Tập làm văn lớp 5: Kể lại chuyện Cây khế bằng lời của con chim Phượng Hoàng.
Bài làm
Vào một ngày nắng đẹp, tôi cùng đứa con ngao du trên bầu trời. Bay một lúc lâu, chúng tôi hạ cánh xuống khu vườn nhỏ nghỉ ngơi. Chợt con tôi hỏi: “Cha ơi! Cha đã đi rất nhiều nơi, có chuyện gì mà cha nhớ nhất?”. Nghe con hỏi, tôi liền nhớ lại chuyện “Cây khế” rồi kể cho con nghe:
“Hồi đó, cha còn rất trẻ. Với đôi mắt xanh biếc, chiếc mỏ đỏ chót và bộ lông đẹp, nhiều màu sắc cùng thân hình cường tráng, cha bay đi khắp nơi ngắm thế gian.
Một hôm, cha đậu xuống cây khế trồng trên một mảnh vườn nhỏ bên cạnh ngôi nhà rách nát. Nhìn những trái khế chín mọng, ngon lành, lúc dầu cha định ăn một quả thôi nhưng càng ăn càng thấy ngon. Cha ăn cho dến khi chỉ còn vài quả trên cây, bỗng có tiếng người nói: “Chim ơi! Nhà ta chỉ có cây khế này thôi,chim ăn hết thì vợ chồng ta lấy gì mà sống?” Lúc này, cha mới để ý thấy một chàng thanh niên gầy gò, xanh xao, mặc bộ quần áo rách rưới đang đứng dưới gốc cây khế. Thấy anh ta có vẻ nghèo khổ, nhất là khi nhìn căn nhà tồi tàn cùa vợ chồng anh ta thì cha thấy ái ngại quá. Thương họ, cha liền nói: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”, rồi cha bay đi.
Sáng hôm sau, cha đến đón anh ta theo lời hẹn. Trên đường, cha và anh ta nói chuyện rất vui vẻ. Cha dược biết, trước đây gia đình anh ta rất giàu có. Nhưng khi cha mẹ mất đi, vợ chồng người anh đã chiếm hết gia tài, nhà cửa, ruộng vườn, chỉ để cho vợ chồng anh ta một căn nhà rách nát, một mảnh vườn nhỏ, trên mảnh vườn cằn cỗi đó chỉ có một cây khế. Hai vợ chồng anh ta phải làm lụng vất vả, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống. Vui chuyện, cuối cùng đã đến hòn đảo có một cái hang chứa đầy vàng. Cha hạ cánh xuống hòn đảo để anh ta vào hang lấy vàng. Cha thấy anh ta chỉ lấy vàng vào cái túi ba gang mà anh ta mang theo. Đưa anh ta về tới nhà, cha thầm nghĩ: “Người thanh niên này cũng hiền lành, thật thà”.
Năm sau, đến mùa khế chín, cha lại đến ăn khế. Có một người chạy ra, nhưng không phải là anh thanh niên lần trước mà là một người đàn ông mập mạp, hồng hào, chẳng có vẻ gì là thiếu ăn, thiếu mặc cả. Nghe hắn than thở cha cung nói: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”.
Sáng hôm sau, cha đưa hắn đi, nhưng hắn mang tận cái túi chừng mười hai gang. Đến hòn đào, nhìn thấy cái hang chứa vàng đó, hắn ta hí hửng chạy vào lấy vàng. Đợi mãi vẫn chưa thấy hắn ra, nhìn biển thấy sắp có bão, cha vào hang giục hắn về nhưng hắn vẫn mê mải lấy vàng không chịu ra. Mãi lâu sau, hắn mới ì ạch kéo cái túi vàng nặng trịch ra, xung quanh người hắn cũng buộc toàn vàng, thế mà ra đến cửa hang rồi, hẳn ta vẫn còn cảm thấy tiếc rẻ. Hẳn chậm chạp bước lên lưng cha, vàng nhiều, nặng quá, cha phải cố hết sức mới bay được. Đi đến giữa biển, dôi cánh cùa cha mỏi râ rời tường như không cắt lên được nữa, chợt giông tố nổi lên, sấm sét ầm ầm. Cha cố gắng bay, cha bảo hắn vứt bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Gió mạnh quá, người cha nghiêng ngả, chao đảo làm hăn rơi tõm xuống biển cùng với túi vàng cùa hắn. Thật đáng đời kè tham lam!
Con thấy đấy! Người em “ở hiền thì gặp lành”, còn người anh tham lam thì đã phải trả giá. Con hãy nhớ lấy bài học từ câu chuyện này nhé!
Hoàng Xuân Hai - Hải Dương
Nhận xét của giáo viên:
1. Những ưu điểm cần học tập
“Cây khế” là một câu chuyện cổ tích quen thuộc với chúng ta. Nhưng câu chuyện “Cây khế” mà Xuân Hải kể vẫn làm cho người đọc rất thú vị theo dõi từ đầu đến cuối diễn biến của câu chuyện. Vì sao vậy? Chính là bởi Hải đã “nhập vai” Chim thần để kể lại một cách rất hấp dẫn câu chuyện này. Thêm nữa Hải lại còn tưởng tượng ra chi tiết: Chim thần kể câu chuyện “Cây khế” cho con trai cùa mình nghe.
Vẫn là cốt truyện “Cây khế”, nhưng qua lời kể của Chim thần, vị trí của các tình tiết trong cốt truyện có sự thay đổi. Ví dụ: Đoạn mở đầu câu chuyện (đoạn nói về hoàn cành gia đình của người anh và người em) được kể lại qua cuộc nói chuyện giữa Chim thần và người em.
Bên cạnh dó, trong câu chuyện bạn kể kết hợp với tả khá tốt ngoại hình cùa các nhân vật: Chim thân ("đôi mắt xanh biếc, chiếc mỏ đỏ chót và bộ lông đẹp, nhiều màu sắc cùng với một thân hình cường tráng”), người em (“gầy gò, xanh xao, mặc bộ quần áo rách rưới”), người anh (“mập mạp, hồng hào, chăng có vẻ gì là thiếu ăn, thiếu mặc”). Việc tả ngoại hình cùa người anh và người em góp phần bộc lộ hoàn cảnh sống của mỗi người.
Phần kết bài được viết theo lối mở rộng cũng góp phần nói lên ý nghĩa cùa câu chuyện.
2. Những hạn chế cần rút kinh nghiệm
Hài kể còn thiếu một số chi tiết khá quan trọng trong truyện cho nên một số câu văn chưa có sự liên kết chặt chẽ về ý với nhau. Ví dụ các câu: “Năm sau, đến mùa khế chín, cha lại đến ăn khế. Có một người chạy ra, nhưng không phải là anh thanh niên lần trước mà là một người đàn ông mập mạp, hồng hào, chẳng cỏ vẻ gì là thiếu ăn, thiếu mặc cả. Nghe hắn than thở cha cũng nói: “Ăn một quà, trà một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Bạn nên dưa thêm chi tiết giải thích lý do vì sao người anh lại có cây khế (vì cây khế vốn là của người em), cuộc sống của người em sau khi được chim thần giúp đỡ như thế nào?...
Bài luyện tập:
1. Em hãy viết bổ sung giúp bạn 4-5 câu văn giải thích lý do vì sao người anh lại có cây khế, cuộc sống của người em thay đổi như thế nào sau khi được Chim thần giúp đỡ?2. Em hãy kể lại câu chuyện “Cây khế” theo lời của người anh hoặc lời của người em.