I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

- Môi trường trên Trái Đất đang ngày 1 suy thoái, rất cần có các biện pháp để khôi phục và giữ gìn.

- Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các sinh vật và môi trường sống của chúng. Cơ sở để cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

II. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THIÊN NHIÊN

1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật

Các biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật

- Bảo vệ khu rừng già, rừng đầu nguồn…

- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã

- Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật

- Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật

- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý: nhân giống vô tính, nuôi cấy mô…

Ngoài ra còn có 1 số biện pháp:

- Khai thác hợp lý rừng sản xuất.

- Hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất trồng trọt, di dân tự do.

- Đóng cửa rừng tự nhiên.

2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa

III. VAI TRÒ CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC BẢO VỆ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

- Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ thiên nhiên.

+ Nội dung tuyên truyền có thể là: tầm quan trọng của rừng, tác hại của việc phá rừng, biện pháp bảo vệ rừng, ô nhiễm môi trường là gì? hậu quả? biện pháp khắc phục.

+ Biện pháp tuyên truyền: kịch, thơ ca, hò vè…

- Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia dọn vệ sinh công cộng.

- Tích cực tham gia các phong trào vệ sinh công viên, bãi biển, trường học.

- Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây chăm sóc bảo vệ môi trường.

- Không săn bắt chim, thú, bảo vệ các loài sinh vật có ích.

- Tuyên truyền cho mọi người cùng hành động bảo vệ thiên nhiên.

Bài viết gợi ý: