Phương pháp :

- Các cách nhân hóa :

Sử dụng những từ ngữ chỉ các bộ phận, tính cách, hoạt động của người để miêu tả sự vật.

Xưng hô với vật như với người : anh, chị, em, cô, chú, bác,…

+ Trò chuyện với vật như với người.

1. Đọc và trả lời câu hỏi :

a)     Đồng làng vương chút heo may

  Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

      Hạt mưa mải miết trốn tìm

  Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.

                                     Đỗ Quang Huỳnh

- Những sự vật nào được nhân hóa ?

+ Mầm cây tỉnh giấc

+ Hạt mưa trốn tìm

+ Cây đào lim dim mắt cười

- Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng những cách nào ?

Các sự vật trên được nhân hoá bằng cách dùng những từ ngữ chỉ các bộ phận của người (mắt) hoặc các hoạt động của người để miêu tả chúng (tỉnh giấc, trốn tìm, cười).

b) Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường : từng loạt, từng loạt một, những bông gạo tung bay vào gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

- Những sự vật nào được nhân hóa ?

+ Cơn dông kéo đến

+ Lá gạo múa lên, reo lên

+ Chúng chào anh em chúng lên đường

+ Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên, góp với bốn phương…

- Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng những cách nào ?

Tác giả đã nhân hoá cơn dông, lá gạo, hoa gạo, cây gạo bằng cách sử dụng hoạt động, tính cách của con người để miêu tả.

2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.

Gợi ý :

    Bầu trời buổi sáng sớm thật đẹp và tinh khôi. Ông mặt trời hiền lành, tỏa những ánh nắng ấm áp xuống trần gian. Những bông hoa trong vườn nhà đua nhau khoe sắc thắm. Chị gió nhẹ nhàng lướt qua, mang theo bao nhiêu hương thơm ngọt lành của một ngày mới.

Bài viết gợi ý: