Giáo án Ngữ Văn 11 theo chủ đề : chủ đề thơ mới Việt Nam . Giáo án theo định hướng phát triển năng lực

BÀI THỰC HÀNH TỔ 2

CHỦ ĐỀ: THƠ MỚI

Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệm thuật của các bài thơ trongb chủ đề.
– Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ mới .
– Bước đầu nhận biết sự giống và khác nhau giữa thơ trung đại và thơ mới trên một số phương diện như: đề tài, cảm hứng, thể loại, ngôn ngữ ….
– Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
– Vận dụng được những hiểu biết về thơ mới vào việc đọc hiểu những văn bản tương tự ngoài chương trình sách giáo khoa.
Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản
+ Năng lực đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ “THƠ MỚI VIỆT NAM GIAI ĐỌAN 1932 -1945
THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao
– Nêu thông tin về tác giả (cuộc đời, con người, phong cách nghệ thuật), về tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời)– Vận dụng hiểu biết về tác giả (cuộc đời, con người), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để lý giải nội dung, nghệ thuật của bài thơ.– Vận dụng đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà thơ vào hoạt động tiếp cận và đọc hiểu văn bản.
– Nhận ra đề tài cảm hứng thể thơ
– Hiểu được côị nguồn nảy sinh cảm hứng.
– Hiểu được đặc điểm cơ bản của thể thơ.
– Vận dụng hiểu biết về đề tài, cảm hứng, thể thơ vào phân tích, lí giải giá trị nội dung và nghệ thuật.– Từ đề tài, cảm hứng thể thơ… tự xác định được con đường phân tích một văn bản mới cùng thể tài.
– Nhận diện chủ thể trữ tình, đối tượng trữ tình, thế giới hình tượng (thiên nhiên, cảnh vật, không gian, thời gian…) trong bài thơ.
– Cảm hiểu tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
– Phân tích đươc ý nghĩa của thế giới hình tượng đối với việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
– Giải thích được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
– Biết đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình.
– Khái quát hóa về đời sống tâm hồn, nhân cách của nhà thơ.
– So sánh cái tôi trữ tình của các nhà thơ trong các bài thơ.
– Biết bình luận, đánh giá đúng đắn những ý kiến, nhận định về các tác phẩm thơ đã được học.
– Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh.
– Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới hình tượng, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong những bài thơ khác tương tự cùng thể tài.
– Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc (từ ngữ, biện pháp tu từ, câu văn, hình ảnh, nhạc điệu, bút pháp…)Lí giải ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật.– Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm.– Khái quát giá trị, đóng góp của tác phẩm đối với sự đổi mới thể loại, nghệ thuật thơ, xu hướng hiện đại hóa văn học nói chung và thơ ca nói riêng.
– So sánh với những đặc trưng nghệ thuật của thơ ca trung đại.
– Tự phát hiện và đánh giá giá trị nghệ thuật của những tác phẩm tương tự không có trong chương trình.
– Đọc diễn cảm toàn bộ tác phẩm (thể hiện được tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trong tác phẩm).– Đọc sáng tạo (không chỉ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả mà còn bộc lộ những cảm nhận, cảm xúc, trải nghiệm riêng của bản thân).
– Đọc nghệ thuật (Đọc có biểu diễn).
– Viết bài bình thơ, giới thiệu thơ.
– Sưu tầm những bài thơ hay, tương tự của tác giả và của giai đoạn văn học này
– Sáng tác thơ.
– Viết bài tập nghiên cứu khoa học.
– Tham gia các câu lạc bộ thơ, ngày hội thơ.


CÂU HỎI/BÀI TẬP MINH HỌA
VĂN BẢN: TRÀNG GIANG (Huy Cận)

Nhận biếtThông hiểuVận dụng
ThấpCao
1. Nêu những nét chính về tác giả Huy Cận?Qua thế giới nghệ thuật của bài thơ, anh (chị) có cho rằng Huy Cận là nhà thơ “mang mang thiên cổ sầu”?Huy Cận là nhà thơ của “Nỗi sầu vạn kỉ (Hoài Thanh). Theo anh (chị) nỗi sầu ấy được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Tràng giang”?
2. Cảm hứng và âm điệu chung của bài thơ “Tràng giang”? Vì sao có thể khẳng định đó là cảm hứng bao trùm bài thơ?Về cảm thức không gian của Huy Cận qua hai câu thơ:
“Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc?
3. Ý nghĩa về nhan đề bài thơ và câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”?Lời đề từ có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?Cách cảm nhận không gian và thời gian trong bài thơ này có gì đáng chú ý?
4. Cảm hứng của Huy Cận trong bài “Tràng giang” chủ yếu là cảm hứng không gian.
Đúng
Sai?
5. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ hiện lên qua những hình ảnh nào?
6. Những câu thơ nào được Huy Cận vận dụng sáng tạo từ thơ ca truyền thống?Vì sao nói những câu thơ đó được Huy Cận vừa kế thừa yếu tố truyền thống vừa vận dụng một cách sáng tạo?Vì sao câu thơ cuối “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu?
7. Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Tràng giang”?Các yếu tố ngôn ngữ và biện pháp nghệ thuật đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện cảm xúc của bài thơ?Qua những hình thức nghệ thuật này, anh (chị) nhận định như thế nào về giá trị nghệ thuật của thi phẩm?
8. Chỉ ra câu thơ thể hiện rõ nhất cảm nhận của Huy Cận trước không gian ba chiều?Giải thích ý nghĩa của từ “sâu” trong câu thơ “Nắng xuống trời lên sâu chót vót”?Lý giải căn nguyên của cảm hứng về nỗi buồn bao trùm bài thơ?
Đọc diễn cảm bài thơ


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Mức độ
Chủ đề
Nhận biếtThông hiểuVận dụngTổng số
ThấpCao
I. Đọc hiểu
Bài thơ “Tràng giàn” của Huy Cận
Cảm xúc chủ đạo trong bài thơ thông qua thế giới hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật đặc sắc.Hiểu và lý giải được tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Hiểu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đối với việc thể hiện cảm xúc trong bài thơ.
Vận dụng những hiểu biết về bài thơ để phân tích ý nghĩa, vẻ đẹp của một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc.Vận dụng tổng hợp hiểu biết về nội dung, nghệ thuật của bài thơ vào việc làm rõ màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
1.0
10%
1
1.0
10%
1
1.0
10%
1
1.0
10%
4
4.0
40%
II. Làm văn
Nghị luận văn học
Vận dụng tổng hợp hiểu biết về nội dung, nghệ thuật của bài thơ về việc làm rõ các nhận định
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
6.0
60%
1
6.0
60%
Tổng chung:
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ

1
1.0
10%

1
1.0
10%

1
1.0
10%

2
7.0
70%

5
10.0
100%

ĐỀ KIỂM TRA

(Thời gian 90 phút)

Phần I. Đọc – hiểu (4 điểm)
Đọc bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận và trả lời các câu hỏi sau:

  1. Những thông tin sau về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận đúng hay sai?
Cảm xúc chủ đạo trong bài “Tràng giang” là nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớnĐúng/sai
Phía sau nỗi buồn là niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm với quê hương đất nước của tác giả.Đúng/sai
Các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa đã được sử dụng triệt để nhằm thể hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của cái tôi trữ tình Huy Cận.Đúng/sai
“Tràng giang” – bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển được cảm nhận qua tâm hồn thi sĩ thơ mới.Đúng/sai
  1. Hình ảnh: sóng, thuyền, bèo, cành củi khô, cánh chim trong bài thơ gợi cho em liên tưởng gì?
  2. Cảm nhận ngắn gọn về không gian tràng giang trong hai câu thơ sau:

Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu

  1. Chỉ ra những yếu tố thể hiện màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ “Tràng giang”? (trình bày khoảng 5-7 câu)

Phần II. Làm văn (6 điểm)
Bàn về nỗi sầu của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tràng giang , có ý kiến cho rằng: Đó là nỗi sầu của một ng­ười ý thức mình là một cá thể cô đơn, bơ vơ, lạc lõng tr­ước cõi đời. Lại có ý kiến khẳng định: Đó là nỗi đau của một ng­ười dân vong quốc ngay trên đất n­ước mình.
Từ cảm nhận của anh/ chị về bài thơ, hãy bình luận những ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc – hiểu (4 điểm)

  1. Những thông tin sau về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận đúng hay sai? (1điểm)
Cảm xúc chủ đạo trong bài “Tràng giang” là nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớnĐúng
Phía sau nỗi buồn là niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm với quê hương đất nước của tác giả.Đúng
Các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa đã được sử dụng triệt để nhằm thể hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của cái tôi trữ tình Huy Cận.sai
“Tràng giang” – bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển được cảm nhận qua tâm hồn thi sĩ thơ mới.Đúng

  1. Hình ảnh: sóng, thuyền, bèo, cành củi khô, cánh chim gợi cho em liên tưởng gì? (1điểm)

Thân phận con người nhỏ bé, đơn độc, bấp bênh, lạc loài giữa cuộc đời trong xã hội cũ.

  1. Cảm nhận về không gian trong hai câu thơ:(1 điểm)

Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu
– Không gian ba chiều được mở rộng, đẩy cao, tạo độ sâu đến vô cùng, gợi cảm giác về sự hoang vắng. Trong không gian ấy con người trở nên nhỏ bé, rợn ngợp.

  1. Chỉ ra những yếu tố thể hiện màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ “Tràng giang”? (trình bày khoảng 5-7 câu) (1điểm)

– Màu sắc cổ điển: đề tài, thể thơ, thi liệu, bút pháp
– Tinh thần hiện đại: Nỗi buồn của cái tôi trữ tình- nỗi buồn thời đại. Hình ảnh bình dị, đời thường.
Phần II. Làm văn (6 điểm)

  1. Giới thiệu về tác giả, bài thơ (0.5 điểm)

– Huy Cận (1919- 2005) là nhà thơ lớn của văn học VN hiện đại, là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy t­ưởng triết lí.
– Tràng giang (1939) in trong tập Lửa thiêng (1940) đư­ợc gợi hứng từ chiều thu nhìn sông Hồng mênh mang sóng n­ước. Đó là điệu hồn của cõi lòng thi nhân, nỗi sầu buồn của ng­ười lữ thứ bơ vơ, hiu quạnh trong không gian rộng dài.

  1. Giải thích ý kiến (1.0 điểm)

Huy Cận trình làng Thơ mới tập lửa thiêng với nỗi buồn từ vạn kỉ phủ vào đất trời, thiên nhiên, sông n­ước. Đó là nỗi sầu buồn ảo não trước không gian, vũ trụ mênh mông, trước cuộc đời hiu quạnh – Nỗi sầu nhân thế
Tràng giang là nỗi sầu của một ng­ười cô đơn, bơ vơ lạc lõng tr­ước cõi đời. Tr­ước mênh mang sông nư­ớc Tràng giang, cái tôi trữ tình ý thức sâu sắc đ­ược sự cô đơn, bơ vơ, lạc loài của mình tr­ước vô thủy, vô chung của vũ trụ không cùng.
– Tràng giang là nỗi đau của một ng­ười dân vong quốc ngay trên đất n­ước mình. Nhìn sông Hồng chiều thu mùa n­ước lũ trôi, Huy Cận chạnh nhớ dòng sông quê hư­ơng mình, khi mang thân phận của ng­ười trí thức mất n­ước. Cho nên nỗi sầu thành nỗi đau của một ngư­ời dân vong quốc ngay trên đất n­ước mình.

  1. Cảm nhận về nỗi sầu của nhân vật trữ tình trong Tràng giang (3.0 điểm)
  2. Tràng giang – Nỗi sầu của cái tôi cô đơn, bơ vơ, lạc lõng (1.5 điểm)

