Xây dựng kế hoạch dạy học Ngữ văn lớp 12. Dạy học theo chủ đề
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
– Tiết theo PPCT: 27.
– Tên bài: PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ.
Ngày xây dựng kế hoạch: Ngày thực hiện:
Lớp:
Hoạt động trải nghiệm: PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
Mục tiêu:
- Về kiến thức:
– Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.
– Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận và tình huống giao tiếp.
- Về kĩ năng:
– Học sinh biết vận dụng vào việc trình bày các bài tập miệng, thảo luận, tranh luận về những vấn đề trong quá trình học tập và trong cuộc sống
- Về thái độ.
– Hình thành cho HS ý thức tự rèn luyện khả năng nói, phát biểu theo đúng suy nghĩ của mình đối với mọi HĐ trong HT và cuộc sống
- Về năng lực:
– Thu thập thông tin.
– Năng lực giao tiếp.
– Tạo lập VB.
– Năng lực tự học, hợp tác.
Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện:
- Nội dung:
– HS phát biểu theo chủ đề GV cho trước.
- Phương pháp:
– Chia nhóm thực hiện theo nhiệm vụ GV giao.
- Phương tiện:
– Sách giáo khoa, Máy ghi âm, ghi hình, sổ sách…
Hình thức:
– Thu thập thông tin, tìm hiểu tài liệu, xây dựng thành chủ đề hoàn chỉnh,
Xây dựng kế hoạch.
- Thời gian: 01 tiết.
- Không gian: Trường THPT Yên Châu.
- Hình thức tổ chức: Theo các đơn vị lớp học (thực hiện theo TKB và PPCT)
- Nguồn lực:
GVBM và HS lớp 12A
- Kinh phí: Không
- Chuẩn bị:
- Giáo viên:
– Chia lớp 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm (phát phiếu học tập):
(với các lớp khác nhau
+ Nhóm 1 : Phát biểu về chủ đề: Giao thông học đường.
(Gợi ý: Tích hợp văn nghị luận xã hội (nghị luận về một hiện tượng đời sống): Giới thiệu ngắn gọn nội dung sẽ phát biểu, nêu thực trạng của vấn đề giao thông học đường của HS (có thể có những số liệu, hình ảnh cụ thể), chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và đưa ra các giải pháp khắc phục hiện tượng vi phạm giao thông)
+ Nhóm 2: Phát biểu về chủ đề : Vào đại học có phải con đường duy nhất để lập nghiệp?
(Gợi ý: Tích hợp văn nghị luận xã hội (nghị luận về một hiện tượng đời sống): Giới thiệu ngắn gọn nội dung sẽ phát biểu, nêu thực trạng xã hội về nghề nghiệp hiện nay của SV sau khi tốt nghiệp, nêu quan điểm cá nhân về việc lựa chọn nghề)
+ Nhóm 3: Hãy phát biểu suy nghĩ của em về văn hóa thần tượng của giới trẻ?
(Gợi ý: Tích hợp văn nghị luận xã hội (nghị luận về một hiện tượng đời sống): Giới thiệu ngắn gọn nội dung sẽ phát biểu, nêu thực trạng “cuồng” thần tượng của một bộ phận giới trẻ hiện nay (có ví dụ cụ thể), chỉ rõ nguyên nhân, tác hại của hiện tượng trên và đưa ra các giải pháp để việc thần tượng thực sự có “văn hóa”)
+ Nhóm 4: Phát biểu về chủ đề : Hiện tượng sống ảo của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
(Gợi ý: Tích hợp văn nghị luận xã hội (nghị luận về một hiện tượng đời sống): Giới thiệu ngắn gọn nội dung sẽ phát biểu, nêu thực trạng “sống ảo” hiện nay của giới trẻ (có thể kèm theo dẫn chứng), chỉ rõ nguyên nhân, tác hại của hiện tượng “sống ảo” và đưa ra các giải pháp khắc phục hiện tượng nói trên).
– GV nêu yêu cầu:
+ Thời gian phát biểu : 4 – 5 phút.
+ Các nhóm phát biểu làm nổi bật chủ đề GV đưa song có quyền sáng tạo miễn là không vi phạm pháp luật và trái với chuẩn mực đạo đức. Khi phát biểu phải thoát ly văn bản. Các nhóm có thể sử dụng hình ảnh, video minh họa.
– Xây dựng kế hoạch trình tổ chuyên môn, nhà trường.
– Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm (trước khi đến tiết có hoạt động TNST ít nhất 01 ngày).
Học sinh:
– Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của GVBM :
+ Nhóm trưởng: Giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm: Tìm tài liệu, viết bài, sửa bài, phát biểu.
+ Các thành viên hội ý, làm việc ở nhà, chốt kết quả.
Phần thực hiện hoạt động TNST.
Phần thể hiện của các nhóm tại lớp (thực hiện theo tiết xếp TKB và PPCT) (24’)
– HS phát biểu theo các chủ đề phân công.
Phần nhận xét, đánh giá, cho điểm các nhóm: (10’)
– GV định hướng HS nhận xét từng nhóm: Về nội dung, cách thức lập luận, diễn đạt, tính thuyết phục…
– GV đánh giá chất lượng bài tập, ý thức chuẩn bị của các nhóm. (Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá (Cho điểm HS)
Kết luận sau hoạt động: (11’)
Hoạt động của GV và HS | Kết quả cần đạt |
– GV chuẩn bị một số câu hỏi thu hoạch nhỏ để củng cố kiến thức cho HS: + Qua việc trực tiếp thực hiện phát biểu các chủ đề em rút ra khái niệm: Thế nào là phát biểu theo chủ đề? + Khi phát biểu theo chủ đề ta cần chuẩn bị những bước nào? + Trong quá trình phát biểu cần điều chỉnh thái độ, cử chỉ, giọng nói như thế nào? – Sau khi HS trả lời, nhận xét, GV nhấn mạnh bằng Sile sau : | 1. Khái niệm : Phát biểu theo chủ đề là trình bày bằng miệng có nội dung đã chuẩn bị, được báo trước hướng vào một đề tài (phạm vi) hoặc một chủ đề nào đó theo chủ đề. 2. Các bước phát biểu theo chủ đề: – Bước 1: Chuẩn bị phát biểu + Xác định chính xác nội dung cần phát biểu + Dự kiến đề cương phát biểu + Một số lưu ý khi phát biểu theo chủ đề. . Phát biểu phải có mục đích rõ ràng, động cơ lành mạnh, trong sáng (không nên dựa vào diễn đàn để thực hiện hành vi mờ ám gây mất đoàn kết) . Chú ý tới đối tượng nghe: Lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ… . Nội dung phát biểu đúng trọng tâm, nhiều thông tin không trùng lặp với người khác. Trường hợp người phát biểu trước trùng với ý kiến của mình thì nên thể hiện quan niệm đồng ý hay bác bỏ hoặc bổ sung tùy từng nội dung phát biểu. . Trong khi phát biểu cần có cử chỉ, giọng nói, ngữ điệu sao cho thích hợp. – Bước 2: Phát biểu ý kiến. |
Rút kinh nghiệm:
(Tài liệu sưu tầm)
Xem thêm : Trọn bộ giáo án và chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12