảm bảo theo yêu cầu của thể loại và đề bài.
    Gợi ý:

    1. Mở bài: (1điểm) Giới thiệu: Tác giả, tác phẩm và ý kiến .
      – Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới …

    – Tràng Giang là bài thơ xuất sắc nhất của Huy Cận trước CMT8.
    – Nói về vẻ đẹp của bài thơ, có ý kiến cho rằng: “Tràng Giang là một bài thơ mới mang …hiện đại”

    1. Thân bài

    * HS giải thích hai khái niệm:
    – Thế nào là vẻ đẹp cổ điển: vẻ đẹp của thơ ca phương Đông, tiêu biểu là nền thơ Đường(0,5 điểm).
    – Thế nào là vẻ đẹp hiện đại: Vẻ đẹp mới, hiện đại (có chịu ảnh hưởng của thơ ca phương Tây). Cụ thể: “Cái tôi trữ tình – cái tôi cá nhân” tự biểu hiện, tự bộc lộ để giao cảm với đời(0,5 điểm)
    * HS phải bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về nhận định mà đề bài đưa ra: có thể khẳng định đây là nhận đinh đúng từ đó phân tích những biểu hiện của tính cổ điển và hiện đại được thể hiện trong bài Tràng Giang. HS có thể phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài Tràng giang qua các khía cạnh sau:
    – Đề tài, cảm hứng(1 điểm):
    + Tràng gaing mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian không gian vô hạn, vô cùng.
    + Tràng giang đồng thời thể hiện “nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” thơ mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối ra”.
    -Cjaast liệu thi ca(1 điểm):
    + Ở Tràng giang, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ (tràng giang, bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều…), nhiều hình ảnh, tứ thơ được gợi từ thơ cổ.
    + Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân thực của đời thường, không ước lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt…).
    – Thể loại và bút pháp(1 điểm):
    + Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả …những từ Hán Việt cổ kính (tràng giang, cô liêu…).
    + Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn…)

    1. Kết bài (1 điểm):

    – Tràng giang của Huy Cận không chỉ là một bức phong cảnh mà còn là “một bài thơ về tâm hồn”. bài thơ thể hiện nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, trước cuộc đời.
    – Từ đề tài, cảm hứng, chất liệu đến giọng điệu, bút pháp, Tràng giang vừa mang phong vị thi ca cổ điển vừa mang chất hiện đạicủa Thơ mới.
    – Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại cũng là một nét đặc trưng của phong cách Huy Cận.
    5.2. Biểu điểm:
    – Điểm 5- 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt.
    – Điểm 3-4: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt chính tả.
    – Điểm 2: Đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả.
    – Điểm 1: Không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt chính tả.
    – Điểm 0: Không làm bài.
    + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
    + Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.
    + Năng lực đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.
    + Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
    + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
    Tài liệu được chi sẻ bởi Đặng Thị Hoài, xin chân thành cảm ơn bạn
    Xem thêm :

    1. Tuyển tập đề thi ngữ văn khối 10
    2. Tuyển tập đề thi ngữ văn khối 11
    3. Tuyển tập đề thi ngữ văn khối 12

    Bài viết gợi ý: