Giáo án Ngữ văn 11 theo chủ đề : Phong cách ngôn ngữ. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 10- 11- 12 theo định huớng phát triển năng lực học sinh
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Hiểu được các đặc điểm của các phong cách ngôn ngữ.
– Biết nhận diện và phân biệt các phong cách ngôn ngữ.
– Có khả năng vận dụng hiểu biết về các phong cách ngôn ngữ vào việc đọc – hiểu, lĩnh hội, tạo lập các loại văn bản và sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả trong giao tiếp.
Từ đó học sinh có thể hình thành năng lực sau:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
+ Năng lực đọc hiểu, lĩnh hội và tạo lập văn bản theo đúng phong cách chức năng.
+ Năng lực hợp tác…

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ “Phong cách ngôn ngữ”

THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao
– Nêu khái niệm của các phong cách ngôn ngữ.– Phân biệt được các phong cách ngôn ngữ.
– Vận dụng hiểu biết về kiến thức phong cách ngôn ngữ để nhận diện và phân tích văn bản.– Biết phân tích, đánh giá, phản biện, chỉnh sửa văn bản ở từng PCNN.
– Chỉ ra các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ.
– Lí giải về sự khác nhau trong cách sử dụng các phương tiện diễn đạt giữa các phong cách.
– Phân tích tác dụng và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các phong cách ngôn ngữ trong các văn bản cụ thể.– Biết tự đọc và khám phá các giá trị của các loại văn bản theo PCNN được sử dụng trong thực tế cuộc sống.
– Nhận diện các văn bản theo phong cách chức năng.
– Cho ví dụ minh họa các phong cách ngôn ngữ.– Tạo lập được các đoạn văn bản ngắn theo đúng phong cách ngôn ngữ.– Tạo lập văn bản theo PCNN;
– Vận dụng tri thức về PCNN để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân.


Loại câu hỏi/bài tập


Câu hỏi Định tính, định lượng
Bài tập thực hành
– Trắc nghiệm KQ (về khái niệm, thể loại, các phương tiện diễn đạt, đặc trưng…)
– Câu tự luận trả lời ngắn (nhận xét, phát hiện, lí giải, đánh giá về phương tiện diễn đạt, đặc trưng…)
– Phiếu quan sát làm việc nhóm (trao đổi, thảo luận về PCNN..)
– Bài tự luận tạo lập văn bản theo phong cách ngôn ngữ.
– Bài tập dự án (nghiên cứu so sánh các PCNN và minh hoạ bằng văn bản cụ thể).
– Bài trình bày miệng (thuyết trình, đọc diễn cảm, hùng biện, phỏng vấn…)

Câu hỏi/Bài tập minh hoạ

Bài: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (LỚP 11)

Nhận biết
4 câu
Thông hiểu
4 câu
Vận dụng thấp
4 câu
Vận dụng cao
1 câu
Câu 1: Nêu ý chính của đoạn trích.
Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.
Câu 3: Cụm từ Suy rộng ra…và câu kết của đoạn văn Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được đã thể hiện đặc điểm gì trong nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh?
Câu 4: Kể tên một số văn bản cùng loại.
Câu 5. Quan điểm chính trị của Hồ Chí Minh khi trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ là:
A. Phản đối.
B. Hoài nghi tính xác thực.
C. Đồng tình nhưng cho rằng nó đã lỗi thời.
D. Đồng tình, cho đó là lẽ phải.
Câu 6: Cụm từ nào thể hiện sự sáng tạo của Bác trong đoạn trích trên.
A. Hỡi đồng bào cả nước.
B. Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là.
C. Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được.
D. Lời bất hủ ấy.
Câu 7 . Những phương tiện liên kết được sử dụng để tạo nên tính chặt chẽ, lô gic của đoạn trích trên là…….
Câu 8. Ý nghĩa của việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp?
Câu 9. Nếu thay đồi câu “ Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” bằng câu: “ Những lẽ phải ấy không ai chối cãi được” thì giá trị biểu cảm của câu sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 10. Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong đoạn trích?
Câu 11. Từ đoạn trích trên anh /chị rút ra được bài học gì về việc viết phần mở bài cho bài văn chính luận?


Câu 12. Câu nói của Bác: Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do đã thể hiện quan điểm gì của Hồ Chí Minh? Chỉ ra sự khác biệt giữa các cụm từ: Tất cả mọi người, người ta và tất cả các dân tộc trên thế giới.
Câu 13. Vấn đề độc lập dân tộc là vấn đề sống còn của một quốc gia. Tuy nhiên, bàn về vấn đề này lại có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng vấn đề chủ quyền dân tộc là chuyện của Đảng và Chính phủ. Lại có ý kiến cho rằng đó là vấn đề của riêng thanh niên, những người được coi là thế hệ gánh vác trọng trách với Tổ quốc.
Anh/chị có đồng tình với những ý kiến trên hay không? Hãy viết một bài văn trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề chủ quyền dân tộc trong thời đại hiện nay?

ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

A/ Ma trận đề kiểm tra

Mức độ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểuVận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
I. Đọc- hiểu
Đoạn trích “Hỡi đồng bào cả nước… (Trích Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh)
-Nắm được ý chính của văn bản.
– Xác định phong cách ngôn ngữ (Khái niệm và các đặc trưng phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích).
– Các biện pháp tu từ, nghệ thuật lập luận.
Phân biệt được các phong cách ngôn ngữ, cho ví dụ minh họa để dự đoán.

Vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ chính luận để tìm hiểu đoạn trích.– Vận dụng tổng hợp hiểu biết PCNN để lí giải một số đặc trưng của phong cách thể hiện qua đoạn trích về nội dung, nghệ thuật lập luận…
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
4
1,0
10%
4
1,0
10%
4
1,0
10%
0
14
3,0
30 %
II. Làm văn
Nghị luận xã hội
– Vận dụng những hiểu biết về PCNN chính luận và văn nghị luận tạo lập một văn bản thể hiện quan điểm về một vấn đề xã hội.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
7,0
70%
1
7,0
70%
Tổng chung:
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

4
1,0
10%

4
1,0
10%

4
1,0
10%

1
7,0
70%

15
10,0
100%

ĐỀ KIỂM TRA

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0điểm)
Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh)
Câu 1. Nêu ý chính của đoạn trích.
Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.
Câu 3. Cụm từ Suy rộng ra…và câu kết của đoạn văn Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được đã thể hiện đặc điểm gì trong nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh?
Câu 4. Kể tên một số văn bản cùng loại.
Câu 5. Quan điểm chính trị của Hồ Chí Minh khi trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ là:

  1. Phản đối.
  2. Hoài nghi tính xác thực.
  3. Đồng tình nhưng cho rằng nó đã lỗi thời.
  4. Đồng tình, cho đó là lẽ phải.

Câu 6. Cụm từ nào thể hiện sự sáng tạo của Bác trong đoạn trích trên.

  1. Hỡi đồng bào cả nước.
  2. Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là.
  3. Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được.
  4. Lời bất hủ ấy.

Câu 7 . Những phương tiện liên kết được sử dụng để tạo nên tính chặt chẽ, lô gic của đoạn trích trên là…….
Câu 8. Ý nghĩa của việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp?
Câu 9. Nếu thay đồi câu “ Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” bằng câu: “ Những lẽ phải ấy không ai chối cãi được” thì giá trị biểu cảm của câu sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 10. Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong đoạn trích?
Câu 11. Từ đoạn trích trên anh chị rút ra được bài học gì về việc viết phần mở bài cho bài văn nghị luận?
Câu 12. Câu nói của Bác: Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do đã thể hiện quan điểm gì của Hồ Chí Minh? Chỉ ra sự khác biệt giữa các cụm từ: Tất cả mọi người, người ta và tất cả các dân tộc trên thế giới.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 13. Vấn đề độc lập dân tộc là vấn đề sống còn của một quốc gia. Tuy nhiên, bàn về vấn đề này lại có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng vấn đề chủ quyền dân tộc là chuyện của Đảng và Chính phủ. Lại có ý kiến cho rằng đó là vấn đề của riêng thanh niên, những người được coi là thế hệ gánh vác trọng trách với Tổ quốc.
Anh/chị có đồng tình với những ý kiến trên hay không? Hãy viết một bài văn trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề chủ quyền dân tộc trong thời đại hiện nay?

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

Hướng dẫn chung
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
– Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và thang điểm; khuyến khích những bài viết thể hiện được quan điểm riêng một cách hợp lí, thuyết phục. Những bài viết chưa thật đủ ý, toàn diện nhưng trình bày được một số nội dung sâu sắc, có những kiến giải hợp lý cho những quan điểm riêng vẫn được đánh giá cao.
Hướng dẫn cụ thể và thang điểm
A/ PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

  1. 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng đọc – hiểu văn bản, nắm được các yêu cầu của văn bản, hiểu được thông tin chính của một đoạn văn bản; đặc trưng của văn bản chính luận, nghệ thuật lập luận và tác dụng của chúng…
  2. Yêu cầu về kiến thức:

Câu 1: Nêu ý chính của đoạn trích?
Khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới.
Câu 2: Xác định phong cách của đoạn trích trên..
– Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 3: Cụm từ Suy rộng ra và câu kết của đoạn trích Đó là… đã thể hiện đặc điểm gì trong nghệ thuật lập luận của HCM?
– Thể hiện lập luận chặt chẽ:
+ Cụm từ Suy rộng ra: phát triển ý trước.
+ Câu kết của đoạn trích Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được: khẳng định, nhấn mạnh suy luận trên là một chân lí
– Thể hiện tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
Câu 4: Kể tên một số văn bản cùng loại: Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo…
Câu 5: Phương án D
Câu 6: Phương án: B
Câu 7: Những phương tiện liên kết được sử dụng.

  • Từ chỉ quan hệ.
  • Phép thế đại từ.
  • Câu 8: Ý nghĩa của việc trích dẫn của hai bản tuyên ngôn…( Hiệu quả của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn?)
    – Thể hiện tính chiến đấu, tính thuyết phục và niềm tự hào dân tộc khi đặt ba bản tuyên ngôn, ba nền độc lập của ba dân tộc là ngang hàng nhau
    Câu 9. Làm giảm giọng điệu tranh biện, khẳng định đanh thép hùng hồn của câu chốt trong đoạn văn.
    Câu 10: Nhận xét về cách lập luận của tác giả.

  • Cách lập luận trong đoạn trích thể hiện sự khôn khéo, sắc sảo của người viết: Từ trích dẫn lời trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng đã được thế giới công nhận về quyền tự do, bình đẳng của con người Bác đã suy rộng ra thành quyền tự do, bình đẳng các dân tộc.
  • Tác giả đã tạo ra chổ dựa pháp lí vững chắc cho những lập luận tiếp theo.
  • Cách đặt vấn đề độc đáo, súc tích, giàu sức thuyết phục.
  • Câu11: Bài học rút ra cho việc viết phần mở bài cho bài văn nghị luận.

  • Sử dụng các tư liệu đã được công nhận làm cở sở cho dẫn dắt vấn đề.
  • Mở bài phải ngắn gọn nhưng nêu được vấn đề rõ ràng, đầy đủ, trọng tâm.
  • Lập luận phải chặt chẽ, dùng từ ngữ chính xác, trong sáng; câu văn mạch lạc.
  • Câu 12: Câu văn “Suy rộng ra….” đã thể hiện nội dung gì? Phân biệt đối tượng/ chỉ ra sự khác nhau cơ bản/ Chỉ ra sự khác biệt giữa các cụm từ: Tất cả mọi người, người ta và tất cả các dân tộc trên thế giới.
    *Nội dung: Từ quyền con người HCM đã phát triển thành quyền dân tộc.
    – Thể hiện quan điểm: Khẳng định tất cả các dân tộc trên thế giới trong đó có dân tộc Việt Nam có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do
    – Sự khác nhau về đối tượng hướng đến:
    Tất cả mọi người, người ta-> chỉ đối tượng là con người (cá nhân)
    Tất cả các dân tộc trên thế giới-> chỉ đối tượng là các dân tộc.
    * Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” đã thể hiện quan điểm gì của HCM?
    – Khẳng định: Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp 1791 và suy luận của HCM đều là những lẽ phải, những chân lí.
    B/ PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 13. (7,0 điểm)
    1.Yêu cầu về kĩ năng:
    Thí sinh biết cách viết một văn bản nghị luận (đúng kết cấu, đặc điểm của loại văn nghị luận). Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; có khả năng phản biện vấn đề, lập luận tích cực, thuyết phục phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, pháp luật nhà nước; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

    1. Yêu cầu về kiến thức:

    Chấp nhận nhiều cách giải quyết đề bài nếu hợp lí và thuyết phục. Học sinh có những quan điểm riêng đúng đắn, nghiêm túc về một vấn đề chính trị. Có thể tham khảo các ý sau:
    – Nêu vấn đề cần nghị luận.
    – Hiểu khái niệm chủ quyền dân tộc, những phương diện thể hiện chủ quyền của một dân tộc và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Bảo vệ chủ quyền dân tộc là bảo vệ quyền làm chủ, quyền độc lập của dân tộc. Đây cũng là nhiệm vụ thiêng liêng mà ông cha ta đã không tiếc máu xương mình để gìn giữ từ bao đời nay. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, bảo vệ chủ quyền TQ của cha ông.
    – Bàn về các ý kiến nêu ra trong đề bài, chỉ ra điểm đúng và sai và có sự lí giải thuyết phục.
    – Trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề chủ quyền dân tộc. Yêu cầu phù hợp với đạo đức xã hội và pháp luật.
    – Phê phán những biểu hiện tiêu cực, lơ là mất cảnh giác trước vấn đề chủ quyền dân tộc, thiếu trách nhiệm với Tổ quốc với những hành động quá khích gây rối, nghe theo sự xúi giục của đối tượng xấu…
    – Rút ra bài học cho bản thân trong học tập, cuộc sống:
    c) Thang điểm:
    – Điểm 7,0
    Nội dung bám sát yêu cầu của đề, làm nổi bật những vấn đề đề bài yêu cầu, thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài, bài viết có cảm xúc (cơ bản đáp ứng các yêu cầu về kiến thức trong mục b).
    Viết đúng thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Không mắc hoặc mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
    – Điểm 5
    Nội dung bám sát yêu cầu của đề, làm nổi bật phần lớn những vấn đề đề bài yêu cầu, đã thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài, bài viết tương đối có cảm xúc. Cơ bản đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Có thể mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt tương đối rõ ràng (khoảng 5 đến 10 lỗi).
    – Điểm 3
    Nội dung tương đối bám sát yêu cầu của đề, nêu được các nội dung hoặc làm rõ 1/2 nội dung đề bài yêu cầu, có thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài. Cơ bản đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Mắc tương đối nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt tương đối rõ ràng (khoảng 10 lỗi trở lên).
    – Điểm 1
    Nội dung chưa bám sát yêu cầu của đề, bài viết lan man hoặc quá sơ sài. Không đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Mắc rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt tương đối rõ ràng.
    – Điểm 0 (kém): sai lạc hoàn toàn

    Tài liệu sưu tầm

    Xem thêm :

    1. Giáo án Ngữ văn 10
    2. Giáo án Ngữ văn 11
    3. Giáo án Ngữ văn 12

    Bài viết gợi ý: