Giáo án Ngữ văn 12 theo chủ đề : Làm văn nghị luận về lý luận văn học – Ngữ văn 12 theo định hướng năng lực

CHỦ ĐỀ: LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC

NGỮ VĂN 12

  1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng

– Hoàn thiện kiến thức, kĩ năng về các dạng bài nghị luận văn học trong nhà trường phổ thông.
– Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận: Chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh …
– Biết vận dụng những kiến thức đó vào lập luận, trình bày vấn đề liên quan đến lí luận văn học
– Biết vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận và các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học
Năng lực hướng tới
– Năng lực thu thập, lựa chọn và xử lý thông tin, dẫn chứng tiêu biểu để tạo lập VBNL VH.
– Năng lực xây dựng cấu trúc, dàn ý cho một bài văn nghị luận VH.
– Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ và quan điểm của cá nhân về một vấn đề VH.
– Năng lực tạo lập văn bản NL về một vấn đề VH.
– Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề: Làm văn nghị luận về lý luận văn học – Ngữ văn 12 theo định hướng năng lực
(Chương trình Ngữ văn lớp 12 chỉ chú trọng vào kĩ năng thực hành làm văn nghị luận, không có bài lí thuyết nên bảng mức độ đánh giá chủ yếu đánh giá năng lực thực hành tạo lập VB của học sinh)

Nhận biếtThông hiểuVận dụng
Vận dụng thấpVận dụng cao
– Xác định dạng đề– Chỉ ra những nội dung của vấn đề nghị luận
– Lập dàn ý.
– Chọn ý để triển khai thành đoạn văn hoàn chỉnh.

– Viết đoạn văn mở bài/kết bài.
– Viết bài văn nghị luận về vấn đề lí luận văn học.
– Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo liên quan đến vấn đề lí luận văn học.
– Xác định được vấn đề nghị luận (thể loại văn học, giá trị văn học, quá trình và phong cách văn học…).

– Xác định phạm vi kiến thức cần sử dụng
– Lựa chọn các phương thức biểu đạt, thao tác lập luận cho cho bài viết.
– Kết hợp các phương thức biểu đạt, thao tác lập luận cho cho bài viết.
– Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu để tạo lập đoạn/bài văn nghị luận về vấn đề lí luận văn học
– Xác định được các thao tác lập luận cần sử dụng để tạo lập VB
Câu hỏi định tính, định lượng:
– Câu hỏi mở:
+ Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn
+ Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài
Bài tập thực hành: Bài viết nghị luận văn học liên quan đến ý kiến bàn về văn học
– Bài nghị luận ý kiến, nhận định về tác phẩm văn học và lí luận văn học
– Bài so sánh phong cách nghệ thuật
– Bài tự chọn theo những định hướng cho trước


Hệ thống câu hỏi/Bài tập minh họa
Thơ là tấm lòng nhưng trước hết thơ phải là cuộc sống.
(Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại – Hà Minh Đức).
Quan điểm của anh/chị về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Nhận biếtThông hiểuVận dụng
Vận dụng thấpVận dụng cao
Vấn đề nêu ra thuộc dạng đề nghị luận nào?
– Phạm vi vấn đề và nội dung nghị luận là gì?
– Cần sử dụng những đơn vị kiến thức nào liên quan đến thể loại thơ (đặc trưng cơ bản nhất của thơ: hình ảnh, ngôn ngữ, tư tưởng, cảm xúc,… ) và những đơn vị kiến thức nào trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?
– Cần sử dụng những thao tác lập luận nào để giải quyết vấn đề?
– Giải thích ý kiến (thơ, thơ là tấm lòng, thơ trước hết phải là cuộc sống)
+ Bản chất của thơ là gì?
+Vì sao nói thơ là tấm lòng?
+ Vì sao lại khẳng định Thơ là tấm lòng nhưng trước hết thơ phải là cuộc sống.
– Cần sử dụng những đơn vị kiến thức nào trong bài thơ Sóng để làm sáng tỏ vấn đề?
*Lập dàn ý cho đề bài trên.
– Hình thành các luận điểm cho bài viết
+ Lập luận vấn đề lí luận
+ Sử dụng những kiến thức nào của bài thơ Sóng để làm sáng tỏ:
Tác giả: Cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác,…
Tác phẩm: Bối cảnh, nguồn cảm hứng, mạch vận động của cảm xúc và hình tượng thơ, âm điệu, ngôn từ…
* Viết được đoạn văn mở bài, kết bài, các đoạn triển khai ý ở thân bài
– Hoàn thành bài viết: chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo…
+ Làm rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Vận dụng làm rõ ý kiến qua bài thơ Sóng
+ Sóng là tiếng lòng, là nhận thức của Xuân Quỳnh về cuộc đời. Cảm nhận như thế nào về những đổi mới, nét độc đáo thơ Xuân Quỳnh?
+ Rút ra bài học trong quá trình lao động nghệ thuật và tiếp nhận văn học



  1. Xây dựng đề kiểm tra minh họa

Ma trận đề kiểm tra

Mức độ
Chủ đề
Nhận biếtThông hiểuVận dụngTổng số
Vận dụng thấpVận dụng cao
I. Đọc – hiểu
Đoạn trích: “Phong cách văn học …chính là người” – SGK NV12/tập 1/tr181
– Nhận diện những thông tin chính của đoạn trích
– Chỉ ra khái niệm được đề cập
– Câu văn thể hiện nội dung, bản chất của khái niệm.



– Cơ sở hình thành khái niệm


Cơ sở tạo nên tính hấp dẫn, sức sống của một tác phẩm văn học.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2 (C1,3)
1,0
10%
1 (C2)
1,0
10%
1(C4)
1,0
10%
4
3,0
30%
II. Làm văn
Nghị luận
văn học
Vận dụng kiến thức lí luận văn học, kiến thức đọc hiểu bài thơ Tây Tiến và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận vấn đề lí luận văn học.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
7,0
70%
1
7,0
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
2 (C)
1,0
10%
1
1,0
10%
1
1,0
10%
1
7,0
70%
5
10,0
100%



ĐỀ KIỂM TRA
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Phong cách văn học (hay phong cách nghệ thuật) nảy sinh do chính những nhu cầu của cuộc sống, bởi vì cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện những nhân tố mới mẻ, những cái không lặp lại bao giờ; và nó cũng nảy sinh từ nhu cầu của quá trình sáng tạo văn học vì đó là một yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, sức sống của tác phẩm. Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể. Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo, vì thế Buy-phông viết: “phong cách chính là người” .
(Quá trình văn học và phong cách văn học, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 181, NXB GD 2013)

  1. Đoạn trích chủ yếu đề cập đến khái niệm nào của lí luận văn học?
  2. Khái niệm đó nảy sinh từ những cơ sở thực tế nào?
  3. Tìm câu văn thể khái quát nội dung khái niệm đó.
  4. Những cơ sở tạo nên tính hấp dẫn, sức sống của tác phẩm văn học?


Phần II: Làm văn (7 điểm)
Thơ là thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng
(Sóng Hồng)
Quan điểm của anh/chị về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.


HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I: Đọc hiểu

  1. Đoạn trích đề cập đến khái niệm: Phong cách văn học (hay phong cách nghệ thuật) – 0,5 điểm
  2. Khái niệm đó nảy sinh từ những cơ sở thực tế:

– Từ những nhu cầu của cuộc sống – 0,5 điểm
– Từ nhu cầu của quá trình sáng tạo văn học – 0,5 điểm

  1. Câu văn thể khái quát nội dung khái niệm:

Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể – 0,5 điểm
4, HS sử dụng kiến thức đã học để trả lời một cách ngắn gọn, thuyết phục – 1,0 điểm
Phần II: Làm văn

  1. Yêu cầu về kỹ năng:

Biết làm kiểu bài nghị luận văn học, phân tích, chứng minh văn bản Tây Tiến của Quang Dũng để làm sáng tỏ một vấn đề lí luận văn học. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc các loại lỗi.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Giải thích ý kiến:
– Thơ là thơ : Thơ trước hết phải là chính nó, nghĩa là phải mang đầy đủ những đặc trưng riêng khác với bất kì loại hình nghệ thuật nào: truyện, kịch… Thơ là phương thức trữ tình, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc được thể hiện bằng một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt.
– Thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng:
+ Thơ là họa: Họa có nghĩa là hội họa, đặc trưng ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình, thơ có thể gợi lên trong tâm trí người đọc những hình ảnh, chi tiết sống động, chân thực như bản thân sự sống vốn có.
+ Thơ là nhạc: Nhạc là âm nhạc. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Tính nhạc của thơ thể hiện ở: thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu,…
+ Thơ còn là chạm khắc: Khả năng tạo dựng hình khối, đường nét sống động, chân thực của ngôn ngữ thơ ca.
=> Sóng Hồng đã khẳng định vẻ đẹp, giá trị độc đáo của thơ ca: thơ là thơ nhưng thơ còn có màu sắc, đường nét của hội hoạ, thanh âm của âm nhạc và hình khối của chạm khắc. Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện ấy phải được thể hiện theo “một cách riêng” nghĩa là nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật riêng.
* Chứng minh qua bài Tây Tiến:
– Chất thơ của Tây Tiến:
+ Bài thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt của Quang Dũng: nỗi nhớ đơn vị cũ, nhớ thiên nhiên núi rừng, con người Tây Bắc.
+ Ngôn ngữ thơ hàm súc, đa nghĩa, có tính biểu cảm cao.
– Tây Tiến cũng là bài thơ giàu chất hoạ, chất nhạc và điêu khắc:
+ Chất hoạ: Bức tranh thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, bí ẩn, dữ dội, mà mĩ lệ thơ mộng trữ tình.
+ Chất nhạc: phép đối, điệp âm, sử dụng từ láy, cách ngắt nhịp, phối thanh Bằng – Trắc… => tạo nên giọng điệu gân guốc, mạnh mẽ khi nói về con đường hành quân gập ghềnh, trắc trở; giọng điệu êm đềm man mác khi nói về thiên nhiên thơ mộng trữ tình; giọng thơ vui tươi, khoẻ khoắn khi tái hiện kỉ niệm về tình quân dân thắm thiết trong đêm liên hoan.
+ Đường nét của điêu khắc: chạm khắc bức tượng đài về người lính Tây Tiến sống động, chân thực, mang vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn mà bi tráng.
– Bài thơ Tây Tiến thể hiện phong cách riêng, độc đáo của Quang Dũng: bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng, hồn thơ bay bổng và ngôn ngữ sáng tạo, tinh tế, tài hoa.
* Đánh giá chung
– Ý kiến của Sóng Hồng đã khẳng định sức sống và vẻ đẹp của thơ ca.
– Bài thơ Tây Tiến xứng đáng là một trong những thi phẩm xuất sắc của nền thi ca cách mạng Việt Nam.

  1. Thang điểm:

– Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể..
– Điểm 4-5: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
– Điểm 2-3: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại.
– Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề.
– Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.

Tài liệu sưu tầm

Xem thêm : Giáo án ngữ văn 12

Bài viết gợi ý: