Huy Cận tự bạch với Tràng giang
Ta ở đất này, sống cõi này
Đất làm ra gió để chim bay
Chim làm ra gió cho trời rộng
Nguời thuộc đường chim dang cánh bay.
Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. Trước Cách mạng, tôi thường có thú vui vào chiều thứ bảy, chủ nhật hằng tuần đi lên vùng Chèm, Vẽ để ngoạn cảnh hồ Tây. sông Hồng. Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên bài thơ không chỉ do sông Hồng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của của quê hương. Chúng tôi hồi đó có nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lời ra nên như kéo dài triền miên. Tràng giang là bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn. Nhìn dòng sông lớn gợn những lớp sóng tôi thấy nỗ buồn của mình cùng trải ra như những lớp sóng.
Thuyền và nước vốn là hai khái niệm gần gũi nhưng rồi không phải bao giờ cũng gắn bó. Thuyền gợi lên một cái gì nổi nênh như kiếp người trong cuộc đời cũ. Nhất là ở đây con thuyền lênh đênh thả mái xuôi dòng như có một nỗi buồn chia li, xa cách đang đón đợi. Tôi chọn lọc trong nhiều khả năng biểu hiện hình ảnh Củi một cành khô lạc mấy dòng. Không phải là một thân gỗ xuôi dòng, một đám bèo xanh trôi nói mà là một cành củi khô bập bềnh trôi dạt trên sông.
Khung cành buổi chiều trên sông nước, làng xóm đooiv bờ vắng lặng. Trong câu thơ tôi có học được chữ dìu hiu của Chinh phụ ngâm:
Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò
Cảnh vật vắng vẻ. Đâu đây vẳng lại đôi tiếng lao xao của buổi chợ chiều. Thật không gì vui bằng lúc chợ đông và buồn bằng lúc chợ chiều tan tác. Không có tiếng người thì cảnh vật hoang vắng và xa lạ. Đôi chút âm thanh của cuộc sống con người không làm bớt đi sự vắng lặng nhưng vẫn tạo được ít nhiều màu vẻ cuộc sống. Thiên nhiên tạo vật trong buổi chiều tà trên sông nước cũng lạ lùng. Từng vạt nắng từ trên cao rọi xuống tạo thành những khoảng sâu thăm thẳm trên bầu trời. Tôi dùng từ sâu chứ không dùng từ cao. Nếu là cao chót vót thì quá bình thường. Không gian mở ra hai chiều, cao và rộng tạo nên không gian vũ trụ rộng lớn và cũng là những nỗi buồn dường như vô tận.
Câu thơ để từ được láy lại trong câu: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Trong không gian buồn, xa vắng đó, ai cũng muốn tìm đến những dấu vết gần gũi của sự sống, của cuộc đời.
Nhưng những dấu hiệu gần gũi thân thiết của cuộc sống đều không thấy: không một chiếc cầu, không một chuyến đò ngang… Cả bốn câu thơ trong khổ 3 này đều buồn, mỗi câu mang một nỗi buồn riêng, Cảnh vật có đổi thay nhưng đều mang một dáng vẻ, đều trôi nổi, mông lung, vô định, không có dấu vết của con người. Nhắc lại từng hình ảnh, lại thấy tha thiết nhớ cuộc sống con người.
Thiên nhiên tạo vật buồn nhưng đồi khi đẹp kì vĩ, lạ lùng:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc.
Chữ đùn học ở câu: Mặt dấĩ mây đùn cửa ải xa (lời dịch Thu hứng – Đỗ Phủ) của Nguyễn Công Trứ.
Mây trắng hết lớp này đến lớp khác như những búp bông trắng nõn nở ra trên trời cao. Ánh nắng chiều trước khi vụt tắt rạng lên vẻ đẹp. Cánh chim bay liệng gợi lên chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng nhỏ bé, mông lung .quá. Nỗi buồn càng da diết nhớ thương. Nó không chỉ đóng khung trong cảnh sông nước trước mặt mà mở ra đến những chân trời quê xa. Hai chữ dợn dợn của tồi thường bị đọc sai, in sai thành dờn dợn như thế chẳng có ý nghĩa gì. Bài thơ có nhiều điệp từ, điệp ngữ như điệp điệp, song song,dợn dợn Mỗi từ điệp đều có ý nghĩa riêng về nội dung và nghệ thuật. Bàti thơ kết thúc bằng nỗi nhớ quê hương da diết. Tôi nói khác ý thơ Thôi Hiệu vì lúc đó tôi buồn hơn Thôi Hiệu đời Đường.
Cảnh trên sông nước có khói sóng làm Thôi Hiệu buồn, nhớ quê; còn tôi thì không có khói sóng cũng nhớ nhà da diết, nhớ quê hương da diết. Tràng giang đã kết hợp được thơ ca truvền thống, những nét cổ điển của thơ Đường với những nét hiện đại, Những hình ảnh con thuyền xuôi mái, củi một cành khô, hàng bèo trôi dạt mang tính chân thực của đời thường, không ước lệ. Và cũng có những hình ảnh mang vẻ đẹp tượng trưng. Tình yêu quê hương trong bài thơ gợi lên và mở ra tình yêu lớn hơn của mỗi miền quê, mỗi cảnh vật. Tình yêu đó mang nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước.
(Theo Huy Cận, trong Tác phẩm văn học trong nhà trường 1930 – 1945, tậpll, NXB Giáo dục)
Xem thêm : Tài liệu khối 11 , Tràng Giang