* Nỗi sầu, cô đơn tr­ước không gian mênh mông sóng nư­ớc(sóng, thuyền…)
Tràng giang buồn điệp điệp: Ngọn sóng Tràng giang điệp điệp. Những con sóng buồn dồn dập và chồng chất, liên tiếp gối lên nhau. Nỗi buồn này chư­a nguôi ngoai, ch­ưa tan ra thì nỗi buồn khác lại trỗi dậy và dội lên -> là nỗi buồn miên man, triền miên không dứt, trải dài vô tận
– N­ước sầu trăm ngả: hình ảnh con thuyền đơn độc, lẻ loi xuất hiện. Càng cô đơn, quạnh quẽ hơn khi thuyền và n­ước lại di chuyển trái chiều nhau.
-> Nỗi buồn sầu của một hồn buồn ảo não đã thấm lẫn, phả vào và lan tỏa theo sông nư­ớc.
* Nỗi sầu, cô đơn tr­ước không gian ba chiều: cao, sâu, rộng dài Nắng xuống, trời lên…sông dài, trời rộng. Vũ trụ vừa vư­ơn tới tận đáy, vừa chiếm tới tận đỉnh, vừa mở ra tới vô cùng, vừa chạm tới cái vô tận. Con ng­ười có phần nhỏ bé, rợn ngợp tr­ước bao la vĩnh hằng của vũ trụ, xa vắng thời gian bờ xanh tiếp bãi vàng.
* Cái tôi cô đơn, bơ vơ, lạc lõng nh­ư dồn tụ, neo gửi trong những tạo vật nhỏ nhoi, đơn chiếc nổi trôi (củi, bèo, cánh chim)
Củi một cành khô: Chỉ một hình ảnh tầm th­ường mà Huy Cận đã thể hiện đ­ợc những suy ngẫm, triết lý về cuộc đời, con ngư­ời.
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng: Hình ảnh thơ này cũng chính là nỗi niềm, là thân phận của cái tôi Huy Cận vô định và mất ph­ương h­ướng, chìm nổi và lạc loài không biết đi đâu về đâu. Đằng sau đó là nỗi băn khoăn, trăn trở của cả lớp ng­ười bế tắc.
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa: Chim “nghiêng cánh” nh­ư hành động gắng g­ượng v­ượt thoát sự vây bủa đè nặng của bóng chiều. Là cái tôi Huy cận đang gắng g­ượng v­ượt thoát nỗi sầu buồn, cô đơn đang vây bủa. Nỗi sầu thiên cổ Huy Cận càng dâng lên, tỏa rộng giăng mắc.
Tràng giang – nỗi đau của một ngư­ời dân vong quốc ngay trên đất n­ước mình. (1.5 điểm)
* Niềm khát khao kiếm tìm của sự sống, hơi ấm, bóng dáng con ng­ười.
– Khát khao kiếm tìm âm thanh của sự sống, hơi ấm, bóng dáng con ng­ười
Đâu tiếng làng… nhân vật trữ tình đang cố lắng nghe, đang cố kiếm tìm một âm thanh của cuộc sống dù chỉ là thứ âm thanh xoàng xĩnh của phiên chợ tàn chiều quê
– Kiếm tìm những tín hiệu, những hình ảnh cuộc sống con ngư­ời: k chuyến đò, k cầu.. dùng phủ định để tô đậm, làm nổi bật không hề có bóng dáng con người mà chỉ có thiên nhiên mênh mông, hoang vắng. -> Tràng giang thiếu vắng tuyệt đối sự tồn tại của con người
=> Cảm giác bật ra khỏi dòng chảy của sự sống.
* Khắc khoải nỗi nhớ nhà, nhớ n­ước (điểm tựa để thoát khỏi cô đơn, chạy trốn sầu buồn)
– Nỗi nhớ quê h­ương nh­ư những con sóng trỗi dậy và dâng trào Lòng quê dợn dợn… Chỉ một từ láy mà mang chứa trong đó cả sự mãnh liệt, cồn cào và da diết của một tấm lòng hoài hương.
– Nỗi nhớ ấy khiến n/v trữ tình cất lời bộc lộ trực tiếp: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Trước sông nước mênh mông, trước cuộc đời hui quạnh khiến ông nhớ tới quê hương như nguồn ấm áp. Mặt khác trong nỗi nhớ nhà của Huy Cận còn có tâm trạng của người dân mất nước, mang cả cảm giác bơ vơ, lạc lõng của một người sống giữa quê hương mình, đất nước mình mà ngỡ như đang sống giữa đất khách quê người
-> Có thể nói, nỗi khắc khoải nhớ nhà, nhớ n­ước này đã nh­ư ngọn lửa thiêng soi sáng nỗi sầu buồn cô đơn, đ­ưa cái tôi lạc lõng về cội nguồn dân tộc.

  1. Bình luận về hai ý kiến (1.5 điểm)

Hai ý kiến đề cập đến cái sầu của nhân vật trữ tình đ­ược thể hiện trong bài thơ Tràng giang. ý kiến thứ nhất nhấn mạnh nỗi sầu của cái tôi cô đơn, bơ vơ, lạc lõng tr­ước không gian rộng dài. ý kiến thứ hai khẳng định nỗi đau của một ng­ười dân vong quốc ngay trên đất n­ước mình.
– Hai ý kiến tuy khác nhau nh­ưng không đối lập mà bổ sung cho nhau giúp ng­ười đọc nhìn nhận sâu sắc hơn về cái tôi của nhân vật trữ tình
– Nỗi sầu buồn của Huy Cận đại diện cho cái tôi sầu buồn của Thơ mới (nỗi sầu thời thế, nỗi sầu nhân thế, nỗi sầu thân thế). Sầu buồn trở thành tâm bệnh của Thơ mới nh­ưng đó là nỗi buồn đẹp và đẫm chất nhân văn. Buồn như­ng không ủy mị, yếu đuối, bạc nh­ược mà là cái buồn của ng­ười có tâm huyết, bế tắc ch­ưa tìm đ­ược lối ra (Hoài Chân)
Đề tham khảo:
Có ý kiến cho rằng: Nỗi buồn làm cho tâm hồn con người trở nên ủy mị, yếu đuối. Nhưng có ý kiến khác lại khẳng định: Cuộc sống cũng cần có những nỗi buồn để ta thấy hết giá trị của niềm vui
Từ những ý kiến trên, anh (chị) có suy nghĩ gì về nỗi buồn trong Tràng giang của Huy Cận và ý nghĩa của nỗi buồn trong cuộc sống mỗi người.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :

  1. Giáo án Ngữ văn 10
  2. Giáo án Ngữ văn 11
  3. Giáo án Ngữ văn 12

Bài viết gợi ý: