Xây dựng chủ đề dạy học môn văn lớp 12. Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Tuần
theo chủ đề
Số tiếtChủ đề Tiết PPCTTiết theo chủ đềTên bài
143Chủ đề 14
Thao tác lập luận và phương thức biểu đạt
38-3942-43Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt
154244Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức-Kĩ năng-Thái độ

a.Kiến thức
Sau bài học, người học hiểu được:
– Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
– Cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận
– Cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận : xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.

Kĩ năng
Sau bài học, người học có thể:
– Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản.
– Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một hiện tượng đời sống, về một tác phẩm văn học và về một ý kiến bàn về văn học.
Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong một số văn bản.
– Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một hiện tượng đời sống, về một tác phẩm văn học và về một ý kiến bàn về văn học.
Thái độ:
Sau bài học, người học ý thức:
-Vận dụng kiến thức để tạo lập văn bản.

  1. Hình thành năng lực:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt
– Năng lực đọc – hiểu các văn bản để phát hiện các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt .
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân có sử dụng các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận những vấn đề trong cuộc sống
– Năng lực phân tích, so sánh các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt.
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

  1. Phát triển phẩm chất:

-Biết nhận thức được tầm quan trọng của các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt.
-Có ý thức tìm tòi, phát hiện, vận dụng các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt.

B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

  1. Thời gian thực hiện

-Thực hiện trong 02 tuần: 14, 15
-Số tiết thực hiện trên lớp: 03
+ 2 tiết: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt
+ 1 tiết: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

  1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a/Chuẩn bị của giáo viên
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Những ngữ liệu tiêu biểu để nhận biết các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
b/Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập

  1. Lập bảng mô tả mức độ nhận thức


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng thấpVận dụng cao
Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bảnGiải thích được khái niệm về phương thức biểu đạtNhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản.
Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một hiện tượng đời sống, về một tác phẩm văn học và về một ý kiến bàn về văn học.
Xác định các thao tác lập luận trong văn bảnGiải thích được khái niệm về các thao tác lập luậnNhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong một số văn bản.
Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một hiện tượng đời sống, về một tác phẩm văn học và về một ý kiến bàn về văn học.


THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học theo chủ đề bằng câu hỏi trải nghiệm, gợi nhớ các kiến thức đã học ở THCS sau:
1/ Từ bậc THCS, chúng ta đã học những phương thức biểu đạt nào?Phân biệt sự khác nhau của các kiểu văn bản trên? Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao?Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Tại sao? Nêu một vì dụ để minh hoạ.

2/ Văn bản sau đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận nào?
“Theo Health, Pokemon Go là trò chơi thực tế ảo đòi hỏi người chơi phải cầm smartphone di chuyển theo bản đồ định vị để bắt được những con thú ảo. Chỉ sau một thời gian ngắn phát hành, trò chơi này đã thu hút hàng chục triệu tín đồ tham gia. Ban đầu, mục đích tốt đẹp của các nhà sản xuất Pokemon Go là muốn kéo những đứa trẻ thụ động ra khỏi nhà, khuyến khích chúng vận động nhiều hơn, tuy nhiên càng ngày trò chơi này càng bộc lộ nhiều tác hại đến sức khỏe người dùng…”
(Theo http://suckhoe.vnexpress.net/tin -tuc/cac-benh/choi-pokemon-go-hai-suc-khoe-the-nao)
Gợi ý trả lời:
HS kể 6 phương thức biểu đạt;
-Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính là:Thứ nhất, khác nhau về phương thức biểu đạt.Thứ hai, khác nhau về hình thức thể hiện.
-Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được, vì:Phương thức biểu đạt khác nhau;Hình thức thể hiện khác nhau;Mục đích khác nhau..
Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể, vì: Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luân… và ngược lại.
2. Thao tác giải thích: Pokemon Go làtrò chơi thực tế ảo đòi hỏi người chơi phải cầm smartphone di chuyển theo bản đồ định vị để bắt được những con thú ảo.
– Thao tác phân tích: mục đích tốt đẹp của các nhà sản xuất Pokemon Go là muốn kéo những đứa trẻ thụ động ra khỏi nhà, khuyến khích chúng vận động
– Thao tác bác bỏ: càng ngày trò chơi này càng bộc lộ nhiều tác hại đến sức khỏe người dùng
Từ đó, giáo viên giới thiệu bài học: Qua 2 bài tập trên, chúng ta nhận thấy trong văn bản, người ta thường sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, kết hợp nhiều thao tác lập luận. Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ luyện tập 2 nội dung này.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TIẾT 42-43/ Tuần: 14
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.

