Giáo án Ngữ văn 11 theo chủ đề : Truyện ngắn hiện thực,Soạn bài Chí Phèo _Nam Cao. Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên
Ngày soạn: 20/10/2016
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Chuyên đề: TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC
Tiết :……. (3 tiết): CHÍ PHÈO (Nam Cao)
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc phân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo.
– Thấy được một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức: Giúp học sinh thấy được:
+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo: những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù, nhất là tâm trạng và hành động sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát.
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật.
Kĩ năng
– Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
Thái độ:
– Bồi dưỡng cho HS ý thức tự hoàn thiện bản thân, khát vọng vươn tới Chân- Thiện- Mĩ; sống nhân ái, yêu thương con người.
– Hình thành trong học sinh thái độ tích cực đấu tranh với các tệ nạn xã hội.
Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
– Phát triển cho học sinh năng lực tự học, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
– Phát triển cho học sinh năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
– Phát triển các năng lực cá nhân như đóng kịch, vẽ tranh…
III. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên:
* Xây dựng kế hoạch bài học.
* Chuẩn bị phương tiện: Máy tính, máy chiếu (projector), giáo án điện tử, phiếu bài tập, tư liệu về Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo, bảng phụ.
- Học sinh
– Chủ động đọc văn bản và ôn lại kiến thức về Nam Cao, tìm hiểu về truyện ngắn Chí Phèo từ các nguồn thông tin khác nhau.
– Hoàn thiện các dự án theo nhóm.
– Đóng vai: Nam Cao, nhà văn trẻ, Chí Phèo, Bá Kiến.
– Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tác phẩm.
– Vẽ tranh về tác phẩm.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2 phút
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh: 3 phút
- Bài mới:
* Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
– Mục tiêu:Nêu được vấn đề, tạo mâu thuẫn trong nhận thức và tạo tâm thế hứng thú cho học sinh chuẩn bị học bài mới
– Nội dung:Giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở cấp 2 về tác gia Nam Cao; giúp học sinh nhận ra cái chưa biết là số phận khốn khổ của Chí Phèo và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Tại sao Chí Phèo lại khổ như vậy?
– Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề
– Kỹ thuật: Động não.
– Thiết bị: Máy chiếu, máy tính.
– Sản phẩm của học sinh: Câu trả lời, giấy nháp.
– Phương án kiểm tra đánh giá: Hỏi học sinh trả lời, quan sát, thu giấy nháp.
– Thời gian : 05 phút
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt |
– GV cho Hs nghe một đoạn đọc ráp (Chí Phèo- Tiến Đạt), yêu cầu học sinh trong thời gian 2 phút thực hiện các nhiệm vụ sau: + Ghi lại các từ khái quát về cuộc đời nhân vật Tôi: lầm lỗi, bôn ba, không cha, cái lò gạch, mồ côi…. + Trả lời các câu hỏi: ? Nhân vật chính tâm sự về nỗi khổ nào trong cuộc đời mình? ? Các em có nhận ra điểm tương đồng giữa số phận nhân vật tôi với một nhân vật trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao? – Gv yêu cầu 2 HS trình bày, các HS khác bổ sung. – Gv đặt vấn đề: ? Các em đã biết Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc, sau khi đọc tác phẩm điều gì đọng lại nhất trong em?- Tình thương con, khốn khổ vì đói… – Gv dẫn dắt về tình thương con và nỗi khổ của Lão Hạc-> dẫn ý kiến của Nguyễn Tuân: “kể từ khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao người ta mới thấu hiểu một cách đầy đủ về nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ” ? Tại sao vậy. Mời học sinh cùng tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo. | – Hs nghe nhạc – Ghi lại các thông tin – Trình bày ý kiến – Nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi – Nghe dẫn vào bài | – Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh chuẩn bị tiếp nhận tác phẩm. |
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
– Mục tiêu: Giúp hình thành trong học sinh những kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kỹ năng về tác phẩm Chí Phèo.
– Nội dung:
+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo: những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù, nhất là tâm trạng và hành động sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát.
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật,…
– Phương pháp: Gợi mở, đàm thoại, vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, đóng vai, dạy học dự án, phương pháp nhóm.
– Kỹ thuật: bể cá, động não, khăn trải bàn, kỹ thuật phòng tranh.
– Thiết bị: Máy chiếu, máy tính.
– Sản phẩm của học sinh: Câu trả lời, đóng kịch tại lớp, sơ đồ tư duy, bài chuẩn bị trên Powerpoint.
– Phương án kiểm tra đánh giá: Hỏi học sinh trả lời, đánh giá sản phẩm, học sinh tự đánh giá, bài kiểm tra sau khi học xong.
– Thời gian : 78 phút
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt |
1. GV giao nhiệm vụ: + Học sinh làm việc theo nhóm đôi, thời gian 5 phút + Từ những hiểu biết về Nam Cao và tác phẩm (Hoàn cảnh xuất thân, những yếu tố liên quan đến tác phẩm…) hãy tạo một tình huống giả định về cuộc trò chuyện giữa một nhà văn trẻ và Nam Cao, qua đó vừa giới thiệu được hoàn cảnh sáng tác, nhan đề tác phẩm vừa chỉ ra được mối quan hệ giữa nhà văn và thế giới nghệ thuật của ông – Gv mời 02 Hs bất kỳ lên đóng vai. – Gv yêu cầu các học sinh khác đánh giá việc nhập vai của các bạn và bày tỏ ý kiến của bản thân. – GV chốt kiến thức bằng sơ đồ trên máy chiếu cho học sinh ghi bài. 2. Gv tổ chức cho học sinh tham gia vào một trò chơi để tóm tắt tác phẩm dựa trên những mảnh giấy có chứa thông tin do Gv phát. – Gv yêu cầu học sinh căn cứ vào kết quả tóm tắt ngắn gọn tác phẩm. – Gv nhận xét, khích lệ, động viên học sinh.và chuyển ý 3. GV tổ chức cho học sinh đọc sáng tạo văn bản qua việc đóng kịch: Chí Phèo đến nhà Bá Kiến sau khi đi tù về. – Gv nhận xét, tư vấn. 4. GV mời 01 HS đọc đoạn văn từ “Hắn vừa đi…….không ai biết” GV giao nhiệm vụ học sinh hoạt động nhóm theo bàn: Xác định: điểm nhìn trần thuật, vai kể, ngôi kể, giọng kể và nhận xét về cách giới thiệu nhân vật? – GV: mời đại diện nhóm trả lời, mời học sinh khác nhận xét. – Bổ sung ý kiến của Hs và chốt ý cho HS ghi bài: . 5. GV yêu cầu đại diện nhóm 1 lên trình bày kết quả làm việc theo dự án: Những nỗi khổ của Chí Phèo – Gv mời học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, tranh luận ủng hộ, phản đối. – Gv chốt ý cho học sinh ghi bài. 6. GV yêu cầu đại diện nhóm 2 lên trình bày kết quả làm việc theo dự án: Những vẻ đẹp của Chí Phèo – Gv mời học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, tranh luận ủng hộ, phản đối. – Gv chốt ý cho học sinh ghi bài. 7. GV yêu cầu học sinh chọn chi tiết mình ấn tượng nhất trong tác phẩm, viết lời bình, chia sẻ trong lớp – Các bạn trong lớp nhận xét, đánh giá (2 lời khen, 1 lời chê) – GV nhận xét, động viên khích lệ. 8. Gv tổ chức cho học sinh khái quát lại giá trị tác phẩm qua việc chơi trò chơi dán hình hoàn thiện cây kiến thức: Đánh giá khái quát về tác phẩm. – Hình thức: Hoạt động nhóm – Thời gian: + Thảo luận nhóm: 3 phút + Thi dán hình: 1 phút – Gv nhận xét, chốt ý cho học sinh ghi bài | – HS nghe nhiệm vụ – Hoạt động cặp đôi – 02 Hs nhập vai – HS quan sát. – Đánh giá – Nghe giảng và ghi bài. – 04 Hs tham gia chơi, các Hs khác cổ vũ cho bạn. – 01 Hs tóm tắt nhanh. – 02 Hs tham gia, các học sinh khác quan sát. – Nhận nhiệm vụ – 01 Hs đọc cho cả lớp nghe đọc – Làm việc cá nhân 1 phút, sau đó làm việc theo nhóm. – Đại diện nhóm trình bày kết quả – Nghe bạn và bày tỏ ý kiến – Nghe giảng, ghi bài. – Đại diện nhóm rình bày kết quả làm việc theo dự án – Hs các nhóm khác nhận xét, bổ sung, tranh luận. – Nghe giảng, ghi bài – Đại diện nhóm rình bày kết quả làm việc theo dự án – Hs các nhóm khác nhận xét, bổ sung, tranh luận. – Nghe giảng, ghi bài – HS nhận các mảnh ghép, thảo luận nhóm tìm nội dung và lên bảng dán vào cây kiến thức. | I. Đọc- chú thích: – Hoàn cảnh ra đời: – Nhan đề truyện: – Tóm tắt tác phẩm: – Đọc sáng tạo: II. Đọc- hiểu chi tiết văn bản: 1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo: 1.1 Cách giới thiệu nhân vật: – Trực tiếp giới thiệu nhân vật qua tiếng chửi kì quặc – Đối tượng chửi: trời, đời, cả làng… – Ngôn ngữ trần thuật: =>Ngôn ngữ kể chuyện biến hóa linh hoạt – ý nghĩa: 1.2 Những nỗi khổ của Chí Phèo: – Nỗi khổ thân phận: + con hoang: bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ + con ở: => Nghèo khổ, bất hạnh, bơ vơ, tội nghiệp. – Bị đi tù: chịu bất công-> từng bước bị tước đoạt nhân hình – Bị hủy hoại nhân tính => Trở thành con vật lạ quái đản với người, lạc loài với vật-> con quỷ dữ 1.3 Những vẻ đẹp của Chí Phèo: – Bản chất: / ước mơ: yêu lao động, muốn sống bằng sức lao động của mình / có lòng tự trọng, có ý thức về phẩm giá: => hiền lành, lương thiện. – Vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn: Cuộc gặp gỡ với Thị Nở: + Diễn biến tâm trạng Chí khi tỉnh dậy: + Chi tiết bát cháo hành….. => khát vọng hoàn lương 2. Giá trị tác phẩm: * Giá trị nội dung – Giá trị hiện thực: Bộ mặt của nông thôn Việt Nam trước CMT8 và tình trạng người nông dân bị tha hóa, lưu manh hóa. – Giá trị nhân đạo: Nỗi thống khổ và khát vọng hoàn lương của những người nông dân trong xã hội cũ… – Thông điệp sống: vai trò của tình yêu thương * Giá trị nghệ thuật: miêu tả phân tích tâm lí, xây dựng nhân vật điển hình… |
* Hoạt động 3: Luyện tập
– Mục tiêu: Giúp học sinh nắm chắc bài học, bộc lộ quan điểm cá nhân về hiện tượng Chí Phèo.
– Nội dung: Giáo viên đặt vấn đề cho học sinh suy nghĩ, thảo luận nhóm và tìm câu trả lời cho câu hỏi ai tạo ra Chí Phèo và ai phải chịu trách nhiệm
– Phương pháp: vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành
– Kỹ thuật: động não
– Thiết bị: Giấy A0
– Sản phẩm của học sinh: Câu trả lời, phần thảo luận trên giấy A0
– Phương án kiểm tra đánh giá: Hỏi học sinh trả lời, đánh giá sản phẩm của các nhóm.
– Thời gian : 7 phút
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Chuẩn kiến thức, kĩ năng |
? Thay lời Nam Cao trả lời câu hỏi: Ai đẻ ra Chí Phèo? ? Tạo nên một Chí Phèo, con quỷ dữ của làng Vũ Đại, ai là người phải chịu trách nhiệm? Gv quan sát học sinh trong quá trình hoạt động nhóm, ghi nhật ký giờ học. Gv gợi mở để học sinh tiếp tục cảm nhận tác phẩm. | HS làm việc cá nhân, chia sẻ. – Học sinh làm việc theo nhóm – Đại diện nhóm trình bày – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung – Ghi bài | III. Luyện tập: * Ai đẻ ra Chí Phèo: không phải người mẹ khốn khổ, không phải dân làng mà chính là xã hội thực dân nửa phong kiến bất công. * Trách nhiệm: – Người mẹ sinh ra Chí: người mẹ nào phải bỏ con cũng đều khốn khổ, bất hạnh nhưng người mẹ cuãng phải chịu trách nhiệm một phần …. – Chính Chí Phèo: phải chịu trách nhiệm về cuộc đời mình và những tội ác mà mình gây ra…. – Xã hội thực dân nửa phong kiến: Nguyên nhân chính đẩy Chí Phèo vào bi kịch…. |
* Hoạt động 4 : Vận dụng
– Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện vấn đề lạm dụng rượu bia và hậu quả của vấn đề này ở địa phương.
– Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tình trạng sử dụng bia rượu ở địa phương và hậu quả của thực trạng ngày.
– Phương pháp: dạy học theo dự án
– Kỹ thuật: động não
– Thiết bị: máy ảnh
– Sản phẩm của học sinh: Phiếu điều tra, bản Powerpoint
– Phương án kiểm tra đánh giá: đánh giá sản phẩm.
– Thời gian:
+ Gv hướng dẫn 04 phút (Trước khi học chuyên đề)
+ Học sinh trình bày sản phẩm trong thời gian 20 phút .
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
– Mục tiêu: giúp học sinh tiếp tục tìm tòi, mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học để đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng lạm dụng bia rượu ở địa phương.
– Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giải pháp khắc phục tình trạng lạm dụng bia rượu ở địa phương. Từ ý kiến của các
– Phương pháp: dạy học theo dự án
– Kỹ thuật: động não
– Thiết bị: tranh ảnh, máy chiếu…
– Sản phẩm của học sinh: Bài tuyên truyền trên loa phát thanh của xã, vẽ tranh tuyên truyền về tác hại của bia rượu treo tại các nhà văn hóa thôn.
– Phương án kiểm tra đánh giá: sản phẩm của học sinh.
– Thời gian:
+ Gv hướng dẫn 04 phút (Trước khi học chuyên đề)
+ Học sinh trình bày sản phẩm trong thời gian 20 phút.
* Hướng dẫn chuẩn bị bài cho chuyên đề sau (5 phút):
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Ngữ văn 12