Lập dàn bài là chọn lựa sắp xếp các ý phụ theo một trật tự hợp lí để làm sáng tỏ ý chính là luận điểm của bài văn.
1. LẬP DÀN BÀI CHO ĐỀ BÀI CÓ SẴN Ý PHỤ
Với loại đề này, ta tiếp tục công việc tìm hiểu đề, phân tách ý, chọn ý và sắp xếp thành một dàn bài tổng quát hay chi tiết. Ta chú ý đến mối quan hệ giữa các từ ngữ, thành phần câu và câu, để phân tách đơn vị ngữ pháp này thành các loại ý phụ. Nếu hai đơn vị ngữ pháp có quan hệ đẳng lập về ý nghĩa, ta tách thành hai ý cùng cấp bậc. nếu hai đơn vị ngữ pháp có quan hệ chính phụ về ý nghĩa, ta tách thành hai ý khác cấp bậc.
Ví dụ 1: Nói về tục ngữ, ca dao, dân ca, có ý kiến như sau: “Tục ngữ. ca dao, dân ca là một kho mĩ từ pháp. Ta gặp ở đó những lối tương phản, trùng điệp, ẩn dụ, thậm xưng”.
Hãy chứng minh nhận định trên.
Ý kiến trích dẫn ở đề bài này có hai câu. Câu thứ nhất nói tổng quát về “kho mĩ từ pháp” của tục ngữ, ca dao, dân ca. Câu thứ hai cho biết “kho mĩ từ pháp” ấy gồm có những loại nào. Như vậy, hai vâu này có quan hệ chính phụ. Dựa vào câu thứ nhất, câu diễn ý chính, ta xác định luận điểm của bài băn: Mĩ từ pháp trong tục ngữ, ca dao, dân ca. Căn cứ vào bón từ Hán Việt có quan hệ đẳng lập từ cấu thứ hai, câu diễn ý phụ,m ta có tách được bốn ý phụ cùng cấp bậc và xây dựng dàn bài tổng quát dưới đây:
Dàn bài
1. Mĩ từ pháp tương phản trong tục ngữ, ca dao, dân ca.
2. Mĩ từ pháp trùng điệp trong tục ngữ, ca dao, dân ca.
3. Mĩ từ pháp ẩn dụ trong tục ngữ, ca dao, dân ca.
4. Mĩ từ pháp thậm xưng tròn tục ngữ, ca dao, dân ca.
Ví dụ 2: Hãy giải thích mối quan hệ giữa nhân nghĩa và hòa bình. Từ đó lấy dẫn chứng lịch sử và văn học để chứng minh hòa bình và nhân nghĩa là lí tưởng chiến đấu của Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn.
Đề trên có hai câu, mỗi câu cho ta một ý phụ. Tìm thêm 1 phụ bậc 2, ta có dàn bài trước đây.
Dàn bài
1. Giải thích mối quan hệ giữa nhân nghĩa và hòa bình.
a. Thương người như thương mình là nhân. Quên mình để cứu giúp người là nghĩa.
b. Đánh giặc ngoiaj xâm, đem lại cảnh sống hòa bình trong độc lập tự do xho trăm họ là đại nhân, đại nghĩa.
2. Chứng minh hòa bình và nhân nghĩa là lí tưởng chiến đấu cảu Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn.
a. Mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Minh, Lê Lợi đã giương cao ngọn cờ Bình Định Vương (nghĩa là vua của hòa bình) để tập hợp hào kiệt ở trong thiên hạ.
b. Kết thúc mười năm chiến đấu cực kì gian khổ mà rực rỡ chiến công, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo và khẳng định:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bào”.
2. LẬP DÀN BÀI CHO ĐỀ BÀI KHÔNG CÓ SẴN Ý PHỤ
Với đề bài này, ta có theo theo ý riêng để xây dựng một dàn bài tổng quát hay chi tiết. Trước hết , ta căn cứ vào luận đề hay luận điểm của bài văn đã xác định được ý phụ vừa tìm ra theo một trật tự thích hợp. Ta có thể sắp xếp ý the trật tự diễn dịch (từ tổng quát đến chi tiết), trật tự quy nạp (từ chi tiết đến tổng quát),vv...Có một tự thích hợp với làm văn trong nhà trường là trật tự từ cái đã biết đến cái chưa biết, từ chỗ biết còn nông cạn đến chỗ biết sâu sắc. Đó là trật tự tiệm tiến.
Ví dụ 1: Tính từ hình tượng hoa sen, hãy viết về một nét đẹp trong phẩm cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với sự chú ý về đặc trưng của hoa sen là sống ở chỗ đầm lầy mà vẫn đẹp sắc thơm hương, ta chọn ý và sắp xếp theo ý trật tự thời gian, đông thời cũng là trật tự tiệm tiến, để xây dựng dàn bài dưới đây.
Dàn bài
1. Thời niên thiếu, sống trong bóng tối của chế độ quân chủ lỗi thời và chế độ thực dân tàn ác, nhà giáo Nguyễn Tất Thành – tên của Bác Hồ lúc ấy – vẫn có trí tuệ sáng suốt và phẩm cách cao quý của một thanh niên yêu nước, có tư tưởng tiến bộ, giàu nhiệt tình và lí tưởng.
2. Khi đã trưởng thành, sống giữa cảnh xa hoa, nhộn nhịp ở những thành phố lớn của các nước tư bản, nhà hoạt động chính trị Nguyễn Ái Quốc – tên của Bác Hồ lúc ấy – vẫn giữ được lí tưởng sống cao đẹp của nhà cách mạng, vẫn bảo tồn được bản sắc tinh hoa có tính truyền thống của con người Việt Nam.
3. Lúc làm Chủ tịch nước, dù ở địa vị tối cao có quyền lực rất lớn, lãnh tụ Hồ Chí Minh vẫn sống giản dị, trong sáng, hết lòng vì nước, gắn bó với dân, trở thành tinh hoa, khí phách của dân tộc và lương tâm của thời đại.
Ví dụ 2: Tục ngữ có câu: “Trăm hay không bằng tay quen”.
Em hiểu thế nào và có suy nghĩ gì về bài học ây?
Muốn hiểu thì phải giải thích. Trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó là bình luận. Theo hai phần giải thích và bình luận ấy, ta tìm ý, chọn ý và xây dựng dàn bài trước đây.
Dàn bài
Giải thích
a. “Trăm” là từ cổ, có nghĩa là nói. Từ “trăm”được hiểu như vậy thì câu tục ngữ này có nghĩa : Nói hay không bằng làm giỏi.
b. “Trăm” cũng có thể hiểu là nhiều. ‘Hay” cũng có thể hiểu là biết. “Trăm” và “hay” được hiểu như thế thì được câu tục ngữ trên lại có nghĩa: Biết nhiều không bằng làm tốt.
c. Hai cách hiểu có chỗ không hoàn toàn giống nhau. Nếu ta chọn cách hiểu thứ hai và khái quát thành luận điểm thì nội dung có thể là : Lí thuyết không bằng thực hành.