Nội dungMô tả hoạt động của thầy và tròTư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của thầyHoạt động của trò
Họat động: Luyện tập trên lớp (25 phút).
I. Luyện tập trên lớp
Bài tập 1
a) Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm












b) Yêu cầu của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận:















Bài tập 2
Vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh trong văn nghị luận
– Thuyết minh là thao tác giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
– Tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng thao tác thuyết minh.
+ Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại những hiểu biết thú vị .
+ Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.
Bài tập 3 : Viết bài văn nghị luận
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS luyện tập trên lớp

* Nhóm 1
Vì sao trong một bài văn nghị luận chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm ?








* Nhóm 2
Muốn cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao thì chúng ta cần chú ý điều gì ? Cho ví dụ ?













* Nhóm 3
Đọc đoạn trích trong SGK để trả lời câu hỏi.










* Nhóm 4
Viết bài nghị luận ngắn theo chủ đề SGK nêu ra (chú ý thực hiện theo những gợi ý trong SGK).
HS trao đổi nhóm, trả lời, lớp trao đổi thống nhất kết luận
* Nhóm 1
Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm vì :
– Khắc phục hạn chế của văn nghị luận đó là sự khô khan, thiên về lý tính khó đọc.
+ Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, thuyết phục cho văn nghị luận .
Tạo sự hấp dẫn cho văn nghị luận.
* Nhóm 2
Yêu cầu của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận:
– Bài văn phải thuộc một kiểu văn bản chính, ở đây kiểu văn bản chính dứt khoát phải là văn nghị luận.
– Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp. Chúng không được làm mất làm mờ đi đặc trưng nghị luận của bài văn.
– Các yếu tố kể, tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận, bàn bạc
* Nhóm 3
– Trong đoạn trích, người viết muốn khẳng định về sự cần thiết của chi tiêu GNP (bên cạnh GDP) .
Để làm làm cho bài viết của mình thuyết phục ngoài việc sử dụng các thao tác lập luận, người viết còn vận dụng thao tác thuyết minh, giới thiệu một cách rõ ràng, chính xác về chỉ số GDP và GNP ở Việt Nam.
* Nhóm 4
Chủ đề : Nhà văn mà tôi hâm mộ.
(Văn bản mẫu : tham khảo bài viết về nhà văn Thạch Lam của Nguyễn Tuân).
Họat động 2: Luyện tập ở nhà ( 15 PHÚT)
II. Luyện tập ở nhà
Bài tập 1:
Cả 2 nhận định đều đúng vì :
– Một bài văn nghị luận chỉ hấp dẫn khi sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nếu không nó rất dễ xa vào trừu tượng, khô khan….
– Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán, khô cứng.
Bài tập 2 :
Viết bài theo chủ đề : Gia đình trong thời hiện đại.
* Thao tác 1 :
– Hướng dẫn luyện tập ở nhà.
Yêu cầu HS về nhà viết bài nghị luận theo chủ đề : Gia đình trong thời hiện đại. Yêu cầu : bài viết phải vận dụng kết hợp ít nhất là một trong 4 phương thức biểu đạt đã học



HS về nhà viết bài nghị luận theo chủ đề

Họat động 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
Kết hợp luyện tập trên lớp và luyện tập ở nhà để phát triển kĩ năng làm văn nghị luận.
– Chuẩn bị bài: LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN


TIẾT THỨ 4
4/ Tuần: 15
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN

Nội dungMô tả hoạt động của thầy và tròTư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của thầyHoạt động của trò
Họat động 1: Luyện tập trên lớp (15 phút).
I. Luyện tập trên lớp
1. Ôn tập về các thao tác lập luận và những đặc trưng cơ bản của thao tác lập luận
– Thao tác lập luận phân tích :




– Thao tác lập luận so sánh :







– Thao tác lập luận giải thích :




– Thao tác lập luận chứng minh :






– Thao tác lập luận bác bỏ :







– Thao tác lập luận bình luận :





– Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh : những yếu tố này có thể đem lại sự cụ thể, sống động cho văn nghị luận.
* Thao tác 1 :
Tổ chức luyện tập trên lớp
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK. HS có thể hoạt động tập thể theo nhóm, tổ hoặc cá nhân.
– HS trả lời: căn cứ vào mục đích để phân biệt các thao tác trên.

Một số gợi ý :
– Hãy nhắc lại những tao tác lập luận mà anh (chị) đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác.
– Đối với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, GV cần có những giải thích thật thấu đáo. Vì những yếu tố này tưởng là xa lạ với văn nghị luận nhưng kỳ thực nếu biết vận dụng hợp lý chúng sẽ làm văn nghị luận bớt khô khan, trừu tượng.






HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
HS trả lời: 6 thao tác.
(giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ).

– Thao tác lập luận phân tích: chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo.
– Thao tác lập luận so sánh : Làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đem nó đối chiếu với đối tượng sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng
– Thao tác lập luận giải thích : là giảng giải về các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu tường tận.
– Thao tác lập luận chứng minh : Mục đích của chứng minh là làm người ta tin tưởng về những ý kiến, nhận xét có đầy đủ căn cứ từ trong những sự thật hoặc chân lý hiển nhiên
– Thao tác lập luận bác bỏ : Chính là dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.
– Thao tác lập luận bình luận : Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học.
Họat động 2: Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận.( 25 PHÚT)
2. Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận.
– Các thao tác lập luận trong đoạn trích Tuyên ngôn độc lập
– Các thao tác này được vận dụng tổng hợp, kết hợp rất linh hoạt trong đoạn trích.










3. Viết bài văn nghị luận vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận
Tham khảo bài viết trong SGK
* Thao tác 1 :
Tổ chức luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận.
– GV yêu cầu HS xem xét một đoạn văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi, yêu cầu chỉ ra cụ thể từng thao tác, đưa ra dẫn chứng cho từng thao tác (không phải trả lời một cách chung chung).
3. GV hướng dẫn HS thực hành, viết văn bản có sự kết hợp các thao tác nghị luận.
* HS trả lời cá nhân
– Các thao tác lập luận trong đoạn trích Tuyên ngôn độc lập
+ Thao tác lập luận phân tích.
+ Thao tác lập luận chứng minh.
+ Thao tác lập luận bình luận.
+ Thao tác tự sự miêu tả, biểu cảm.
– Các thao tác này được vận dụng tổng hợp, kết hợp rất linh hoạt trong đoạn trích.
3. – HS đọc kỹ đề bài
– HS viết bài dựa trên gợi ý của SGK (trong khoảng 15 – 20 phút).
– HS trình bày bài làm trước lớp. (tuỳ theo lượng thời gian mà GV yêu cầu số lượng HS trình bày nhiều hay ít)
– HS chỉ ra trong bài đã sử dụng thao tác lập luận nào.
– HS khác sẽ nhận xét, bổ sung hoặc điều chỉnh, hoàn thiện các văn bản đã được trình bày.
II. Luyện tập ở nhà

* Thao tác 2 :
– Hướng dẫn luyện tập ở nhà
Bài tập 1 : Sưu tầm 2 đoạn văn (hoặc bài văn hay) trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận.
Bài tập 2 : Viết bài văn nghị luận có vận dụng tổng hợp ít nhất 3 thao tác lập luận khác nhau theo chủ đề : Một tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận.
Bài tập 3 : Đọc văn bản đọc thêm Mấy nhận xét nhỏ về nghệ thuật viết tiểu thuyết (Nguyễn Đình Thi) để nắm về việc vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận.
-Bài tập 1 : Sưu tầm trong sách báo nhất là các sách nghiên cứu, phê bình văn học.
-Bài tập 2 : HS tự viết ở nhà
-Bài tập 3 : Đọc và phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm.
Họat động 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
Kết hợp luyện tập trên lớp và luyện tập ở nhà để phát triển kĩ năng làm văn nghị luận.
– Chuẩn bị bài: Chủ đề 15-Thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 và thơ nước ngoài

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1/Lập bảng tổng hợp về các phương thức biểu đạt:

STTKiểu văn bảnPhương thức biểu đạtVí dụ về hình thức văn bản cụ thể
1Văn bản tự sự
2Văn bản miêu tả
3Văn bản biểu cảm
4Văn bản thuyết minh
5Văn bản nghị luân
6Văn bản điều hành (hành chính – công vụ)


Trả lời:

STTKiểu văn bảnPhương thức biểu đạtVí dụ về hình thức văn bản cụ thể
1Văn bản tự sựTrinh bày các sự việc (sự kiên) có quan hê nhân quả dẫn đến két cục, biểu lô ý nghĩa
Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tinh cảm, thái đô
Bản tin báo chí
Bản tường thuật, tường trinh
Tác phẩm lịch sử
Tác phẩm văn học nghệ thuật: truyện, tiểu thuyết, kí sự…
2Văn bản miêu tảTái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện
Mục đích: Giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng
Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật
Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự
sự
3Văn bản biểu cảmBày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tinh cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật.
Mục đích: Bày tỏ tinh cảm và khơi gợi sự đồng cảm.
Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn. văn tế, điếu văn.
Thư từ biểu hiện tinh cảm giữa người với người.
Tác phẩm văn học; thơ trữ tinh, tuỳ bút, bút kí…
4Văn bản thuyết minhTrình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vât, hiên tượng.
Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng.
Bản thuyết minh sản phẩm hàng hoá.
Lời giới thiêu di tích, thắng cảnh, nhân vât.
Văn bản trinh bày tri thức và phương pháp trong khoa học tự nhiên và xã hội.
5Văn bản nghị luânTrinh bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luân điểm, luân cứ và cách lâp luân.
Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấ’u.
Cáo, hịch, chiếu, biểu.
Xã luân, binh luân, lời kêu gọi.
Sách lí luân.
Lời phát biểu trong hội thảo về khoa học xã hội.
Tranh luân về một vấ’n đề chính trị, xã hội, văn học.
6Văn bản điều hành (hành chính – công vụ)Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiêm pháp lí về các ý kiến, nguyên vọng của cá nhân, tâp thể đối với cơ quan quản lí; hay ngược lại, bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiêm thực thi, hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ.
Mục đích: Đảm bảo các quan hê binh thường giữa người và người theo quy định và pháp luât.
Đơn từ, Báo cáo, Đề nghị, Biên bản, Tường trinh, Thông báo, Hợp đồng, Quảng cáo, Bản tin…

  1. Nêu khả năng kết hợp giữa các phương thức:

Tự sựMiêu tảBiểu cảmNghị luậnThuyết minh
Có sử dụng bốn phương thức còn lại
Ngoài ra, tự sự còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại nội tâm (có vai trò quan trọng của người kể và ngôi kể)
– Có sử dụng các phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh– Có sử dụng các phương thức tự sự, miêu tả, nghị luân– Có sử dụng các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh– Có sử dụng các phương thức miêu tả, nghị luận

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
+ Bài tập ứng dụng: Xác định các thao tác lập luận trong văn bản sau:
BÀI TOÁN TỔNG HỢP CỦA CUỘC ĐỜI
(1)Nguyên tố cơ bản của sinh mệnh là thời gian. Thời gian là một chuỗi con số khô khan đơn điệu nhưng lại thần kì. Muốn đem chuỗi số này đến một môi trường tốt để phát huy tới cực điểm, đòi hỏi phải học được cách giải tổng hợp.
Từ phép cộng trừ nhân chia bậc tiểu học tới phép phân giải nhân thức bậc trung học, lại tới phép hàm số và vi tích phân của bậc đại học, khái niệm toán học đã được thăng cấp, tuổi tác của bản thân cũng tăng lên, sự lí giải cuộc đời cũng dần dần phức tạp. Hằng số và biến số của cuộc đời dù khó giải và nắm vững, nhưng con đường đời nói chung đều phải dựa vào viêc vận dụng phép giải tổng hợp bốn phép tính cộng trừ nhân chia.
(2) Chúng ta hãy suy nghĩ nghiêm túc về biểu thức toán học sau:
[80 x 365 – (15 + 15) x 365] x 1|3 = 6083 (ngày).
Ý nghĩa của biểu thức này là: giả dụ một người có thể sống tới 80 tuổi, trừ đi 15 năm chưa hiểu biết gì và 15 năm già nua cuối đời, lại trừ đi khoảng 2|3 thời gian phải dùng vào viêc ăn, ngủ, sinh hoạt… thì thời gian của một đời người thực sự có ích, thực sự học tâp và làm viêc, cống hiến… cũng chỉ có 6083 ngày mà thôi! Thời gian sống có ích của mỗi đời người là rất ngắn! Một nhân vât dù kiêt xuất đến đâu chăng nữa cũng bị câu thúc bởi khoảng thời gian có hạn này. Vì vây, ai nhân thức được điều này thì người ấy có cơ hội thành công và ngược lại, kẻ nào đủng đỉnh rong chơi thì đó chính là hành động tự vứt bỏ những cơ hội trời cho! Một gợi ý khác của biểu thức này là, trong khoảng thời gian hữu hạn này, một người không thể thành công trong nhiều lĩnh vực, mà nhất thiết phải biết lựa chọn những lĩnh vực hoặc nghề nghiêp thích hợp và phải biết loại bỏ những sở đoản. Chỉ có như vây, con người mới thành công.
Trả lời:
– Đoạn văn (1) dùng lập luận phân tích;
– Đoạn văn (2) dùng lập luận chứng minh.
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

  1. Xác định sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong bài thơ Sóng ( Xuân Quỳnh)
  2. Sử dụng các thao tác lập luận viết đoạn văn nghị luận xã hội. Nghị luận về một đoạn thơ.

Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Xem thêm : Các phương thức biểu đạt , thao tác lập luận
Nếu muốn tải File đầy đủ, theo đúng định dạng, thầy cô bấm vào đây :
Tải trọn bộ giáo án Ngữ văn 10-11-12 Chuẩn cấu trúc 2018

Bài viết gợi ý: