BÀI LÀM

Đoạn 1- Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào? 
Thuở xa xưa, ở một địa phận thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng, xuất hiện một bà lão ăn xin thân thể gây nhom như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Gặp ai, cũng thều thào được mấy tiếng nghe rất thương tâm: “Đói lắm các ông bà ơi!”. Vậy mà đi đến đâu, bà cũng bị xua đuổi. 
Đoạn 2- Ai cho bà cụ ăn và ngủ lại? 
May sao, bà gặp được hai mẹ con bà góa vừa đi chợ về. Thấy bà cụ ốm yếu gầy còm lại bị bệnh tật nữa, hai mẹ con bà góa cám cảnh, đưa bà lão về nhà cho ăn rồi cho ngủ lại. 
Đoạn 3 - Chuyện gì xảy ra trong đêm? 
Đêm hôm đó, hai mẹ con thấy chỗ bà lão nằm sáng rực lên. Và một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Cả hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im thin thít, phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, mẹ con bà góa chẳng thấy giao long đâu. Chỗ nằm ấy vẫn là bà cụ gầy còm, bệnh tật. Bà đang sửa soạn ra đi. Bà nói với mẹ con bà góa: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn”. Người mẹ thấy lạ, vội hỏi: “Vậy làm sao để cứu dân làng, hở cụ?”. Bà lão nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con và dặn: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con chị làm việc thiện”. Nói xong, bà cụ biến mất. 
Đoạn 4- Hồ Ba Bể hình thành như thế nào? 
Tối hôm đó, mọi người đang lễ bái thì bỗng có một dòng nước phun lên. Nước mỗi lúc một mạnh, đất xung quanh lở dần. Rồi đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng nổ dữ dội phát ra, nhà cửa cây cối ruộng vườn... tất cả đều chìm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà nhỏ của mẹ con bà góa vẫn tồn tại. Nhìn thấy cảnh dân làng bị nước lụt bất ngờ tàn phá, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Họ vừa đặt xuống nước thì lạ thay hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế là, hai mẹ con chèo thuyền đi khắp nơi cứu vớt những người bị nạn. 
Chỗ đất bị sụt lở ấy đã biến thành một cái hồ gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà biến thành một cái đảo nhỏ giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa. 

Bài viết gợi ý: